N
|
hững ai có dịp vào bệnh viện (trong câu
chuyện là một bệnh viện đa khoa tỉnh) đi thăm bệnh nhân hay là người nhà bệnh
nhân hoặc là bệnh nhân phải vào bệnh viện với một lý do gì. Chúng ta để ý một
chút có thể thấy một điều hiện hữu, đặc biệt ở lớp trẻ - những Bác sĩ tương
lai, dường như cái tố chất “cần và có” của một Bác sĩ còn “yếu và thiếu” trong
một bộ phận sinh viên thực tập, bác sĩ mới ra trường hiện nay.
Câu chuyện là vậy, khi vào khoa nhi
ngay phòng “Đơn nguyên” tức là phòng khám và làm thủ tục sau khi đã trải qua
một vài phòng ban, thủ tục để vào được khoa nhi. Nào trẻ bị sốt, tiêu chảy,
viêm phổi, viêm phế quản, v.v... sau khi sơ khám ban đầu, bác sĩ cho thuốc hạ
sốt nếu bị sốt, ... rồi mặc cho các cháu và người nhà chờ, đợi. Trong khi hết
cháu này, đến cháu kia khóc thét do bị nhức đầu, sổ mũi, tiêu chảy, viêm phế
quản, v.v... các bác sĩ chẳng hề mảy may hỏi xem tình hình các cháu như thế
nào, có những biểu hiện gì để có hướng giải quyết. Trừ khi được người nhà các
cháu đề cập nhờ bác sĩ, trong khi một số bác sĩ làm hồ sơ, sổ sách thì một số
ngồi chăm chú bên những “dế yêu”, người lướt web, chát face, v.v... chẳng ai
đoái hoài, để tâm đến những gì diễn ra xung quanh.
Chuyện đáng buồn hơn, các bạn sinh viên thực tập, bác sĩ trẻ mới ra trường hầu như chẳng hề quan tâm đến những gì học được qua các trải nghiệm thực tế để tích lũy dần làm hành trang sau này. Cũng chẳng thấy ai tìm hiểu, học hỏi kiến thức chuyên môn qua những người đi trước, qua quan sát những biểu hiện, dấu hiệu thực tế của người bệnh trong từng trường hợp rồi ghi chép những triệu chứng để tích lũy kinh nghiệm chuyên sâu, phải chăng các bạn biết 3T “TẤT TẦN TẬT” rồi? Thay vào đó, người lướt web, chát face, v.v... có thể nói rằng để “giết” thời gian vào những việc “vô bổ”. Xin được dùng từ “vô bổ” vì trong giờ làm việc, không dành thời gian cho công việc chuyên môn, chẳng quan tâm đến bệnh nhân, chẳng có tính cầu thị trong công việc, cuộc sống, v.v... thì tạm gọi là “vô bổ”. Vô bổ vì sử dụng thời gian chưa hợp lý, không hiệu quả cho những việc chẳng đem lại lợi ích chung thay vì lợi ích cá nhân (thỏa những thú tiêu khiển của cá nhân). Một ai đó khi chưa xác định được “mục tiêu” trong bất kỳ công việc, ngành nghề gì thì khó mà có thể giành tâm huyết, đam mê để theo đuổi, cống hiến và thành công theo đúng nghĩa của nó.
Năm 1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói “Lương
y phải như từ mẫu”, Bác dùng chữ “phải” để nhấn mạnh rằng, một người thầy
thuốc (Lương y) đồng thời phải là một người mẹ hiền (1). Ngày nay, các bạn sinh
viên thực tập, bác sĩ trẻ mới ra trường còn “yếu và thiếu” về cái tố chất “cần
và có” của một bác sĩ tương lai theo đúng nghĩa. “Lương y” ở đâu và tìm đâu? là
câu hỏi dành cho một bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên thực tập ngành y, bác
sĩ mới ra trường cùng suy nghĩ.
0 comments:
Post a Comment