“Đi dân nhớ
ở dân thương sức khỏe phi thường chị em thán phục”
D
|
ạo nọ có dịp
đi cùng một ông quan huyện về địa phương. Sau khi xong công chuyện ngoài hiện
trường, về nhà một cán bộ xã, khen “trông bác vẫn phong độ lắm”. Chắc khen xã
giao. Rồi nói tiếp “đi dân nhớ ở dân thương sức khỏe phi thường chị em thán phục”.
Ý muốn nói (tự khen mình), đi đến đâu phải để lại những ấn tượng tốt đẹp, không
những chỉ nói toàn lời hay ý đẹp mà còn giúp cho người dân được cái gì đó, thì “đi
dân nhớ, ở dân thương”. Rồi, phải có “sức khỏe phi thường chị em thán phục”.
Không hiểu ý câu này lắm khi ông quan huyện nói vậy. Không biết có phải là có sức
khỏe phi thường về giúp người dân (làm ruộng đồng cùng dân) thì người dân mới “thán
phục”. Mà đâu có người dân thán phục, chỉ có chị em thán phục thôi. Thật khó để
giải thích hàm ý câu này của ông quan huyện nói khi về địa phương. Không biết về
với người dân địa phương, cần gì tới sức khỏe phi thường mới để chị em thán phục?
Ngoài trừ, chuyện “bất chính”. Nói vậy thôi chứ, ai đời lại làm vậy. Mặc dù tôi
đã nghe có nhiều trường hợp, các cán bộ đi công tác về địa phương là để lại “dấu
tích”, rồi “một đi không trở lại”.
Nói cho
vui thôi chứ, chuyện không phải là không thể. Tuy nhiên, ai có khả năng thì cứ
làm thôi. Bởi, chẳng có chuyện gì là con người không làm nổi mà. Đến khi hậu quả
(nhân quả) tới mới phải đi “vái lạy tứ phương” cho những việc làm “xấu xa” của
mình. Thiết nghĩ, nếu ai cũng nhìn thấy được sự việc mà tránh thì xã hội này đã
tốt đẹp biết bao. Nhiều trường hợp biết chết rồi những vẫn làm. Bởi họ không tiết
chế được những cám dỗ, mê hoặc của những thứ đem lại trước mắt. Như trường hợp
buôn bán ma túy chẳng hặn, biết là bị bắt sẽ vào “bóc lịch” nhưng khối người vẫn
lao đầu vào đó thôi. Về vấn đề này mình chưa đủ lý luận để giải thích hơn được
nữa, nếu có chỉ còn cách đi tìm hiểu (cóp nhặt) các thông tin từ các nguồn khác
mà thôi.
Quay lại
câu chuyện ông quan huyện trên. Đâu nhất thiết về địa phương phải nói hay nói
giỏi, rồi sức khỏe phi thường mà làm gì. Cái quan trọng hơn cả, về với người
dân là sự chân thành, sự giản đơn của người thôn quê. Đâu phải đi xe sang, quyền
cao chức trọng, nói oai... mà làm gì. Bởi người dân đâu cần những con người đó.
Có thể chưa giúp được cái gì cho người dân, thậm chí về còn nhờ vả người dân
(ăn uống, ngủ nghỉ...). Nhưng người dân đâu cần phải mang cái này cại nọ về cho
họ, cái quan trọng hơn đó là tình cảm. Đó là trường hợp cá nhân tôi khi đi về
các địa phương triển khai mô hình, về nhà có việc gì lao vào làm cùng (từ trồng
lạc, nhổ lạc...), người dân ăn gì mình ăn nấy, mọi chuyện diễn ra bình thường
như ở nhà mình (coi như nhà mình). Ấy vậy, đi đến đâu ít nhiều cũng được người
dân thương theo đúng nghĩa. Về đến địa phương biết là làm phiền, nhưng họ vẫn
vui vẻ giúp đỡ. Họ coi mình như con cái trong nhà, nên chuyện bây giờ nhờ vả,
giúp đỡ là điều bình thường. Bởi họ nghĩ, đâu cần mình phải trả ơn họ bằng vật
chất hay cái gì đó, mà quan trọng hơn, họ cũng có con, con cái họ cũng đi học,
ra trường đi làm, nếu gặp trường hợp như mình thì cũng mong được người khác
giúp đỡ như chính họ đang giúp đỡ, thế là mừng, là vui rồi. Đó mới chính là “đi
dân nhớ ở dân thương” theo đúng nghĩa. Còn vế “sức khỏe phi thường chị em thán
phục” xin được nhường lại cho các ông quan tỉnh, quan huyện “sử dụng”.
Trường hợp
của mình cũng vậy. Về địa phương nhờ sự giúp đỡ. Đâu hẳn bây giờ phải trả ơn họ
ngay bằng vật chất, hay tiền bạc. Bởi mình đâu có mà “trả ơn”. Nhưng trong điều
kiện có thể vẫn phải sống cho đàng hoàng tử tế. Cái gì nhờ ra nhờ. Cái gì thuê
ra thuê. Không thể nói suông hay hứa suông. Tuy nhiên, đã hứa cái gì thì cố làm
cho tốt. Chứ rất “kiêng kị” chuyện hứa suông, lúc có chút hơi men vào hứa này hứa nọ,
nói cho sướng cái mồm. Nhưng rồi, nói mà không làm. Cho dù một lần như vậy, lần
sau tự mình đánh mất lòng tin với người dân. Và chuyện gì xảy ra sau đó thì ai
cũng rõ.
Về vấn đề
bây giờ người khác giúp mình, mình không trả ơn được họ. Nhưng sau này, có cơ hội
mình lại giúp người khác như những gì (hoặc hơn nếu có thể) mà họ đang giúp
mình. Đó là qui luật của tự nhiên. Tuy nhiên, thật khó cho xã hội bây giờ. Bởi,
chẳng ai có thời gian đâu mà nghĩ lại những ngày chập chững bước vào đời, phải
gian nan vất vả như thế nào, được người khác giúp đỡ mình như thế nào... Để rồi,
bây giờ gặp những trường hợp (hậu thế) như vậy mà “động lòng” giúp đỡ như chính
những gì mình được người khác giúp một thời xa xưa. Bởi “họ luôn tìm kiếm người lớn trong đứa trẻ mà không nghĩ về hiện trạng của
đứa trẻ trước khi nó là người lớn” [1]. Câu này luôn đúng trong mọi trường
hợp. Qua đây, cũng xin được nói rằng “chúng
ta luôn tìm kiếm hiện tại, tương lai mà không nghĩ về hiện trạng của quá khứ trước
khi nhìn nhận về hiện tại và tương lai”. Tức là, bây giờ mọi người đã “kinh
qua” mọi chuyện, nhưng chẳng hề nghĩ về “ngày xưa” mình cũng như thế mà có những
cách “đối nhân xử thế” cho đẹp, cho đúng “một người đi trước”. Thật buồn cho xã
hội ngày nay (ở khía cạnh nào đó thôi, chứ không dám vơ đũa cả nắm đâu).
============================================================
[1] Lê Hồng
Sâm, Trần Quốc Dương (bản dịch), E’mile hay là về giáo dục, Nxb Tri thức, 2010.