Đầu
tuần bắt xe (xe đò) đi lên Hà Nội. Bình thường như chẳng có vấn đề gì, bởi, đầu
tuần nào mình cũng bắt xe lên Hà Nội. Bắt xe dọc đường, đặc biệt là trên đường
cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình là không được phép. Nhưng ở Việt Nam,
cung đường nào cũng vậy. Ai cũng vậy. Xã hội nó vậy. Thôi đành làm liều. Bởi,
tiện đường. Tiện nhiều bên.
Qua
nút giao Đại Xuyên, tức là hết đoạn cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ. Xe lại bắt một
thanh niên dọc đường. Như chẳng có gì để bản nếu thanh niên này bình thường như
bao hành khách khác. Khi bắt khách, lơ xe giải thích rằng, thêm đồng phí cầu đường.
Ai đi xe cũng hiểu, cũng thông cảm. Cả đoạn đường, cậu thanh niên này cũng bình
thường như bao người khác. Trả cước phí đàng hoàng. Tuy nhiên, khi gần đến nút
giao Thường Tín. Điện thoại của thanh niên này rung lên. Cậu nhấc máy, trả lời
đầu dây bên kia. Sắp tới rồi. Khi đó, có một hai khách bảo cho xuống cây số 8,
tức cách trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ 1km. Lơ xe nói, nếu không có cảnh sát
giao thông (CSGT) thì xuống được, nếu không phải đúng trạm thu phí mới xuống được.
Thanh niên kia kêu, đội đó (đội CSGT đang trực) thuộc đội của em, không bắt
đâu. Hai lơ xe ngơ ngác. Ban đầu tưởng thằng nhóc này nó “lèo”. Tuy nhiên, khi bắt chuyện mới biết nó là “lính đánh thuê”.
Cậu
thanh niên này khoảng 23 - 25 tuổi gì đó. Làm nhiệm vụ bắn tốc độ, chụp ảnh,
ghi hình những xe lưu thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Lơ xe biết vậy
đành phải trả lại tiền cước mà lúc trước thu của cậu này. Cậu này vô tư cầm lấy.
Chẳng ai nói một lời nào từ cả hai phía. Người đưa. Người cầm. Cứ như luật bất
thành văn. Trước khi xuống. Cậu này còn hỏi cung giờ xe này qua cầu Nội Tiết và
nói, nếu xe anh bắt khách tại Nội Tiết thì gọi cho em. Ý nói, nếu bắt khách, gọi
cho cậu này, để khỏi phải lo bị CSGT sờ gáy. Nhà xe chẳng nói chẳng rằng. Khi
xuống. Cậu này cũng chẳng nói thêm câu gì, đặc biệt một câu “cảm ơn” cũng không. Bởi anh đi xe, cước
phí cũng không mất, mà một câu cảm ơn cũng không. Thật là “lố bịch”.
Trên
quan điểm cá nhân người chứng kiến sự việc. Mình chẳng thể chấp nhận được những
gì mà câu thanh niên này sử xự. Đi xe thì phải mất cước phí là điều đương
nhiên. Nhiều vị CSGT muốn đi nhờ, cũng phải vẫy xe và xin đi nhờ, nhà xe có cho
đi mới lên được xe. Đằng này. Đi xe cũng chẳng nói chẳng rằng là đi nhờ hay xin
tiền cước vì làm ở đội nọ đội kia. Trả cước xong. Ung dung ngồi. Gần đến nơi, lấy
lý do là làm đội CSGT này để “nạt”
nhà xe. Bởi, cậu này chứng kiến những điểm nhà xe bắt, trả khách trên đường cao
tốc. Nhỡ “nó” điện thoại hay nhắn tin
cho đội nào đó thật thì chẳng biết thế nào. Thôi thì coi như cho đi nhờ. Trả lại
cước cho nó.
Điều
đáng nói ở đây. Có thể. Vì chưa chắc là thật. Ai biết nó nói dối hay thật. Chỉ
biết nó nói vậy. Tuy nhiên, là con người, sống phải biết sử xự. Được ăn học, giáo
dục hẳn hỏi. Ấy vậy. Đi xe. Nhà xe trả lại cước mà một câu “cảm ơn” cũng không nói nổi thì cũng đủ
biết con người này như thế nào. Phải chăng. Bệnh nghề nghiệp. Đưa. Cầm. Dúi. Cầm.
Chẳng nói chẳng rằng. Như luật bất thành văn.
Sau
khi cậu này xuống xe. Nhà xe cũng chẳng trách hay nói cậu này. Chỉ nói (giải
thích) với mọi người trên xe. Có biết đâu mà trả lấy cước. Nếu biết thì thôi
(thôi không lấy cước). Lấy cước rồi. Biết. Trả lại. Như lẽ đương nhiên. Bởi,
nhà xe cũng biết được điểm yếu của mình, nên sau khi nghe nó nói vậy. Lẳng lặng
trả cước. Kiểu. Dúi. Cầm. Như thường ngày mà cả hai bên vẫn làm. Và. Chấp nhận
như đó là một lẽ thường. Bởi, các bên đều DỰA VÀO NHAU MÀ SỐNG.
0 comments:
Post a Comment