Cuộc sống là bộn bề những mối quan
hệ, những lo toan “cơm áo gạo tiền”, mục tiêu cá nhân. Mỗi người một việc, một
nghề (thậm chí một người nhiều nghề), và đó cũng là sự phân công của xã hội. Có
như vậy mới tạo nên một xã hội đúng nghĩa. Muôn màu muôn vẻ. Đa dạng thành phần,
tầng lớp. Đó là quy luật của xã hội. Quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, mọi sự việc
đều có hai mặt của vấn đề. Chính vì xã hội đa dạng, nhiều tầng lớp, và nhiều
thành phần mới có mặt trái của nó. Ở đâu đó, có những con người “rảnh việc” và
thích kiếm chuyện, để ra oai “oai có mùi”. Thường hay “khom lưng uốn gối”, dựa
vào “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ” hòng thăng tiến thay vì phấn đấu dựa trên năng
lực, thực lực của chính bản thân. Ấy vậy, mà họ (những con người ấy) hay được
lòng trên (nịnh bợ) và cũng từ đó hay “ra oai” coi người khác chẳng ra gì? Cuộc
sống sẽ như thế nào nếu xã hội còn quá nhiều kẻ “khom lưng uốn gối”?
Thực ra, ở đâu đó, mỗi người một việc,
“cơm ai người đó ăn, áo ai người ấy mặc”, và cuộc sống này mọi người đều dựa vào nhau để sống, phát triển. Tuy nhiên, nếu ai cũng hiểu được phần nào mối
quan hệ khổng lồ, chằng chịt như vậy có lẽ cuộc sống này sẽ tốt hơn nhiều. Thôi
thì, phận “làm thuê” tiền chẳng có, quan hệ thì dốt, và chẳng có ai chống lưng
cũng phải cam chịu, biết thân biết phận “chẳng làm được gì”. Cũng cố gắng phấn
đấu, làm việc tốt, và kiếm “đồng tiền bát gạo” phụ giúp gia đình bé nhỏ. Chứ giờ
còn bồng bột nữa đâu, “tự ái làm chi” (tự ái được nhiều người phong cho), chấp
vặt được với ai. Đúng là mình chưa bao giờ làm “S” nên không thể nghĩ, nhìn nhận,
và hành động được như những gì S nói, nhìn nhận. Tuy nhiên, S đã từng kinh qua,
ở thời điểm nào đó ít nhiều cũng trải qua những cung bậc cuộc đời như chúng
mình (kẻ làm thuê). Ấy vậy mà S chẳng hiểu, thông cảm cho kẻ dưới sao?
Việc những người đã kinh qua luôn
“tìm kiếm tương lại trong quá khứ”, nghĩa là “chúng ta luôn tìm kiếm hiện tại,
tương lai trong quá khứ mà không hề nghĩ về hiện trạng của quá khứ trước khi
nhìn nhận về hiện tại và tương lai”, “chúng ta tìm kiếm ngày mai của ngày hôm
qua, mà không hề nghĩ về ngày hôm qua trước khi bước qua ngày mai”. Tìm kiếm
tương lai trong quá khứ, xuất phát từ câu nói “... người ta không hề hiểu biết
tuổi thơ: dựa trên những ý tưởng sai lầm của ta về tuổi thơ thì các đi càng lạc
lối (...) Họ luôn tìm kiếm người lớn trong đứa trẻ mà không hề nghĩ về hiện trạng
của đứa trẻ trước khi nó là người lớn...” [1]. Câu này luôn đúng trong mọi trường
hợp, hoàn cảnh, và đó cũng là bản chất của con người.
Thôi thì, phận làm kẻ làm thuê “đường
ta ta cứ đi”, bỏ mặc ngoài tai những “khen chê” đời thường, bởi, nó chẳng những
chẳng giúp ích cho ta được gì, ngược lại, nó làm phân tâm ta. Đôi khi cũng bị
sao nhãng trước sự đời “Rong ruổi những cung đường quen thuộc/Ngó ngang nhìn dọc
ta suy nghĩ đó đây”.
===================================================
[1] Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương (bản dịch), E’mile hay là về giáo dục, Nxb Tri thức, 2010.
0 comments:
Post a Comment