Với tiêu đề như trên, ban đầu chắc mọi người sẽ nghĩ rằng
cuộc sống này, nhiều người sẽ mất niềm tin về con người khi tin tưởng nhau quá
nhiều? Không hẳn như vậy, xã hội tồn tại và phát triển được luôn luôn tồn tại
hai mặt của một vấn đề. Tốt có. Xấu có. Có đấu tranh mới có sinh tồn, phát triển
được. Các loài nói chung, và con người nói riêng, là loài tiến hóa nhất. “Các
loài không phải những thực thể bất biến từ các sáng tạo riêng biệt, mà biến đổi
dần từ loài này sang loài khác, và như vậy toàn bộ giới sinh vật đã tiến hóa”
[1].
Không nên mất nhiều niềm tin về con người. Bởi, xã hội
này còn nhiều người tốt hơn ta tưởng. Tuy nhiên, giữa con người với nhau sẽ khó
hòa hợp nếu cứ để ý những cái nhỏ nhặt, vụn vặt của nhau, bởi “nhân vô thập toàn”.
Trong khi đó, ai cũng khôn cả, bởi “thế giới chẳng có thằng nào ngu cả -
Hemingway”, nên cứ nghĩ mình khôn, hơn người. Đúng ông khôn, ông thông minh,
ông giỏi... hơn tôi, nếu dựa trên cơ sở năng lực, xuất phát điểm như nhau. Dựa
trên cái khôn hơn người (khôn vặt, khom lưng uốn gối, nịnh bợ... chẳng có cái
tôi) của ông, tôi khinh. Mỗi người ai cũng có ưu, nhược. Ai cũng có thế mạnh
riêng. Nếu dựa trên những ưu, thế mạnh riêng để phát huy tối đa để phát triển bản
thân, đóng góp ít nhiều cho lợi ích xã hội thì ai cũng hoan nghênh, tôn trọng,
và kính nể. Chứ còn, dựa vào những mánh khóe, có người hậu thuẫn, quan hệ (bất
chính), con ông cháu cha,... mà thể hiện ta đây, vỗ ngực ra oai, và thể hiện
trước những người yếu thế, xuất phát điểm thấp thì chẳng khác nào đem cái “suy
nghĩ của trẻ con” vào cuộc sống. Ở những loài khác, đó là đấu tranh sinh tồn,
ai mạnh (dựa trên sức mạnh vốn có) người ấy thắng. Và, kẻ thua chịu khuất phục.
Đó là cơ sở của “đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể của từng loài, loại bỏ nhiều
cá thể trong đó và dẫn tới sự sống sót của dạng thích nghi nhất” [1].
Quay lại vấn đề, chính vì thân nhau, tin tưởng ở nhau mới
dành nhiều (chưa hết) tâm can giúp đỡ nhau, làm ăn với nhau, hỗ trợ nhau cùng
phát triển trong cuộc sống vốn quá phức tạp. Tại sao, với bạn bè chưa dành hết
tâm can, bởi, bản thân mình còn chưa lo được, gia đình mình chưa báo đáp hết, vợ
con mình chưa lo đủ đầy, sao có thể dành quá nhiều thời gian, suy nghĩ và hành
động cho bạn bè, có chăng ở góc độ nào đó (chuyên môn chẳng hạn) sẽ sẻ chia tối
đa, chẳng giấu giếm làm chi. Bạn tốt. Tôi tốt. Bạn phát triển. Tôi thơm lây. Bạn
giỏi tôi mừng. Tuy nhiên, nếu ai cũng nghĩ, hiểu, và hành động rằng cuộc đời
này nếu đã chơi với nhau phải giữ chữ tín, chơi với nhau lâu dài, chẳng vụ lợi
gì cả. Nhưng không, ở thời điểm hiện tại, ai (đa phần, không phải tất cả) cũng
nghĩ về lợi ích của mình trước. Mấy ai nghĩ cho người khác. Đặt vào địa vị của
người khác. Và, tạo điều kiện, giúp đỡ người khác thay vì mình, con cháu mình.
Điều đó là đương nhiên phải không (con ông cháu cha mà).
Không phải ai cũng nghĩ được, hiểu được, và hành động
theo quan điểm “giàu vì bạn, sang vì vợ” phải không. Nếu đã “trân quý” nhau,
thì hãy luôn luôn tôn trọng nhau, tạo, và giữ chữ TÍN trong nhau, không chút vụ
lợi, có như thế TÌNH BẠN CAO ĐẸP mới có thể tồn tại và phát triển dài lâu được.
Trường hợp, người bạn vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng nhau
mà tôi có sẻ chia qua chuỗi câu chuyện “rước hổ về nhà” là một minh chứng. Và,
hiện nay không ít những người bạn cũng lợi dụng lòng tốt của nhau để đạt được mục
đích riêng. Nói ra, e rằng mọi người sẽ nghĩ mình hay kể nể, chẳng tôn trọng
người khác khi trách người này người kia, bởi “tiên trách kỷ hậu trách nhân”.
Mình hiểu điều đó. Tuy nhiên, nếu không nói ra, e rằng mình sẽ là tự dối lòng
mình. Bởi, tốt cho bạn là tốt cho mình, nên (rất cần) góp ý cho nhau, có như thế
mới phát triển được. “Có nhận dạng sai lầm của người khác, tức là nâng cao khả năng nhận dạng sai lầm của chính mình” [2].
=====================================
[1]
Charles Darwin (Trần Bá Tín dịch), 2009. Nguồn
gốc các loài. Nxb Tri Thức. Hà Nội, 2009.
[2] Nguyễn Văn Tuấn (2013). Từ nghiên cứu đến công bố - Kỹ năng mềm cho
nhà khoa học. Nxb Tổng hợp TP HCM, tr 31.
0 comments:
Post a Comment