Sau khi hội đồng kết thúc, dù nhận được nhiều ý kiến trái
chiều từ các thành viên hội đồng, chắc mọi người cũng chẳng vấn đề gì, đặc biệt
là các thành viên tham gia đề tài. Chỉ có tôi mới là người có vấn đề. Tôi chẳng
buồn chút nào về những góp ý của thành viên hội đồng, dù ít nhiều có những ý kiến
chưa chuẩn lắm (theo cá nhân). Thay vào đó, tôi phải vui mới đúng, nhưng tôi vẫn
chẳng vui được hơn, mặt xị ra. Anh thấy vậy, bảo sao mà mặt xị ra vậy. Dù có bị
tát vào mặt cũng phải tỉnh táo lên chứ. Quan điểm của anh là vậy đó. Anh có trực
tiếp làm đâu mà anh biết, tôi chẳng vui khi từ lãnh đạo, chủ nhiệm..., và anh
chẳng màng đến những gì hội đồng góp ý. Cái quan tâm của mọi người là cho xong
chuyện và cái danh quan trọng hơn hết.
Những cái gì hội đồng góp ý, dù đúng dù chưa chuẩn tôi đều
ghi nhận và lấy đó là bài học quý giá nhất để rút kinh nghiệm sâu sắc cho những
cái tiếp theo, trên tinh thần cầu thị thì những góp ý từ các thành viên hội đồng
như vậy là chẳng bao giờ thừa, dù nhiều ngôn từ khó nghe. Tôi biết rằng, ngoài
tôi ra, chẳng ai quan tâm đến việc sửa chữa, đặc biệt mất nhiều thời gian vào vụ
này. Nên dù thế nào, mọi người thì vui, tôi buồn. Buồn cũng chẳng giải quyết được
điều gì? Buồn cho những con người ấy, chỉ muốn cho xong chuyện, mà chẳng nghĩ ngày
mai. Chẳng nhẽ không nhờ các thầy nữa sao? Đời còn dài, nếu theo nghiệp thì ít
nhiều đều phải nhờ vả, tiếp xúc với các thầy còn dài dài. Không có chuyện hôm nay
xong là xong. Khi hội đồng tự giải thể sau khi kết thúc cũng là thời điểm cận kề
trưa, các thành viên hội đồng mỗi người một nơi, có thầy cách xa gần 30km,
nhưng đơn vị chủ trì đề tài chẳng ý kiến ý cò một câu. Mời các thầy dùng bữa
trưa đáng bao nhiêu đâu, một lời cũng chẳng có. Ai về nhà người nấy. Tuy nhiên,
sau đó tôi mới biết, các thầy trước khi ra khỏi trụ sở Bộ đã tự mời nhau đi
dùng bữa trưa trước khi ra về và trong khi dùng bữa nhiều thầy có đề cập đến vấn
đề này. Tôi được biết mà ái ngại thay.
Quay lại vấn đề sửa chữa. Chủ nhiệm thì chẳng màng gì.
Khi ngồi nhậu lại quay sang trách móc chúng tôi, rằng khi anh đọc thấy nhiều
sai sót thì đã quá muộn (báo cáo gửi đến các thành viên hội đồng rồi). Trước mặt
ít nhất 3 trong số 9 thành viên hội đồng nói chúng tôi chẳng ra cái gì. Đến khi
tàn cuộc, tôi trở anh về trụ sở Bộ, anh thừa nhận cũng không được tiếp nhận từ
đầu và sau đó cũng giao lại toàn bộ (tài chính, chuyên môn) cho phòng nên chẳng
màng gì nữa, và như vậy đó là thiếu sót của anh. Vâng. Anh chẳng được tiếp nhận
ngay từ đầu, còn tôi thì cũng dang dở giữa đường. Những gì mà tôi nhận được anh
là người hiểu hơn ai hết. Phải chăng anh chẳng cần quan tâm làm gì? Trách nhiệm
của anh ở đâu?
Sáng nay lên cơ quan, được gọi sang hội ý để về có kế hoạch
sửa chữa. Những lời chỉ đạo của lãnh đạo chẳng bao giờ là thừa. Nhưng tôi chẳng
nói gì. Rồi anh - người cùng chuyên môn mở lời bằng câu: em về lên kế hoạch cần
ai sửa chữa phần gì. Tôi nói ngay, trước giờ lên kế hoạch, phân công anh có làm
đâu. Phải chăng anh nói vậy để lấy lòng sếp uh? Tôi chẳng quan tâm chuyện của
anh, nhưng tôi nói ngay, trước giờ mình tôi làm được (đa phần, bởi còn nhờ hỗ
trợ nhiều từ nhiều người khác), giờ có sửa chữa thì mình tôi cũng cán đán được.
Chẳng cần nhờ vả ai để khỏi bận tâm. Chứ lại nhờ TP, hay chủ nhiệm can thiệp
vào chuyện nhờ người này người kia hỗ trợ, sửa chữa. Tôi không. Chẳng khác nào
nói cho có. Nói lấy lệ. Nói để được lòng. Chứ làm việc kiểu chống chế tôi chẳng
thích. Đỡ mệt đầu.
Trong cuộc đời, ai có nhiều trải nghiệm người đó có nhiều
tích lũy, và tôi lấy đó là những tích lũy cho cuộc sống của mình, không hẳn chỉ
là về chuyên môn mà còn về cách đối nhân xử thế. Phận làm “nhân viên”, chuyện sếp
luôn luôn đúng và sai là ở nhân viên. Giờ đây đối với tôi có lẽ ở mức bình thường,
bởi những cái sai (từ phía sếp) mà tôi cảm thấy chẳng sai, thì tôi chỉ mỉm cười
mà thôi. Thế cho dễ sống. Phản ứng làm gì cho đau đầu và nhiều người sẽ chẳng
ưa gì mình cả. Ai chẳng muốn người khác khen. Ai chẳng không thích người khác
chê. Cuộc sống là vậy mà. “Chẳng có gì
cao quý khi ta hạ thấp người khác. Và tôi cũng nghe thấy câu nói, thế giới chẳng
có thằng nào là ngu cả” - Hemingway. Và rồi, “chẳng ai ngu cả, chỉ là người ta không sử dụng trí thông minh của mình
vào việc có ích và đúng lúc thôi, tất nhiên, người ta cũng không cần phải yêu cầu
ai đó trở thành thiên tài như kiểu dùng việc leo cây để đánh giá khả năng của một
con cá” - Einstein. Vâng “thế giới chẳng
có thằng nào ngu cả”.
Thông qua đề tài RPH tôi mới biết thêm được nhiều về con
người nơi đây, những con người mà tôi đã ít nhiều tiếp xúc và lấy đó là bài học
trân quý của cuộc đời. Thiết nghĩ mỗi người có một cách trải nghiệm riêng,
không ai giống ai, thậm chí ngay những người trong cuộc chưa chắc đã có những
trải nghiệm giống nhau. Hãy cứ trải nghiệm. Cuộc đời này ngắn ngủi lắm. Chỉ có những đứa trẻ mà không chịu lớn mới khó thôi.
0 comments:
Post a Comment