V
|
ấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích khác, lấn chiếm
đất rừng ... vô tình hay hữu ý đã lộ ra những tồn tại, bất cập trong chính sách
và thực thi chính sách về quản lý sử dụng rừng, đất rừng, phát triển rừng hiện
nay. Hơn nữa, nhận thức của một bộ phận không nhỏ con người (từ trên xuống
dưới, từ dưới lên trên, từ người có thẩm quyền đến người dân) còn yếu và kém;
cũng như chưa hiểu, biết về những giá trị to lớn của rừng, hệ sinh thái rừng
nói chung đối với môi sinh, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
Mới đây rộ lên thông tin con đường Tây - Bắc nối cảng Bến Đầm và sân bay
Cỏ Ống đi xuyên qua rừng đặc dụng ở VQG Côn Đảo dự kiến dài 14 km, sẽ làm mất
đi hơn 40 ha rừng, chặt hạ gần 6.500 cây (1), mà đã từng bị dư luận lên tiếng
phán ứng hơn 10 năm trước. Năm 2005, tuyến đường dự kiến dài 16,5km, mất đi gần
70ha. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 49/2010 của Quốc hội, dự án chuyển đổi trên
50ha rừng đặc dụng phải được Quốc hội thông qua (2). Nay họ cắt giảm diện tích
không phải trình Quốc hội.
Câu chuyện “mất” Di sản Thế giới đã để lại cho nhiều bài học mà chúng ta
không nên lặp lại. Đơn cử, năm 2013 VQG Cát Tiên từng “mất” Di sản Thế giới vì
thủy điện (3). Trong khi, VQG Côn Đảo được công nhận là Khu Ramsar thứ 6 của
Việt Nam (thứ 2.203 của thế giới) vào ngày 01/11/2014. Nếu tuyến đường trên
được mở, câu chuyện Di sản Thế giới có thể bị thu hồi là vấn đề sớm hay muộn.
Điều đáng nói là, chúng ta có quá nhiều bài học cho những vấn đề mở đường qua
VQG, KBTTN, ... như mở đường xuyên vườn quốc gia Bạch Mã (4), VQG Cát Tiên (5),
rừng ngập mặn Cần Giờ (6), ... giờ đây đến lượt VQG Côn Đảo (1). Rừng và đất
rừng là tài nguyên quốc gia. Chúng ta không thể đánh đổi những lợi ích trước
mắt (lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm) để thế hệ mai sau phải gánh lấy hậu quả bởi
hệ sinh thái bị tàn phá, tài nguyên cạn kiệt. Bài học “được”, “mất” từ việc
đánh đổi tài nguyên rừng, đất rừng với những lợi ích trước mắt (còn quá xa vời)
được kể ra không hết, nay chúng ta lại cứ theo vết xe đổ? Phải chăng chúng ta
biết hay giả vờ không biết mà cứ làm? Chỉ có người trong cuộc mới biết rõ mồn
một.
Qua câu chuyện lại nói lên sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý. Bộ
TN&MT là cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước; Bộ
NN&PTNT là cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Đến nay, dữ liệu thống
kê về tài nguyên rừng và đất rừng của 2 cơ quan này không đồng nhất, nguyên
nhân chính bởi các cơ quan này sử dụng các tiêu chí phân loại đất và rừng khác
nhau.
Thiết nghĩ vấn nạn phá rừng hiện nay đang diễn ra hoành hành ở
nhiều nơi, cần sớm có sự đổi mới trong TƯ DUY, NHẬN THỨC,
và HÀNH ĐỘNG từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên mới hy vọng
hạn chế được vấn nạn này. Ông cha ta có câu “ĂN CỦA RỪNG, RƯNG RƯNG NƯỚC MẮT”, hy
vọng không phải ai cũng kinh qua mới thấu hiểu được điều đó.
(2)
http://www.thiennhien.net/2016/02/22/choc-vao-tim-con-dao-dung-dua-voi-ramsar/
(3)
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/vuon-quoc-gia-cat-tien-mat-di-san-the-gioi-vi-thuy-dien-630294.tpo
0 comments:
Post a Comment