M
|
ới đây Chủ tịch TP Hà Nội NĐC (1) chỉ đạo cơ cấu lại Cty Công viên cây
xanh HN và cử cán bộ đi học kỹ thuật cắt tỉa, trồng mới ở nước ngoài
(Singapore, Trung Quốc). Đây là việc làm cần thiết, kịp thời để củng cố, nâng
cao nhận thức, năng lực đội ngũ quản lý cây xanh đô thị. Phấn đấu đưa Thủ đô Hà
Nội trở thành Thành phố xanh, sạch, với tiêu chí cơ bản “Xanh - Văn minh -
Văn hiến - Hiện đại” (2). Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận lại thực tế trong
quản lý cây xanh đô thị, để có những thay đổi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Trường hợp 1, chiều rộng hè phố được phân ra các mức > 5 m, 3 - 5 m và < 3 m đề trồng cây xanh loại 1, 2 và 3 cho phù hợp (3). Tuy nhiên, khoảng cách giữa các cây không thể đảm bảo theo quy định, bởi lẽ chiều rộng ngôi nhà mặt phố không đồng nhất, nên khi trồng cây thông thường chỉ trồng trên đường ranh giới giữa hai ngôi nhà, nếu theo khoảng cách qui định nhiều cây sẽ được trồng vào trước cửa nhà, cửa cơ quan... (trừ trường hợp các tuyến phố mới mở đủ rộng mới áp dụng được), lý do vì sao không áp dụng được không nói ra chắc ai cũng hiểu.
Trường hợp 2, kích thước hố trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng (theo qui định và việc áp dụng vào thực tiễn còn khoảng cách khá xa). Đơn cử trong thời gian qua việc trồng cây xanh đô thị có nhiều trường hợp trồng để nguyên cả bao, lưới, dây chằng, ... khi cơ dông làm bật gốc, vô tình lộ ra cách trồng cây kỳ lạ này (4)... kích thước hố không đảm bảo cho bộ rễ cây phát triển, ăn sâu vào trong lòng đất, đảm bảo cân bằng giữa bộ phận trên và dưới mặt đất, nên cứ đến mùa mưa dông hàng năm, không biết có bao nhiêu trường hợp cây xanh bị bật gốc, ảnh hưởng đến an toàn giao thông cho người tham gia.
Trường hợp 3, biện pháp cắt tỉa, tạo tán thực sự chưa hiệu quả và chưa tạo nên được mỹ quan, điểm nhấn của cây xanh đô thị, mà bài trước đã đề cập. Nên chăng, không chỉ cắt tỉa những cành sâu, mục, cành che khuất, ảnh hưởng an toàn của người tham gia giao thông, ... cần cắt tỉa, tạo hình, tạo tán cây theo đúng nghĩa của cây xanh đô thị.
Trường hợp 4, thời điểm trồng không hợp lý, dẫn đến việc sử dụng nguồn lực và ngân sách Nhà nước không hiệu quả. Làm cho những cây xanh “số” không may mắn phải chết oan, chết một cách đáng tiếc trước khi đem lại những lợi ích to lớn cho môi trường sinh thái.
Trên đây là một số vấn đề nổi cộm trong quản lý cây xanh đô thị trong thời gian qua. Mặc dù còn nhiều vấn đề nữa, xin được nhàm bàn trong những dịp gần đây.
Thiết nghĩ, “TƯ LỆNH NGÀNH” quản lý cây xanh đô thị cần có những đột phá trong tư duy cũng như hành động mới học hỏi, áp dụng những kỹ thuật cắt tỉa, trồng mới ở nước ngoài vào những đặc thù của các tuyến phố nội đô hiện nay. Đem lại hiệu quả trong sử dụng ngân sách Nhà nước, cũng như tạo nên bản sắc riêng của mỗi đô thị, như khẩu hiệu “Xanh - Văn minh - Văn hiến - Hiện đại” (2) của đô thị trong tương lai.
(2) QĐ 1495/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, ngày 18/03/2014 về
việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(3) Thông tư 20/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng, ngày 20 tháng 12 năm 2005
về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.
(4) http://vov.vn/doi-song/sau-dong-loc-ha-noi-lo-dien-nhieu-cay-xanh-moi-trong-bi-do-407570.vov.
0 comments:
Post a Comment