Buổi tối sau khi đi làm về lại nghe được thông tin về gia
đình nhà “nó” lại gây ra những tai tiếng để đời. Sau khi đã được chính quyền địa
phương vào giải quyết, phân ranh giới quản lý đất rõ ràng, cụ thể, và xác thực
trên thực địa. Gia đình tôi chủ động làm hàng rào, rồi quây lưới kín để cho “lục
súc” đỡ nhòm ngó, sang bên này. Nhưng thực sự với những con người quá “nhỏ mọn”,
“thối tính” thì nhiều lúc làm cho hàng xóm láng giềng khinh cho. Con người, mà
phần con (con vật) nhiều hơn phần người (chưa tiến hóa hết chăng, hay thiếu đi
những cái gen làm người?), thậm chí có những hành xử đôi lúc chẳng bằng “phần
con”. Đó là một chuỗi những “ô uế” mà câu chuyện “rước hổ về nhà” sẽ ngày càng
được cập nhật.
Chuyện là vậy, rào kín, quây lưới kín, nhưng những con người
đó (chắc không làm được điều xấu thì không cam tâm) dùng dao rạch lưới (đây là
lần thứ hai mà tôi được biết) để cho gà nhà “nó” sang bên này. Bỉ ôi. Vô liêm sỉ.
Muốn sống yên ổn, với những con người bỉ ổi thật chẳng đơn giản chút nào, bởi,
những việc mà mình chẳng dám nghĩ, huống chi là hành động, vậy mà chúng nó cũng
làm được. Hết thuốc chữa. Thực tình, chẳng ai muốn dây dưa một chút nào với nhà
nó, đến mức chẳng muốn nhìn thấy mặt nhà chúng nó. Sống phải biết điều. Con người
với nhau cả. Phải biết vô liêm sỉ là gì chứ, đằng này, được đằng chân lân đằng
đầu. Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng.
“Cuộc sống là một hàm số khổng lồ mà trong đó mọi cá nhân phải phụ thuộc vào nhau và với nhau để tồn tại, nên tự huyễn hoặc mình quan trọng
hơn người khác là một điều rất hoang tưởng” [1]. Có giỏi giang thì ra ngoài xã
hội mà thể hiện này nọ, chứ quanh quẩn xó nhà, lợi dụng sơ hở của người khác mà
nhòm ngó, gây điếc đít thối mũi hàng xóm láng giềng còn ra thể thống gì nữa? “Ý
nghĩa thực sự của cuộc sống và chất lượng sống nên được nhìn nhận qua lăng kính
của “tỉ số thiền”... Có thể xem tỉ số thiền như là một tiêu chí để chúng ta quyết
định hành động mỗi ngày. Câu hỏi “tôi có nên làm việc này hay không”? có thể trả
lời bằng tác động tích cực và tiêu cực của mỗi hành động. Những hành động có thể
đem lại những lợi ích chung, cho xã hội, có thể đem lại lợi ích cho cộng đồng để
cuộc sống có ý nghĩa hơn và chất lượng hơn (trước tiên sống ý nghĩa hơn, sống tử
tế hơn với bản thân, gia đình, rồi sống tử tế hơn với làng xóm láng giềng...).
Còn tác động tiêu cực là việc làm đó có ảnh hưởng đến mọi người xung quanh,
hàng xóm láng giềng... Nhưng bất cứ việc gì cũng có hai mặt: tích cực và tiêu cực,
nên không khi nào chúng ta có thể đạt tỉ số thiền bằng 0” [1]. Đó là tỉ số thiền
với những con người đúng nghĩa, chứ những loại người như nhà nó (tầng đáy của
xã hội) thì chắc chẳng bao giờ có thể nghĩ và làm được những việc gì “tử tế” với
chính bản thân, gia đình mình, huống chi cho hàng xóm láng giềng và xã hội, có
chăng, đó chỉ là để lại những “ô uế” mà để cho người đời, cho thiên thu vạn đại
cười chê.
=================
[1] Nguyễn Văn Tuấn, 2013. Tự sự của một người làm khoa học. Nxb Tổng
hợp TP HCM, tr 73-74.
0 comments:
Post a Comment