N
|
hư
đã chia sẻ ở bài lương y ở đâu _ kỳ 1, chữ “y đức” và cái tố chất
“cần và đủ” của một
Bác sĩ còn “yếu và thiếu” ở một bộ
phận không nhỏ sinh viên thực tập ngành y, bác sĩ mới ra trường hiện nay, đặc
biệt trong bối cảnh xã hội văn minh, hiện đại nhưng cũng đầy thị phi.
Trước bối cảnh môi trường ô nhiễm, dịch bệnh ngày một nhiều và nguy hiểm, thực phẩm không an toàn (do dư lượng hóa chất vượt nhiều lần cho phép, các chất cấm được sử dụng, môi trường đất, nước, không khí ô nhiễm trầm trọng và nhận thức đi xuống, lương tâm mất dần của một bộ phận người dân vì lợi ích trước mắt mà làm hại cho cộng đồng), ... dẫn đến bệnh và người bệnh ngày một nhiều, không trừ một ai, đối tượng, độ tuổi nào. Theo đó nhu cầu bác sĩ (các cấp) khám chữa bệnh và bệnh viện công - tư, phòng khám theo đúng nghĩa cũng tăng theo. Đó là quy luật, nhu cầu và những bất cập của xã hội, mà cá nhân chẳng dám nhàm bàn.
Quay
lại câu chuyện giữa bác sĩ với bệnh nhân (gồm cả người nhà bệnh nhân), chuyện
là vậy khi cho bé bị sốt vào khoa nhi, sau khi bé được sơ khám và cho uống
thuốc hạ sốt, người nhà làm các thủ tục có liên quan, trong đó bác sĩ yêu cầu
điền thông tin và ký xác nhận vào tờ “cam kết người nhà không đưa phong bì,
quà biếu” dưới mọi hình thức cho bác sĩ trong khi làm việc, xin được nhấn
mạnh cụm từ “trong khi làm việc”, người nhà đã làm theo. Tuy nhiên,
trong thời gian ở lại viện để ý, quan sát mới thấy nhiều điều còn bất cập,
nhiêu khê. Trường hợp người nhà của cháu làm y
chang theo tờ cam kết thì than
ôi, các cháu có khóc với bất kỳ lý do gì chẳng bác sĩ nào quan tâm, trừ khi đến
giờ khám, phát thuốc và tiêm. Đến ngày thứ 2, hỏi ra mới biết nhiều gia đình
khác phải xin gặp bác sĩ (trưởng ca trực) và khám
theo yêu cầu ở phòng riêng. Đến
đây xin không được nói thêm gì nữa, chắc ai cũng hiểu.
Tôi cũng lon ton xin gặp bác sĩ, nhưng được trả lời trường hợp của cháu không được bác sĩ quản lý, ngoài giờ hành chính nếu có nhu cầu tôi sẽ khám. Về phòng thấy một chị chuẩn bị đồ để ra viện, hỏi ra mới biết chị xin cho cháu về nhà điều trị, chứ ở trong này không khéo bị nặng hơn vì nhiều cháu quấy khóc nên giấc ngủ không đảm bảo, ăn uống cũng chẳng biết thế nào. Chị bảo nhỏ, nếu có vấn đề gì (vấn đề gì ở đây là xin cho cháu về nhà điều trị, xin thuốc, hoặc xin về nhà đến giờ cho cháu vào tiêm, ...) thì cứ gặp “riêng” bác sĩ. Than ôi, phải chăng người nhà bệnh nhân là một trong những yếu tố (khám theo yêu cầu) tạo nên những bất cập đó? hay những chính sách, thủ tục hành chính còn bất cập? và chữ “y đức” đã thiếu hẳn trong cơ số bác sĩ mới ra trường, sinh viên thực tập ngành y hiện nay? Xin được ai đó không bàn tới mà hãy cùng suy ngẫm.
Cái tư duy “đi tắt đón đầu”, chính sách đổi mới giáo dục (mà bao năm nay chúng ta không ngừng đổi mới, đổi mới) phải chăng có vấn đề? Làm cho con người chạy theo cái hình thức rất màu mè (những biển hiệu “lương y như từ mẫu” nhan nhản khắp nơi) mà quên đi, mất đi cái bản chất, cái gốc (y đức theo đúng nghĩa). Ngành y nói riêng, mà chỉ chú trọng cái bề ngoài (hô hào cho to, cho oai), không lo cái thực chất, cái gốc thì làm sao phát triển bền vững theo đúng nghĩa, đem lại sự tin yêu và hạnh phúc cho người dân được?
0 comments:
Post a Comment