Mới nghe cứ như
chuyện trong tiếu lâm, bởi sự nhầm hi hữu cười ra nước mắt (cả nghĩa đen, nghĩa
bóng) đã xảy ra ở một vùng quê. Câu chuyện xảy ra (cuối năm 2015) khi con cháu
sang cát cho ông V (viết tắt tên người đã mất), bốc nhầm mộ nhà ông Đ mà không
hề hay biết. Các thủ tục, nghi lễ, giờ giấc, vị trí, hướng đặt, ... mọi thủ tục
liên quan đã hoàn tất. Các con cháu, dâu, rể khóc cha, chú, bác, ông, ... mà
chẳng hề hay biết đấy là cha, chú, ông NHÀ MÌNH. Mặc dù trước đó đã có người
khuyên can rằng không phải mộ nhà ông V, nhưng con cháu không nghe nên mới xảy
ra sự việc như vậy. Một tuần sau khi nhà ông V sang cát xong, con cháu nhà ông
Đ mới phát hiện và nhờ chính quyền địa phương can thiệp, nên mọi chuyện được
giải quyết êm, gọn mà không có những gì đáng tiếc xảy ra.
Mấu chốt xảy ra
ở chỗ, khi hạ huyệt xong hai bên gia đình có đánh dấu bằng cách viết tên người
quá cố (viết tắt) lên trên viên gạch, giữa V và Đ. Sau mấy năm bùn, đất, mưa,
gió, ... làm mờ ký hiệu trên. Khi gia đình nhà ông V sang cát cũng chưa cẩn
thận mặc dù được người dân làm đồng qua đó nhắc.
|
Nhận thấy bên gia đình nhà ông V vẫn có những cái may: (i) mộ nhà
ông Đ cũng được 4 năm nên thịt đã bị tiêu, hủy (cũng đến giờ sang cát); (ii)
khi xây mô nhà ông V không xây giật cấp (nếu không phải đập bỏ để trả lại hài
cốt cho nhà ông Đ vì địa điểm, vị trí và hướng xây mộ); (iii) tình làng nghĩa
xóm là cái vốn quý cần được giữ gìn và phát huy, đặc biệt trong trường hợp này;
(iv) chính quyền địa phương đứng giữa giải quyết hợp tình hợp lý (chẳng có lý
gì mà bên gia đình nhà ông Đ yêu cầu khắc phục mà bên gia đình ông V đã sai
hoàn toàn...); ... Chứ không thì khó biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó.
Chuyện người quá cố xin không dám được mạo phạm, nhưng qua câu chuyện cũng là bài học cho những gia đình khác tránh sự việc đáng tiếc như trên xảy ra.
0 comments:
Post a Comment