December 31, 2016

Năm cũ chuẩn bị qua đi, năm mới sắp tới, mạn phép xin được gửi những lời chúc tốt đẹp NHẤT, thành công NHẤT và chân thành NHẤT (3 nhất) đến toàn thể quý nhân (quý mọi người - nhiều “QUÝ”), từ quý THẦY CÔ, quý CÔ BÁC, quý ANH CHỊ EM và các bạn, đến người thân, gia đình nhỏ, tỏ và ĐẠI ĐẠI gia đình mà cá nhân có những may mắn (phúc) được biết, hiểu tới.

Năm qua, đối với cá nhân (tự cảm nhận) có lẽ là một năm “buồn vui” lẫn lộn, từ “sự việc”, “cảnh huống”... đặc biệt đến “con người”. Có thể “buồn” nhiều hơn là “vui” (chưa định lượng được), từ mọi vấn đề, nhiều góc cạnh đến các yếu tố “con người” (chủ quan, khách quan). Tuy nhiên, một năm trôi qua cũng là “thêm” một năm tuổi đời (đang già đi nhanh hơn) và những gì mà mình được trải nghiệm qua (nhiều vấn đề chạm, va, vấp... tới) nhận thấy đó là cái “vốn” mà mỗi cá nhân có được, không hẳn ai cũng có thể biết, hiểu được cho dù có cùng những cung bậc cảm xúc khi “kinh qua” cùng (mỗi người mỗi cảm nhận, tiếp nhận ở những góc độ, khía cạnh hoàn toàn khác nhau). Không hẳn, nói ra là “than vãn - than thân trách phận”. Tuy nhiên, trong những “cảnh huống” đó cá nhân luôn nghiệm câu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” quả chẳng sai cũng chẳng đúng hoàn toàn và nhận thấy “cuộc sống này chẳng giản đơn chút nào” phải không?

Có thể, nói thêm sẽ là nói dài, nói dai và nói dại. Những “buồn vui” đó, cá nhân cũng chỉ dám mượn cây viết để nói lên phần nào thôi và coi đó làm cái “vốn” riêng. Nên trong cái note này, nhân dịp cuối năm cũng xin được đề cập qua một chút, về những vấn đề, sự việc và cả “con người” trong năm qua. Hy vọng một năm mới, với nhiều “niềm vui” hơn là “kém vui”, chứ không dám dùng cụm từ “nỗi buồn”, đến với cá nhân cũng toàn thể quý nhân (quý mọi người). Dẫu biết rằng “cuộc sống này chẳng giản đơn chút nào”. Tuy nhiên, vẫn cứ phải hy vọng, kỳ vọng vào cuộc sống. Bởi, vốn “đời là bể khổ”. Nên phải biết sống chung với “cả một bể khổ”, nói theo câu nói “thời sự” là “sống chung với lũ”, “giảm thiểu, thích ứng với BĐKH”. Có lẽ cá nhân cũng cố gắng tìm hiểu cách sống “TRUNG DUNG” của TỬ TƯ. Ngoài ra, lấy “cỏ cây hoa lá” để bầu bạn những khi trong đầu vẫn còn “đấu tranh tư tưởng”. Lấy đó làm niềm vui mà sống và cố gắng không sống hoài, sống phí trong “bể khổ”, hướng đến cái “chân - thiện - mỹ” của cuộc đời.


Thay cho lời kết, một lần nữa nhân dịp năm cũ đi, năm mới đến, xin được gửi những lời chúc tốt đẹp NHẤT, thành công NHẤT, hạnh phúc NHẤT và chân thành NHẤT đến toàn thể quý nhân cùng đại đại gia đình. CHÚC MỪNG NĂM MỚI - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

December 29, 2016

S
au một thời gian vắng bóng. Giờ đây tôi sẽ quay lại với cái đam mê của mình, tức là “tập tành, bắt chước...” những mẹo hay có liên quan đến R. Thú thật. Trong thời gian vừa qua, do hơi bận rộn cho việc nghiệm thu nhiệm vụ cũng như công việc cuối năm. Thực ra, hiện giờ không phải mình rảnh cho lắm, tuy nhiên, vẫn cố gắng tìm hiểu, tập tành, bắt chước... rồi cùng trao đổi, chia sẻ với những ai quan tâm để cùng nhau học hỏi, tiến bộ hơn trong vấn đề ứng dụng R trong học tập, công việc, nghiên cứu.

Thú thực một điều. Khi ứng dụng R trong việc xử lý, phân tích cũng như vẽ các biểu đồ trong các báo cáo nghiên cứu. Nhiều người vẫn không tin đó là những hình vẽ, biểu đồ... mà chính người “chấp bút” tạo nên, đặc biệt những ai chưa nghe đến “R”. Cứ nghĩ là “cóp nhặt” đâu đó, mà còn không trích dẫn nguồn. Tuy nhiên, không hẳn mình đã có đủ khả năng hiểu hết về ý nghĩa của các hình, biểu đồ mà mình tạo ra, nên việc giải thích, diễn giải ý nghĩa của các biểu đồ còn nhiều hạn chế. Thực ra, đó càng là “động lực” cho mình tìm hiểu và muốn hoàn thiện hơn.


Trong thời gian vừa rồi, khi đi xin ý kiến các bác chuyên gia có liên quan đến chuyên môn cũng bị hỏi về vấn đề “hình vẽ, biểu đồ” lấy nguồn ở đâu mà không “trích nguồn”. Có lẽ, việc giải thích, diễn giải ý nghĩa của các biểu đồ thực sự sẽ là thách thức đối với cá nhân trong thời gian tới, đặc biệt trong các hội đồng nghiệm thu các nhiệm vụ (toàn những cây đa cây đề), trước nay chúng ta hay quen với các loại bản đồ đơn giản (excel, spss...). 
Sau buổi sáng hôm nay tôi mới “vỡ” thêm nhiều điều từ nhiều con người khác nhau. Từ việc nói là một chuyện và làm là một chuyện khác cần đáng bàn hơn. Có thể do diễn giải của mỗi người khác nhau, nhưng việc “nói một đằng làm một nẻo”, tức là ở trước người này người kia (nhiều người) thì nói thế này, thế kia nhưng "nói cho xong", “nói xong là xong”. Đâu vẫn hoàn đó. Chẳng khác nào, chỉ nói bằng “cái mồm” thôi sao. Nói cho sướng cái mồm của người nói và cho sướng cái lỗ nhĩ của người nghe thôi sao? Thật buồn cho chuyện đó.

Trong câu chuyện là việc nghiệm thu sản phẩm của nhiệm vụ, được hội đồng đóng góp ý kiến, để cho nhiệm vụ chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện tốt nhất có thể. Đó là điều cần làm và làm nghiêm túc, khách quan. Mang đúng nghĩa của các thành viên hội đồng khi nghiệm thu báo cáo, sản phẩm trung gian có liên quan. Tuy nhiên, thực tế thì không được mấy tốt đẹp cho lắm. Chuyện, các thành viên hội đồng đóng góp ý kiến là một chuyện và việc nhóm thực hiện nhiệm vụ chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đến đâu là chuyện khác.

Dường như, trong quá trình đó, những người tham gia dù ít nhiều có liên quan đều muốn bắt tay vào thực hiện luôn, ngay cả vấn đề lấy đó để đúc rút kinh nghiệm cho mình, cho việc thực hiện các nhiệm vụ mà mình làm chủ trì và tham gia. Tuy nhiên, khi bước ra khỏi phòng họp thì mọi chuyện, mọi vấn đề dường như lại bay ra khỏi đầu, hay tinh thần đó bị giảm sút và trở lại trạng thái ban đầu. Ngay bản thân cá nhân tôi, khi được tham gia hoặc ít nhiều trực tiếp có liên quan đến vấn đề “chấp bút” (chắp bút) hay thực hiện chính. Rất muốn bắt tay vào thực hiện luôn và ngay. Nhưng. Quay sang bên cạnh. Nhìn mọi người. Ôi chao. Tinh thần hăng hái, hăng say nó lại biến mất. Biết rằng, phải có chính kiến của mình. Nhưng. Hỡi ôi. Không thể. Đơn giản. Người làm người chơi. Người làm người hưởng. Lấy trách nhiệm cá nhân ra để làm “tốt” việc chung (cha chung không ai khóc), e rằng sẽ là “tự dối lòng mình”. Còn tại sao ư? Chắc mọi người đều hiểu, đặc biệt những người ít nhiều có liên quan hoặc những người đã từng kinh qua những vấn đề tương tự.


Ai cũng hiểu nhưng chẳng ai làm theo”. Bởi, chẳng ai thèm quan tâm tới việc chung, lợi ích chung. Trong khi đều muốn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu. Ai cũng vậy. Chỉ có điều những người “thấp cổ bé họng” luôn là người chịu thiệt thòi trước nhất. Ấy vậy. Ai (những người đi trước) cũng từng trải qua (kinh qua), nhưng việc tạo cơ chế thoáng, tạo môi trường tốt cho thế hệ sau làm tốt, phát huy tối đa khả năng của mỗi người là chuyện cần đáng bàn. Và tại sao thế hệ trước ít nhiều cũng từng trải qua mà không tạo điều kiện, cơ hội cho thế hệ sau? “Tre già măng mọc” ở đây là gì? Phải chăng chúng ta đang đi ngược với những quy luật của tự nhiên? Tại sao lại như vậy? Xin được để câu hỏi bỏ ngỏ ở đây để ai đó quan tâm cùng suy nghĩ.

December 25, 2016

S
au một thời gian chịu nhiều áp lực từ nhiều phía, ngay cả trong nội tâm của mình nhiều khi vẫn đấu tranh gay gắt việc “nên” hay “không nên” làm. Và đến thời điểm này, nói chung trong đầu cũng nhẹ bớt phần nào, tức là, dành ít thời gian nghĩ, làm và hoàn thiện nó (báo cáo). Thôi thì, “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”, tự mình cho phép mình cảm thấy “tạm” hài lòng về những gì mình đã, đang và sẽ cố gắng để hoàn thành báo cáo. Biết rằng, sẽ là thiếu khách quan để nói như vậy. Tuy nhiên, những ai trong cuộc mới hiểu được phần nào. Ngay cả người trong cuộc cũng chẳng chịu hiểu cho “một ít” huống chi bạn nào (bạn đọc) đọc được mấy lời tự sự của mình.

Nói ra có lẽ sẽ là “đụng chạm” ít nhiều và chuyện “không ưa”, “ghét bỏ”... là đương nhiên. Vì vậy, có lẽ mình cũng chỉ đề cập một chút đến việc mình “tạm” hài lòng thôi. Bởi mình đã bỏ ra quá nhiều thời gian, công sức. Thực ra, mình cũng chưa hài lòng chút nào, nhưng nhìn xung quanh những con người có liên quan mà mình thấy “ớn” luôn. Việc đã “túm” được người có tóc (người chịu trách nhiệm) rồi, thì chẳng cần quan tâm gì nhiều, ông làm như thế nào, làm ra sao... đến giờ tôi cần là phải có... và “không có lý do nào không hoàn thành”, “không có lý do nào không kịp tiến độ”... không thể kháng lệnh“tiên chỉ”.

Đứng ở khía cạnh chuyên môn, mình mượn cụm từ “giá như” để giãi bày. Thực ra, cơ chế nó vậy, việc mình không hoặc kém “thích nghi” thì chuyện bị “đào thải” chỉ còn vấn đề thời gian. Ở đây, giá như người quản lý dành sự quan tâm về chuyên môn bằng 1/3 hoặc 1/4 so với sự quan tâm đặc biệt về “tài chánh”, thiết nghĩ mọi vấn đề ít nhiều sẽ được giải quyết ổn thỏa. Nhưng không, việc ai nói ra thì người ấy đi mà làm, nói ra cho có chứ chẳng ai quan tâm làm gì. Mà nói ra (sự thật mất lòng) thì nhiều người chẳng ưa. Bởi, mọi người khác cũng như vậy, có vấn đề gì đâu? Khổ chỗ, nếu mình cũng như người khác thì “tâm” không đành. Biết làm sao đây? Trong cảnh huống đó, mình có xin ý kiến của nhiều người đi trước, nhưng cũng chẳng ăn thua. Bởi, cơ chế nói vậy, chế độ nó vậy. Tốt hơn hết, hãy thích nghi hơn là đi ngược lại dù thực tại có “thối nát” thế nào đi chăng nữa.


Trong cái note này, có lẽ nhiều bạn sẽ chẳng hiểu được gì khi đọc hết câu chuyện. Ngay bản thân mình cũng cảm thấy khó hiểu. Mình biết điều đó, nhưng không thể đi sâu chi tiết trong từng tình huống một. Như mình có nói, sẽ “đụng chạm” ít nhiều đến những người có liên quan ngay cả cấp “trên”. Nên mình cũng chỉ nói chung chung thôi, chứ “thân cô thế cô” biết nói gì, làm được gì. Mình viết ra, đây là “tự cho” mình được cảm thấy đỡ nhọc đầu hơn một chút. Thời gian qua mình đã dành quá nhiều thời gian công sức cho nó, nhưng hiệu quả cũng chưa ok lắm. Bởi như mình có nói “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”. Nói là bớt nhọc đầu thôi, chứ chẳng thể thảnh thơi được là bao nhiêu. Nhưng dù gì nói ra được cũng cảm thấy thoải mái được phần nào.

December 15, 2016

C
âu ca các cụ đúc kết “ếch chết tại miệng” chẳng sai bao giờ. Nhưng xét cho cùng, với đặc tính của loài nên đến giai đoạn con ếch không thể không kêu, đặc biệt vào thời điểm giao mùa sinh sản (tiếng kêu gọi bạn tình). Đó là câu ca mà người xưa đã đúc kết để nhắc nhở chúng ta, phải “biết nói” đúng lúc, đúng chỗ, đặc biệt nhiều khi không nên nói có lẽ là tốt hơn cả so với nói ra, hoặc nói ít hơn. “Biết nói” là phải nói có đủ cơ sở, lý lẽ, dẫn chứng cho những gì mình nói. Tuy nhiên, trong từng trường hợp, hoàn cảnh mà áp dụng cho phù hợp, thậm chí “khôn khéo” cho những người được cho là “biết ăn, biết nói”.

Trong câu chuyện mà mình muốn nói một vài lời ra đây không hẳn đã là như vậy. Thực tế cho thấy, rất ít, thậm chí là chẳng có chuyện người “luống” tuổi, đặc biệt là lãnh đạo lại nhận một điều gì đó chưa đúng (sai) khi mà cấp dưới đánh giá. Và thực thế cũng cho thấy, chuyện “nói một đằng làm nẻo” là chuyện như cơm bữa ở con người chúng ta. Bởi để không mất lòng nhau thì chuyện “ậm ừ”, “gật” cho xong chuyện, xong một vấn đề gì đó không phải là chuyện hiếm thấy, tức “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Nói theo cách khác, dù ở vị trí, địa vị nào cũng đều (đa số) áp dụng cách “được lòng trước”, “mua vui” trước mặt, còn vấn đề đằng sau khoan hãy quan tâm. Tuy nhiên, đối với những ai “thẳng tính” có vấn đề gì hay nói thẳng, nói thật, chính vì thế không được lòng người khác. Biết là như vậy, biết là không phải, không nên những tính cách nó vậy “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” thì khó mà nói là “biết ăn biết nói” được.

Nhiều dịp, đã tự hứa với lòng mình, thậm chí là còn mượn cái phương châm “3 không, 3 có”, tức là “không nói, không nghe, không thấy” hay “có mắt như mù, có tai như điếc, có mồm như câm”. Ấy vậy, mình vẫn chẳng đổi thay được gì, có gì vẫn nói “tuốt tuồn tuột”, làm mất lòng nhiều người, đâm ra nhiều người chẳng ưa chút nào. Và chuyện “thiệt thân” hay nói như ban đầu “ếch chết tại miệng” chẳng sai chút nào. Mình biết thế sao mình vẫn làm, tức mình vẫn nói ra những điều mà rất dễ làm người khác hiểu nhầm, trong khi mình chẳng có “ác ý” gì với ai. Biết làm sao bây giờ?

Với những ai “cầu tiến” chuyện được góp ý thẳng thắn, đôi khi dễ mất lòng sẽ là rất tốt nếu ta biết nhìn nhận thông qua những cái “sai”, cái “chưa được” của bản thân, từ đó dần hoàn thiện mình. Tuy nhiên, ngay cả khi nhận ra điều đó, những vẫn chẳng một ai thích người khác nói mình “chưa tốt” ra trước mặt khi có ít nhất 3 người. Nói theo cách khác, chuyện góp ý cho nhau thẳng thẳn, thành thật là rất cần, nhưng chuyện góp ý vào thời điểm nào cho phù hợp lại là vấn đề cần bàn. Với những ai được cho là “thẳng ruột ngựa” lúc cần nói không nói ra, bảo để chọn thời điểm thích hợp để nói có lẽ lại chẳng còn gì để nói nữa. Ở bài trước, mình có đề cập và bây giờ nếu được “yên thân” nên áp dụng cách “chôn nhời” có lẽ sẽ tốt hơn cho nhiều người, trong đó có bản thân mình. Tuy nhiên, không vì thế mà mình đánh mất đi chính mình, bởi trong mọi hoàn cảnh “hãy là chính mình”.


Qua thời gian vừa rồi, mình mới nhận ra nhiều điều, từ cách sống, ứng xử, thích ứng trong môi trường hiện tại không phải chuyện một sớm một chiều. Sẽ là rất khó nếu không thích ứng, bắt nhịp được với cơ chế, thời cuộc. Càng khó hơn nếu vẫn giữ cái “bẩn tính” thẳng ruột ngựa. Biết nói sao đây?. Biết làm gì tiếp theo đây? “Ông trời ơi hỡi ông trời/ Sống sao cho phải tấm lòng bấy nhiêu!”.

December 12, 2016

C
uối tuần về quê, nghe được câu chuyện về cái ranh giới giữa “chuẩn nghèo” với “chuẩn cận nghèo” ở một vài hộ gia đình, mà thấy vẫn còn nhiều nhiêu khê trong cái chế độ hiện nay. Thú thật, mình không được nghe thông tin từ những cán bộ xã đi “xét” các tiêu chuẩn về các “hộ nghèo”, “hộ cận nghèo” tại địa phương, mà thay vào đó, là được nghe một vài bức xúc của các hộ gia đình trong việc xét “hộ nghèo”, “hộ cận nghèo”.

Theo QĐ 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 thì các tiêu về:
-       Thu nhập:
+ Chuẩn nghèo: 700.000đ/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000đ/người/tháng ở khu vực thành thị.
+ Chuẩn cận nghèo: 1.000.000đ/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000đ/người/tháng ở khu vực thành thị.
-       Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): ý tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin;
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Theo qui định, quyết định là như vậy. Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chí, đặc biệt các tiêu chí về mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm ý tế; chất lượng nhà ở, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin... vào thực tế các hộ gia đình để xét “chuẩn nghèo”, “chuẩn cận nghèo” là điều đáng bàn, đôi khi có những chuyện “cười ra nước mắt” mà người viết bài này được nghe.

Chuyện là vậy, khi được nghe thông tin từ hộ gia đình được xét “chuẩn cận nghèo”, tức là còn nhiều vấn đề bàn cãi giữa “cán bộ xã” đi đánh giá hiện trạng tại các hộ gia đình được “xét” giữa cái ranh giới “chuẩn nghèo” với “chuẩn cận nghèo”. Ở gia đình nhà bác, được xét vào hộ chuẩn cận nghèo, nhưng theo nhận định từ phía gia đình về các tiêu chí: nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin... còn gặp nhiều khó khăn hơn so với các hộ được xét và duyệt “chuẩn nghèo”. Hiện nay, ở quê thì hộ nào cũng phải có cái bể đựng nước mưa làm nguồn sinh hoạt chính (nước đun nấu hàng ngày), chưa bàn tới việc các hộ có đăng ký sử dụng nguồn nước sạch của TP (xã đang được đề cập được sát nhập về TP, nên được những ưu đãi như tiếp cận nguồn nước sạch...). Ấy vậy, mà cán bộ xã đến đánh giá thực trạng, có nói hộ gia đình nhà bác có bể nước ăn đảm bảo an toàn vệ sinh nguồn nước, tức là tiêu chí này không được xét vào hộ “chuẩn nghèo”. Bác phản đối, hộ nào chẳng có bể nước ăn, đó là cái tối thiểu nhất phải có. Thử hỏi, hiện nay có hộ nào không có cái bể đựng nước mưa để đun nấu hàng ngày. Tuy nhiên, cán bộ không giải thích thêm.

Tiếp đến, cái hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh. Trước kia, ở nông thôn có cái nhà tiêu 1 ngăn, tức mất vệ sinh, hiện nay, cải tiến hơn, xây nhà tiêu 2 ngăn. Nhà tiêu đề cập ở đây là nhà tiêu dùng “tro” sau khi đun nấu đổ vào, chứ chưa đề cập đến nhà tiêu “tự hoại” mà đa phần các hộ gia đình hiện nay đều sử dụng, kể cả ở nông thôn. Tuy nhiên, do điều kiện nên không ít hộ gia đình vẫn sử dụng nhà tiêu và sau đó sử dụng “phân hoai mục” đó để bón cho cây trồng. Đến cái “nhà tiêu”, chỗ đi tiểu tiện, đại tiện hàng ngày của hộ gia đình cũng được đề cập, bày ra để tranh luận “hợp vệ sinh”, “chưa hợp vệ sinh”, mà cái quan trọng ở đây là được xét vào một trong những tiêu chí để đạt “chuẩn nghèo”, “chuẩn cận nghèo” hay không? Trước đây, đa phần các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu 1 ngăn, tức là không có ngăn để ủ phân. Hiện nay, đa phần các hộ đều sử dụng nhà tiêu 2 ngăn, tức có 1 ngăn riêng để ủ phân và gia đình nhà bác đang đề cập cũng sử dụng nhà tiêu 2 ngăn. Cán bộ xét là nhà tiêu “hợp vệ sinh” nên tiêu chí này cũng không được xét vào tiêu chuẩn hộ “chuẩn nghèo”.

Rồi đến, tiêu chí tài sản phục vụ tiếp cận thông tin, tức là có “điện thoại” liên lạc hàng ngày. Ở đây, theo cái lý của cán bộ xã thì nhà bác có điện thoại để liên lạc (cái điện thoại đen trắng - nokia, cái mà mọi người hay gọi “cục gạch”) cũng bị lôi ra để bàn cãi việc có điều kiện tiếp cận thông tin liên lạc và như vậy, tiêu chí này gia đình bác cũng chỉ được xét ở mức “chuẩn cận nghèo”. Đó là 03 tiêu chí mà tôi được bác kể ra những bức xúc trong thời gian vừa qua khi các cán bộ xã đến đánh giá các tiêu chí về xét tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 theo QĐ 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/11/2015.

Theo nhìn nhận của Bác, trong các tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mà cán bộ xã có đến đánh giá các hộ gia đình, trong đó có gia đình bác thì kết quả cuối cùng các hộ gia đình khác (ít nhiều có quan hệ dây mơ rễ má với cán bộ xã) đều có các tiêu chí tương đối “khá hơn” gia đình bác, nhưng vẫn được xét “chuẩn hộ nghèo”. Trong khi, gia đình bác chỉ được xét ở mức “chuẩn hộ cận nghèo”. Vậy vấn đề giữa “chuẩn nghèo” và “chuẩn cận nghèo” có được những ưu đãi gì? Theo bác (tôi chưa tìm hiểu kỹ) thì “chuẩn nghèo” về mức phí bảo hiểm y tế được nhà nước hỗ trợ 100%, còn “chuẩn cận nghèo” mức phí được hỗ trợ là 95%, còn những hỗ trợ khác bác có nói nhưng đó không phải là điều mà bác đề cập ở đây. Thực ra, chẳng ai muốn mình có bệnh này bệnh kia phải vào viện nằm mà trông chờ hỗ trợ bảo hiểm. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nhà bác, bác gái bị bệnh (tôi cũng không hỏi rõ) trước đó phải mổ “ung thư” gì đó, hiện nay, phải thường xuyên (tuần 1 lần) lên Hà Nội “xạ trị”, nên “chi phí” cho việc đó cũng không ít. Trong khi hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nên rất muốn cán bộ xã đánh giá trung thực, khách quan cho hộ gia đình bác được “chuẩn nghèo” để được hỗ trợ 100% viện phí cho bác gái.

Trên đây, là một vài thông tin liên quan đến “cái bể đựng nước mưa”, “nhà tiêu”, “cái điện thoại - cục gạch” mà chính điều đó tạo nên cái “ranh giới” giữa “chuẩn nghèo” và “chuẩn cận nghèo”, trong đó, đôi khi có những câu chuyện “cười ra nước mắt” mà chính người trong cuộc mới “cảm nhận” hết được. Về phía người viết cái note này, chỉ được nghe lại từ phía hộ gia đình bác mà chưa có điều kiện nghe thông tin từ các hộ gia đình khác cũng như từ cán bộ xã. Biết rằng, thông tin sẽ là trái chiều nhau khi tiếp cận từ mỗi phía khác nhau.

December 08, 2016

Thật chẳng biết nói thế nào bây giờ, khi mà bản thân rơi vào cảnh huống “dở khóc dở cười”. Có lẽ dùng cụm từ “dở khóc dở cười” cũng chưa đúng cho lắm. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại chưa biết dùng câu từ nào cho thích hợp hơn.
Chuyện là vậy, khi được giao nhiệm vụ, việc hoàn thành công việc theo đúng tiến độ cũng như đảm bảo số lượng, chất lượng các sản phẩm của nhiệm vụ là một trong những yếu tố tiên quyết trong việc hoàn thành nhiệm vụ và cũng là một trong những chỉ tiêu, tiêu chí bình xét thi đua cá nhân cuối năm ở các cơ quan công quyền, ngay cả các cơ quan tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo NĐ 115 (NĐ 115/NĐ-CP). Chuyện chẳng có gì đáng bàn, nếu không có những thông tin mà người viết cái note này, cảm thấy “nực cười” cho những con người, cho chế độ có thể nói là “hữu danh vô thực”.

Một trong những sản phẩm khoa học công nghệ đăng ký, đó là “bài báo khoa học” đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước, chứ chẳng dám đề cập đến các bài báo quốc tế đúng nghĩa. Nhiều nhiệm vụ đến thời điểm kết thúc phải chạy vạy, rồi đăng trên các tạp chí kém chất lượng, cái mà nhiều người hay nói là “dỏm” ngay cả việc đăng một bài theo kiểu “thông tin”, “tin tức”, tức chẳng cần đề cao đến chất lượng bài đăng, không cần bình duyệt... đăng “cho có”. Ấy vậy, người đứng “đầu” cũng chẳng cần quan tâm đến việc anh đăng trên tạp chí nào, uy tín hay không? chất lượng bài đăng đến đâu?... miễn sao là có bài để làm thủ tục, có để “trả bài”. Vậy thử hỏi mục tiêu chất lượng các nhiệm vụ khoa học công nghệ đặt lên hàng đầu sẽ ra sao? Ngay cả vấn đề kế hoạch, lộ trình cũng những các giải pháp “căn cơ” để tiếp cận vấn đề và đạt được mục tiêu đề ra cũng chẳng có. Sẽ là thiếu tầm nhìn chiến lược nếu ta không sớm thay đổi tư duy, đặc biệt trong thời buổi hội nhập, ngay giữa các đơn vị nghiên cứu chứ chưa nói đến các đơn vị nghiên cứu đầu ngành trong cả nước, huống chi là nói đến “khu vực”.

Trong khi đó, có nhiệm vụ, ngoài việc đăng đủ số lượng bài báo và đăng trên các tạp chí chuyên ngành tương đối uy tín, thì việc đăng thêm, đăng vượt số bài báo theo đăng ký (hợp đồng) lại bị “xét” vào diện “chơi trội”, “không tiết kiệm”... Chao ôi! Biết nói sao bây giờ. Đúng là có những con người “hết” việc để làm rồi. Và có những suy nghĩ “thiển cận” làm sao. Việc nhiệm vụ này đăng vượt số bài báo thì cho rằng “thích thể hiện”, “thích chơi trội”. Ấy vậy, nhìn lại bản thân mình, khi đăng bài thì chẳng đăng nổi một bài trên tạp chí chuyên ngành, mà thay vào đó là đăng bài kiểu “tin tức”, “thông tin”, tức chẳng cần bàn đến nội dung chuyên môn hay chẳng cần qua bình duyệt bài báo. Thế mà đem ra so sánh, đúng chẳng khác nào “so sánh kiểu trẻ con”.

Còn chuyện, không cho đăng bài báo vì phải “tiết kiệm” là có thật. Thật chẳng biết nói thêm gì nữa khi người đứng đầu cũng có suy nghĩ vậy. Chẳng biết cái mục tiêu vĩ mô của người đứng đầu là gì luôn? Phí đăng một bài báo có đáng là bao so với biết bao thời gian, công sức của người viết và để đăng được một bài trên tạp chí chuyên ngành có uy tín đâu phải chuyện đơn giản. Phải chăng, những người đứng đầu chưa từng trải qua những việc viết và đăng bài báo đúng nghĩa, mà không thể “cảm thông” cho những người đi sau, để khuyến khích họ đăng bài, mỗi cá nhân mạnh thì tập thể mạnh, điều đó dễ hiểu sao không hiểu cho? Ấy vậy, cũng chỉ vì “tiết kiệm” mà không cho nhóm đăng nữa, cũng là vấn đề cần đáng bàn. Thử hỏi, chúng ta đang vì cái gì. Có thể “cái trí của con đại bàng, se sẻ làm sao mà biết được” - Khổng Minh. Đúng. Có thể “cái mục tiêu vĩ mô” của người đứng đầu, người dưới có thể chưa biết, chưa hiểu nhưng cái mục tiêu ngắn hạn (vi mô) mà cũng chẳng có lộ trình, hành động và giải pháp để đạt được thì e rằng, cái “mục tiêu” đó cũng chỉ là mục tiêu cho có mà thôi. Nói theo cách khác, chỉ là mục tiêu trên giấy, hay cũng chỉ nói bằng “cái mồm”. Việc đạt được hay không cũng chẳng cần quan tâm. Thật buồn vì điều đó.


Sẽ là khó sống và làm việc ở nơi mà có những con người “thiển cận” như vậy. Chẳng biết nên sống, làm việc vì điều gì nữa. Chẳng dại gì khi mà mình dành quá nhiều thời gian cho công việc, mà chẳng được ghi nhận “công trạng” gì, thay vào đó lại bị quy xét vào diện “chơi trội”, “thích thể hiện”, hay “không tiết kiệm”... Ôi! Thánh ala ơi, nếu dưới đất có nứt ra chắc chỉ còn đường chui xuống đó cho xong thôi.
Trong cái note này, mình có mượn tựa đề “chôn nhời” trong phim hài tết của Đạo diễn Phạm Hồng Đông, để nói lên một vài cảm nhận của bản thân trong lúc này, khi mà những nỗi bực dọc ít nhiều liên quan đến con người, đặc biệt nhóm tham gia chính trong nhiệm vụ được giao. Nói ra chưa hẳn đã là tốt hơn so với không nói hoặc ít nói đi. Tuy nhiên, với trách nhiệm của mỗi người không thể không nói ra, nói ra những bức xúc, bực dọc, những tồn tại ở đây không phải để chỉ trích nhau, mà nói ra để cùng nhau khắc phục, đồng thuận và giải quyết công việc tốt hơn mà thôi.

Thực sự mà nói, “cái dở” của người nhân viên chưa đủ “cái lý” để có thể nói ra được các vấn đề, bởi vì, ý của lãnh đạo đã quyết, mục tiêu đã đặt ra thì việc một vài ý kiến chẳng mấy trọng lượng gì của cá nhân thì việc lãnh đạo “nghĩ suy” lại là chuyện khó. Bởi cái phương châm “ăn nhau kết quả cuối cùng” thay vì nhìn nhận về thực trạng của vấn đề. “ ... người ta không hề hiểu biết tuổi thơ: dựa trên những ý tưởng sai lầm của ta về tuổi thơ thì các đi càng lạc lối (...) Họ luôn tìm kiếm người lớn trong đứa trẻ mà không nghĩ về hiện trạng của đứa trẻ trước khi nó là người lớn ...” [1] câu này luôn đúng trong mọi trường hợp. Nghĩa là quan điểm của lãnh đạo “không có lý do gì để không xong, không có lý do gì để không kịp tiến độ”, nhưng không cần quan tâm đến thực trạng những tồn tại cả về nội dung chuyên môn, tài chánh, ngay cả con người...

Sau buổi hôm nay, thực ra trước đó tôi cũng có nói, có đề cập nhiều rồi, nhưng nói ra như vậy việc sự ủng hộ của lãnh đạo chẳng thấy đâu, nói ra thì mình vẫn phải làm, mà không nói ra thì lại trách rằng khi khó khăn không chịu nói ra. Âu cũng khó cả. Thật chẳng biết làm sao. Nói ra như vậy đâu có cải thiện được gì. Vậy nói ra để làm gì chứ, thậm chí nói ra còn “đụng chạm” này nọ thì càng mệt hơn mà thôi. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, rằng “tiên trách kỷ hậu trách nhân”. Đúng. Trước tiên cũng phải trách bản thân mình đã, bởi tại sao cơ chế như vậy, con người như vậy, con người khác không để như mình? Phải chăng họ chưa trải qua? Nói ra thật khó, bởi mỗi người mỗi tính. Không thể áp dụng cách giải quyết của người này vào trường hợp của người khác.

Suy cho cùng, âu cũng lỗi ở mình. Người khác chẳng cần quan tâm mình nghĩ gì, nói gì, làm gì. Cái quan tâm cuối cùng “ăn nhau kết quả cuối cùng”, nếu vẫn con người ấy, cơ chế ấy chắc hạn chế nói ra thì tốt hơn hết. Và, tôi cũng đã suy nghĩ đến vấn đề, những bức xúc, bực dọc có liên quan đến công việc, con người khi chẳng có cách giải quyết nên sử dụng cách “chôn nhời” như trong phim hài tết có chiếu mấy năm gần đây. Cuối tuần, về quê u còn mấy cái chum, khi đó áp dụng cách “chôn nhời” để giải tỏa những bực dọc, mà để lâu trong đầu sẽ không tốt cho chính bản thân mình.

====================================================
[1] Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương (bản dịch), E’mile hay là về giáo dục, Nxb Tri thức, 2010.

November 30, 2016

Trong cái note này, mình giới thiệu đến quý bạn đọc, những ai quan tâm đến R, đặc biệt ứng dụng R trong nghiên cứu lâm nghiệp về một trang fanpage: https://www.facebook.com/ungdungRtronglamnghiep/ và một trang blog cá nhân: http://ungdungrtronglamnghiep.blogspot.com/ có liên quan đến R và ứng dụng R trong nghiên cứu lâm nghiệp mà cá nhân mình tự tìm hiểu, tập tành và ứng dụng đến những vấn đề có liên quan đến công việc (thực hiện các nhiệm vụ KHCN các cấp), tức là có sử dụng thống kê và R trong xử lý số liệu có liên quan đến lĩnh vực lâm - nông nghiệp.

Thực sự mà nói, bản thân cũng đang trong quá trình tự tìm hiểu, tập tành, bắt chước... cũng tạm gọi là biết chút xíu, qua đó ứng dụng vào những thực tế các vấn đề có liên quan. Vì vậy, trên quan điểm cùng nhau trao đổi, học hỏi lẫn nhau về những thông tin, mẹo hay, codes hay... về R, chứ không dám “khoe” với ai về bất kỳ một vấn đề gì, càng không dám “lên lớp” bất kỳ một ai, dù là nhỏ nhất cũng như không có mục đích nào khác.

Hy vọng, qua trang fanpagetrang blog cá nhân có liên quan đến R và ứng dụng R trong nghiên cứu lâm nghiệp, mọi người sẽ cùng trao đổi, học tập lẫn nhau và cùng hướng tới “ứng dụng sâu rộng R trong học tập, công việc, đặc biệt trong nghiên cứu lâm - nông nghiệp”.
Hiện trong đầu tôi giờ chẳng biết nghĩ những gì nữa? Chẳng biết nên trách mình hay trách người? Mà cũng chẳng thể trách được ai, bởi chẳng ai quan tâm đến mình nghĩ gì, thực trạng, hoàn cảnh hiện tại của vấn đề ra sao, mà cái quan tâm cuối cùng “ăn nhau kết quả cuối cùng”. Chao ôi! Thật chẳng biết nghĩ, nói và làm gì bây giờ?

Người trong cuộc chẳng chịu hiểu cho mình, thử hỏi mình sẽ hiểu được gì ở họ? Ai cũng có việc của ai, nhưng việc chung thì đã có người chịu trách nhiệm cứ thế đến giờ mà “gõ đầu” thôi. Không cần quan tâm “mày”, nghĩ gì, làm gì, thực trạng nó (việc chung) như thế nào và cách giải quyết ra sao? Rồi đâu vẫn hoàn đó, có nói ra cũng chẳng ai chịu hiểu cho. Nói ra thì tự đi mà làm. Chứ có ai chung tay giải quyết những vấn đề chung?

Hiện giờ, trong đầu tôi lúc này chẳng thể nghĩ được gì, muốn làm việc lắm, giải quyết những tồn tại sau buổi nghiệm thu các sản phẩm hôm nay, muốn bắt tay vào làm luôn, làm ngay tức khắc. Nhưng cứ nghĩ đến “cái thiếu trách nhiệm chung” của những con người (quản lý, nhóm thực hiện) mà tôi thấy “ớn lạnh”. 

Vì đâu trăm nỗi bạc, rầu
Cho lòng man mác cho đầu nghĩ suy
Nghĩ suy chuyện người chuyện đời

Thói đời tệ lắm “ai chết mặc ai”

November 10, 2016

Trong cái note này, mình mạo phạm đề cập đến câu chuyện thực hiện các nhiệm vụ khoa học các cấp hiện nay. Những quan điểm, nhận định chỉ mang tính chất của cá nhân người viết chứ không phải từ kết quả hay công trình nghiên cứu nào. Những ai đã và đang thực hiện hay ít nhiều liên quan đến “nghiên cứu khoa học - thực hiện đề tài có sử dụng ngân sách”, đặc biệt “lớp” người đi trước (lãnh đạo, cây đa cây đề trong từng lĩnh vực) không thể không suy nghĩ, trăn trở đến “chất lượng” các công trình nghiên cứu hay các nhiệm vụ khoa học các cấp. Nói theo cách khác, các kết quả nghiên cứu có thể là: bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước (chưa dám đề cập đến công bố quốc tế theo đúng nghĩa), các sản phẩm hay các giải pháp khoa học công nghệ... được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hưởng lợi. Tuy nhiên, một thực tế hiện hữu là các kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) của các đơn vị nghiên cứu hiện nay nói chung còn quá ư là khiêm tốn trong ứng dụng vào thực tiễn sản xuất (sản phẩm KHCN sau khi nghiên cứu xong là đút ngăn kéo). Hay nói theo cách khác, chưa tương xứng với “đồng tiền bát gạo” - đồng vốn đầu tư (Ngân sách - tức tiền thuế của dân).

Với bài toán kinh tế, tức đầu tư phải có lời. Sẽ chẳng dại gì khi đầu tư không đem lại lợi ích gì cả (cả trước mắt lẫn lâu dài), tức thua lỗ. Thay vì hỗ trợ người dân 10 đồng, Nhà nước thông qua các tổ chức, đơn vị nghiên cứu, trong đó có vai trò của các nhà khoa học tương đối lớn thực hiện các nhiệm vụ KHCN, về lâu dài (cái này sẽ rất khó nói), 10 đồng ấy phải sinh lời (có lãi); tức là, các sản phẩm KHCN phải đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân hưởng lợi. Còn không, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người dân thay vì qua đơn vị trung gian (nhà khoa học).

Vậy, làm sao để có thể vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ KHCN (công trình nghiên cứu) lại vừa tiết kiệm tiền ngân sách (số lượng)? Thật khó có câu trả lời thỏa đáng, nhất trong bối cảnh hiện nay, khi các đơn vị nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ KHCN theo kiểu “trăm hoa đua nở”. Khi mà Nghịch lý chất lượng - số lượng (năng suất) sinh ra và chúng ta “bị buộc” phải lựa chọn 1 trong 2, hoặc chất lượng hoặc số lượng (năng suất). Tuy nhiên, chúng ta chẳng những lựa chọn 1 trong 2, mà chọn cả 2 và cũng chẳng có giải pháp căn cơ nào để đạt được cả 2 lựa chọn đó (chất lượng và năng suất). Thế rồi, chẳng cần biết sẽ ra sao, tiên chỉ “không có bất cứ lý do nào để chậm tiến độ, không hoàn thành” cho các nhiệm vụ KHCN đó và điều gì xảy ra sau đó chắc ai cũng hiểu được.
  
Việc ban hành NĐ 16/2015/NĐ-CP về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được đánh giá là bước đột phá mới, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công, tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp; nhằm giảm áp lực tài chính cho ngân sách nhà nước... Tuy nhiên, sẽ là “đột phá mới” khi các đơn vị nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ KHCN có đủ năng lực thực sự khi “đấu thầu” các nhiệm vụ và câu chuyện đề xuất, tuyển chọn các nhiệm vụ KHCN được minh bạch. Sẽ là đáng buồn hơn khi các đơn vị nghiên cứu sử dụng các “mối quan hệ” để có được nhiệm vụ, trong khi vừa lo “cơm áo gạo tiền - lương” cho nhân viên, lo “cắt” lại quả, rồi tiết kiệm (vào túi)... Vậy, lấy đâu ra các nhiệm vụ KHCN có chất lượng?

Thật khó để thực hiện các nhiệm vụ KHCN mà kết quả đem lại lợi ích cho người dân, quốc gia khi mà chúng ta không có tầm nhìn chiến lược và những giải pháp căn cơ cho điều đó; nói theo cách khác, việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN cần đặt tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm KHCN lên hàng đầu thay vì chạy theo số lượng như hiện nay.


Cá nhân có đôi lời nhàm bàn cũng chưa đủ tầm để đưa ra một vài giải pháp cho Nghịch lý chất lượng - số lượng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN cũng như trong thực tiễn sản xuất. Có chăng chỉ là đưa ra quan điểm dựa trên nhận định chủ quan của cá nhân để mọi người (quan tâm) trao đổi, cho ý kiến.

November 09, 2016

C
ó lẽ chẳng biết nên bắt đầu từ đâu nữa. Mà có nói ra toàn những chuyện chẳng hay ho gì (vấn đề chưa “tốt” của người khác theo quan điểm, góc nhìn cá nhân). Tuy nhiên, chẳng ai có thể hoàn thiện cả “nhân vô thập toàn”, nhưng quan trọng hơn cả là tính “cầu tiến” nói chung của một số người mà tôi có may mắn làm việc cùng còn quá ư là “kém” ở mọi góc độ, cả ở tinh thần trách nhiệm lẫn tính kiên nhẫn theo đuổi (hoàn thành) một việc, vấn đề (nhỏ) đến cùng. Chúng ta vẫn đang mơ (hão huyền) theo năm tháng, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) và đến độ nào đó, chúng ta sẽ trở thành “chuyên gia” trong một vấn đề nào đó (theo cách nhìn của không ít người nghiên cứu trẻ hiện nay khi nhìn vào các cây đa cây đề trong lĩnh vực của mình).

Theo năm tháng, việc gì cũng làm (muốn giỏi mọi lĩnh vực), nói theo kiểu “ôm rơm rặm bụng”. Nhưng khổ nỗi, làm việc gì cũng dở dang, chẳng đến đầu đến đũa. Việc nọ chồng lấn việc kia. Đến ngày kết thúc (suy nghĩ và hành động theo kiểu nước đến chân, chứ chẳng dám nói nước đến cổ mới nhảy) thì tóa hỏa, gấp gáp, cuống cuồng, ngồi ngang xoay dọc (ý nói nhờ hỗ trợ). Thử hỏi chất lượng nghiên cứu sẽ như thế nào chẳng mọi người đều rõ.

Mà đâu có phải lần đầu gặp phải tình huống éo le như vậy. Chuyện thường nhật, ấy vậy mà vẫn “bình chân như vại”, nói theo kiểu “chuyện bình thường như cân đường hộp sữa” mà mấy bạn trẻ ngày nay hay nói đâu đó. Nhìn vào thực tế, âu cũng là văn hóa làm việc ở các cơ quan công quyền tạo nên qua hàng nhiều thập kỷ. Có lẽ chẳng có gì để bàn nếu không có kiểu “dở ông dở thằng”, “nửa nạc nửa mỡ”... câu chuyện nghiên cứu hiện nay ở nhiều đơn vị nghiên cứu chẳng khác nào “bình mới rượu cũ”. Bởi chúng ta thiếu tầm nhìn, đặc biệt trong thế kỷ 21 - thế kỷ của hội nhập quốc tế sâu, rộng. Chúng ta muốn nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu, đưa vị thế của đơn vị ngày càng có tiếng tăm trong các đơn vị nghiên cứu khoa học trên cả nước (chưa nói vùng, quốc tế)... nhưng con người vẫn còn quá nhiều những tư duy lạc hậu, thậm chí thụt lùi. Đơn cử, đơn vị nghiên cứu hay các phòng/ban cần có chiến lược nghiên cứu ngắn, trung và dài hạn, trong đó, có những vấn đề ưu tiên nghiên cứu và có những giải pháp để đặt được mục tiêu đó; phải có kế hoạch giám sát chiến lược thực hiện đó... Tập trung vào những thế mạnh, mũi nhọn của đơn vị, không nên ôm đồm theo kiểu “trăm hoa đua nở”, việc gì cũng nghiên cứu, vấn đề (lĩnh vực) gì cũng muốn lấn sân.

Chiến lược nghiên cứu chẳng rõ ràng, kéo theo sử dụng nhân lực (con người) cũng chẳng thể rõ ràng hơn, theo kiểu “mạnh ai người ấy làm”, nên thật đáng buồn khi một đơn vị nghiên cứu chẳng có những đội quân tinh nhuệ về một số vấn đề (lĩnh vực thế mạnh, then chốt mà khó có một đơn vị thứ hai có thể cạnh tranh được). Như vậy, nhân lực cũng bị phân tán chuyên môn theo đó. Không khó để thấy một sự thật hiển hiện rằng, con người bây giờ làm việc phải đa tài, theo kiểu, cái gì cũng có thể làm được, lĩnh vực gì cũng biết (mỗi thứ biết một tí), trong đó, chẳng cái nào thực sự giỏi. Bởi, phải lo cơm áo gạo tiền nên đành phải vậy.


Sẽ khó có thể nói rõ về thực trạng làm việc trong một số đơn vị nghiên cứu hiện nay qua một vài trang giấy, trong đó, chỉ là những thông tin rất chung chung. Bởi người viết bài này không dám nói thẳng, nói thật ra. Sợ động chạm thì hơi mệt. Nên có chăng chỉ viết một vài câu gọi là cho có đề cập, theo kiểu đánh dấu cho nhớ, sau này có cơ hội sẽ trao đổi sâu hơn nữa qua các bài viết tiếp theo.

November 05, 2016

Kiểm định thống kê

Khi kiểm định ý nghĩa thống kê (test of signifcance), phần lớn các phép tính dựa vào giả định biến số phải là một biến số phân phối chuẩn (normal distributin). Do đó, một trong những việc quan trọng khi xem xét dữ kiện là phải kiểm định giả thuyết phân phối chuẩn của một biến số [1].

Ở bài Phân tích hậu định với R, mình phân tích hậu định trong phân tích phương sai nhằm đi sâu kiểm tra xem giữa các công thức thí nghiệm (CTTN), công thức nào (so sánh cặp đôi) có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, thông thường các phân tích (không phải đa số) mới dừng ở việc phân tích thống kê đơn giản; nói cách khác, mới dừng lại ở việc kiểm tra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê hay không giữa các CTTN về một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó.

Trong phạm vi bài viết, mình thực hiện phân tích hậu định về chỉ tiêu nghiên cứu đường kính gốc (stump diameter) của cây Keo lá liềm trồng trên đất cát vùng ven biển Bắc Trung bộ. Tuy nhiên, trước khi phân tích chúng ta cần kiểm định giả thiết phân phối của biến stump diameter có phải tuân theo phân phối chuẩn hay không. Đến đây có 2 trường hợp xảy ra: (1) Biến stump diameter tuân theo phân phối chuẩn, việc phân tích hậu định diễn ra bình thường; (2) Biến stump diameter không tuân theo luật phân phối chuẩn, cần có bước trung gian, tức là hoán chuyển dữ liệu để khắc phục những giá trị bất thường như skewness (độ lệch)... giúp đưa biến stump diameter về gần với phân phối chuẩn và thực hiện các bước tiếp theo.

Trước tiên, chúng ta kiểm định giả thiết phân phối chuẩn của biến stump diameter:
Bạn có thể có cái nhìn tổng quan phân bố biến stump diameter qua hình sau với lệnh hist (x)


> hist(stump_diameter)
Qua hình trên có thể nhận thấy, biến stump diameter không tuân theo luật phân phối chuẩn (lệch về các giá trị nhỏ).


Kiểm tra các giá trị skewness và Kurtosis

> describeBy(stump_diameter)
  vars   n mean   sd median trimmed  mad min  max range skew kurtosis   se
1    1 391 3.71 1.44    3.3    3.56 1.19 1.4 11.6  10.2 1.15     2.05 0.07

Một biến có phân phối chuẩn khi giá trị skewness (độ lệch) tiến gần tới giá trị 0 và kurtosis tiến gần tới giá trị 3. Kết quả (bôi vàng) cho thấy, có thể nhận định biến stump diameter không tuân theo luật phân phối chuẩn.

Theo CTTN

> describeBy(stump_diameter, group=CTTN)
group: CT 1
  vars  n mean   sd median trimmed  mad min max range skew kurtosis   se
1    1 64 3.22 0.95      3    3.17 0.96 1.4   6   4.6 0.51     0.01 0.12 
group: CT 2
  vars  n mean   sd median trimmed  mad min max range skew kurtosis   se
1    1 69  3.3 1.31    3.2    3.14 1.04 1.4 7.2   5.8  1.2     1.21 0.16 
group: CT 3
  vars   n mean   sd median trimmed  mad min  max range skew kurtosis  se
1    1 228 3.81 1.47    3.5    3.67 1.19 1.4 11.6  10.2 1.27     2.88 0.1
group: DC
  vars  n mean   sd median trimmed  mad min max range skew kurtosis   se
1    1 30 4.88 1.57   4.75    4.93 1.93   2 7.3   5.3 -0.1    -1.26 0.29

Kết quả theo CTTN cũng cho nhận định rằng, biến stump diameter không tuân theo luật phân phối chuẩn.
Tuy nhiên, để kiểm định nghiêm chỉnh (bằng chứng khoa học - dựa trên kết quả cụ thể) xem biến stump diameter có tuân theo luật phân phối chuẩn hay không? chúng ta cần phải sử dụng kiểm định thống kê. Trong R, chúng ta sử dụng hàm shapiro.test (x), cụ thể như sau:

> shapiro.test(stump_diameter)
         Shapiro-Wilk normality test
 data:  stump_diameter
W = 0.96199, p-value = 4.02e-06

Kết quả cho thấy, trị số p (p-value) = 4,02e-06 << 0,05, chúng ta có thể kết luận rằng biến số stump diameter không đáp ứng luật phân phối chuẩn.
Như vậy, biến stump diameter không đáp ứng luật phân phối chuẩn. Vì vậy, trước khi thực hiện các phân tích thống kê tiếp theo, chúng ta cần phải hoán chuyển dữ liệu nhằm khắc phục các giá trị bất thường của skewness, giúp đưa phân phối của biến stump diameter về gần với phân phối chuẩn. Hiện có nhiều cách để hoán chuyển dữ liệu khi biến số không tuân theo luật phân phối chuẩn như: sử dụng hàm logarit để hoán chuyển dữ liệu, phương pháp hoán chuyển dữ liệu dựa vào hàm lũy thừa (phương pháp Box-Cox)... Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, mình giới thiệu phương pháp hoán chuyển dữ liệu dựa vào hàm logarit, còn phương pháp Box-Cox ở dịp khác mình sẽ giới thiệu sau.
 Trước khi đi vào phân tích, để có cái nhìn tổng quát về biến stump diameter theo các CTTN, mình vẽ biểu đồ hộp (boxplot) dưới đây:

> Age1.2tp2=ggplot(data=Age1.2tp, aes(Age1.2tp$CTTN, y=stump_diameter))+ geom_boxplot(aes(fill=CTTN), outlier.colour="red", outlier.size=2.7, notch=T)+ theme_bw()+ theme_classic()+ xlab("CTTN")+ ylab("stump diameter, cm")+ggtitle("A. crassicarpa 14 months of age in Trieu Phong")+ geom_rangeframe()+ theme_tufte()+ scale_y_continuous(breaks=extended_range_breaks()(Age1.2$stump_diameter))+ theme(legend.position="top")+ coord_flip()+ geom_jitter(alpha=.2, size=2, shape=16, color="blue")
Để tiện cho việc so sánh, chúng ta cùng phân tích cả 2 trường hợp. Trường hợp 1, kiểm định thống kê thông thường khi chưa hoán chuyển dữ liệu. Trường hợp 2, hoán chuyển dữ liệu trước khi thực hiện các phân tích thống kê tiếp theo.
Hoán chuyển dữ liệu bằng hàm logarit trong R như sau:

> log.stump_diameter=log(stump_diameter)
> log.stump_diameter
   [1] 1.3350011 0.8329091 1.1314021 0.5877867 0.9162907 1.1939225 1.1939225
  [8] 0.7419373 1.1631508 1.2237754 1.0647107 1.6292405 0.6931472 1.0296194
 [15] 1.1939225 0.6931472 0.9162907 0.6931472 0.8329091 1.0986123 1.0986123
 [22] 0.9932518 0.9932518 1.0647107 0.7884574 0.7419373 0.3364722 0.5877867
 [29] 1.0647107 0.5877867 0.5306283 1.0986123 1.0647107 0.8754687 1.3350011
 [36] 1.0986123 1.4586150 1.3609766 1.0986123 1.2527630 1.5686159 0.9162907
 [43] 1.0986123 0.9932518 0.8754687 1.0647107 1.1631508 1.3083328 0.5306283
 [50] 0.8329091 1.0986123 1.1939225 1.1631508 0.9932518 1.3083328 0.6418539
 [57] 0.8329091 0.5877867 0.7884574 1.0986123 0.6418539 1.5040774 0.9555114
 [64] 0.8329091 1.6486586 0.7884574 0.8329091 0.8754687 1.0647107 0.6418539
 [71] 1.0647107 0.8329091 0.9162907 1.3350011 0.7884574 0.9162907 0.8329091
 [78] 0.6931472 1.0986123 1.0986123 1.0647107 1.0296194 1.1314021 1.2809338
 [85] 1.3083328 1.3862944 1.4586150 1.7227666 1.3862944 1.3609766 1.3862944
 [92] 0.9932518 0.9162907 0.9932518 0.6418539 0.9932518 1.3083328 0.8329091
 [99] 1.0986123 1.3083328 1.0647107 1.2527630 1.0296194 0.6418539 1.2527630
[106] 1.2809338 0.8754687 1.0296194 0.8329091 1.4586150 0.7419373 1.1631508
[113] 0.8754687 0.7884574 1.1939225 1.0986123 1.1939225 1.1631508 1.3350011
[120] 1.1631508 1.5475625 1.5686159 0.7884574 1.3350011 1.0647107 1.5040774
[127] 1.3350011 1.5040774 1.0647107 1.7917595 1.4109870 1.3609766 1.6292405
[134] 1.6292405 1.5040774 0.9555114 1.0986123 1.3609766 1.3350011 1.0647107
[141] 0.9555114 1.0647107 0.4700036 1.0647107 0.4700036 0.9555114 1.0647107
[148] 0.9162907 0.3364722 1.1939225 1.1939225 1.6094379 1.3083328 1.0986123
[155] 0.6931472 1.3083328 1.1631508 0.9162907 0.7884574 0.9932518 1.1939225
[162] 0.6931472 1.1939225 1.5475625 1.1631508 1.2527630 0.7884574 0.8754687
[169] 1.2527630 0.6931472 1.1631508 0.9555114 1.5892352 0.9932518 1.9021075
[176] 1.6677068 1.0296194 1.3609766 1.4109870 1.0986123 1.5260563 1.4586150
[183] 1.7749524 1.3350011 1.1631508 0.9932518 0.6931472 0.6418539 1.1631508
[190] 1.1939225 1.0647107 1.1939225 0.7884574 1.0986123 1.6677068 1.3350011
[197] 1.9169226 1.5040774 0.7419373 0.7884574 0.7884574 1.9740810 1.9459101
[204] 1.4109870 0.9932518 1.3350011 1.0647107 0.5877867 1.1939225 1.2809338
[211] 0.4054651 0.6418539 0.9162907 1.3609766 0.9932518 1.3350011 0.6418539
[218] 0.4700036 1.3083328 0.9932518 1.0986123 0.7884574 1.1631508 0.3364722
[225] 0.9162907 0.8754687 1.2809338 1.2527630 1.0986123 1.0986123 1.3083328
[232] 1.3862944 1.1939225 1.1631508 1.2527630 0.9162907 0.9932518 1.1631508
[239] 0.9162907 1.3083328 1.6292405 1.0986123 0.9932518 0.9932518 1.3083328
[246] 1.4586150 1.8718022 1.6677068 1.0647107 1.3609766 1.4586150 1.1939225
[253] 1.5686159 0.6418539 1.3083328 1.3862944 1.8082888 1.7227666 1.6863990
[260] 1.7404662 1.2527630 1.4586150 1.1631508 1.0647107 1.2809338 1.1631508
[267] 1.4816045 1.3083328 1.1631508 1.3083328 1.6677068 1.2527630 1.3350011
[274] 0.9162907 1.6486586 0.8329091 2.4510051 2.0794415 2.0149030 2.0541237
[281] 2.0541237 1.4350845 1.7227666 1.2527630 1.6292405 1.1939225 1.6486586
[288] 1.2527630 1.7749524 1.9021075 1.1939225 1.2809338 1.5260563 1.9169226
[295] 1.7578579 1.8562980 1.9169226 1.5040774 1.3609766 0.9555114 1.3609766
[302] 1.1314021 0.9162907 1.1631508 1.3350011 1.2809338 1.5040774 1.3862944
[309] 1.5686159 1.6094379 1.3350011 1.3609766 1.3350011 1.9021075 1.0647107
[316] 1.6486586 1.8718022 1.6677068 1.4586150 1.4109870 1.4350845 1.2237754
[323] 1.4586150 1.1939225 1.5686159 1.5686159 1.7749524 1.6677068 1.6094379
[330] 1.6677068 1.7749524 1.9878743 1.9021075 1.9459101 1.4109870 1.3862944
[337] 1.1939225 1.7404662 1.5892352 1.1314021 0.9932518 1.5040774 1.6677068
[344] 1.7227666 1.8082888 1.5892352 1.5040774 1.5892352 1.5686159 1.1314021
[351] 0.7419373 1.3609766 1.7749524 1.5260563 1.5260563 1.3862944 1.0986123
[358] 1.0296194 1.8245493 1.7917595 1.5260563 1.4586150 1.1939225 1.3083328
[365] 0.6931472 1.8405496 1.9021075 1.2237754 1.2527630 1.7047481 1.9315214
[372] 1.5892352 1.4586150 1.9459101 1.5260563 1.7404662 0.8329091 1.4586150
[379] 0.8754687 1.7404662 1.4586150 1.9878743 1.9459101 1.7227666 1.3350011
[386] 1.6863990 1.8405496 1.8245493 1.0986123 1.3083328 1.9459101

Sau khi hoán chuyển, chúng ta tiến hành các phân tích thống kê thông thường

> hist(log.stump_diameter)
> summary(log.stump_diameter)
   Min. 1st Qu.  Median    Mean 3rd Qu.    Max. 
 0.3365  0.9933  1.1940  1.2420  1.5040  2.4510 
> describeBy(log.stump_diameter)
  vars   n mean   sd median trimmed  mad  min  max range skew kurtosis   se
1    1 391 1.24 0.37   1.19    1.24 0.39 0.34 2.45  2.11 0.13     -0.3 0.02
 > describeBy(log.stump_diameter, group=CTTN)
group: CT 1
  vars  n mean  sd median trimmed  mad  min  max range  skew kurtosis   se
1    1 64 1.13 0.3    1.1    1.14 0.31 0.34 1.79  1.46 -0.28    -0.12 0.04
group: CT 2
  vars  n mean   sd median trimmed  mad  min  max range skew kurtosis   se
1    1 69 1.13 0.37   1.16    1.11 0.37 0.34 1.97  1.64 0.27    -0.26 0.04 
group: CT 3
  vars   n mean   sd median trimmed  mad  min  max range skew kurtosis   se
1    1 228 1.27 0.36   1.25    1.27 0.38 0.34 2.45  2.11 0.16    -0.27 0.02 
group: DC
  vars  n mean   sd median trimmed  mad  min  max range skew kurtosis   se
1    1 30 1.53 0.36   1.56    1.56 0.41 0.69 1.99  1.29 -0.6    -0.62 0.07

Phân tích tích phương sai (ANOVA) cho biến stump diameter sau khi đã hoán chuyển dữ liệu.

> ao1=aov(log.stump_diameter~CTTN)
> summary(ao1)
             Df Sum Sq Mean Sq F value   Pr(>F)    
CTTN          3   4.44  1.4797   11.73 2.28e-07 ***
Residuals   387  48.83  0.1262                     
Signif. codes:  0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1

Trường hợp chưa hoán chuyển dữ liệu:

> ao2=aov(stump_diameter~CTTN)
> summary(ao2)
             Df Sum Sq Mean Sq F value   Pr(>F)    
CTTN          3   70.1  23.379   12.33 1.02e-07 ***
Residuals   387  733.9   1.896                     
Signif. codes:  0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1

Kết quả ở cả 2 trường hợp trên cho thấy, trị số p-value = 2,28e-07 (đã hoán chuyển dữ liệu) và p-value= 1,02e-07 đều << 0,05, nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy 95% giữa các CTTN về sinh trưởng đường kính gốc của cây Keo lá liềm. Tuy nhiên, kết quả không cho ta biết sự khác biệt giữa công thức nào với công thức nào? Ta có 06 nhóm: ĐC-CT3, ĐC-CT2, ĐC-CT1, CT3-CT1, CT3-CT2 và CT2-CT1. Vậy câu hỏi đặt ra là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giữa nhóm công thức nào?

Sử dụng phương pháp Tukey’s Honest Significant Difference trong R để kiểm tra

> TukeyHSD(ao1)
  Tukey multiple comparisons of means
    95% family-wise confidence level
Fit: aov(formula = log.stump_diameter ~ CTTN)
$CTTN
                   diff         lwr       upr     p adj
CT 2-CT 1 -0.0006330752 -0.15969504 0.1584289 0.9999996
CT 3-CT 1  0.1453260317  0.01567109 0.2749810 0.0209890
DC-CT 1    0.4013840991  0.19858391 0.6041843 0.0000031
CT 3-CT 2  0.1459591069  0.02002560 0.2718926 0.0156276
DC-CT 2    0.4020171743  0.20157575 0.6024586 0.0000022
DC-CT 3    0.2560580675  0.07805116 0.4340650 0.0013451

Kết quả cho thấy, CT2-CT1 là chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% về chỉ tiêu stump diameter (p-value = 0,999 > 0,05). Các công thức cặp đôi còn lại (CT3-CT1, DC-CT1, CT3-CT2, DC-CT2, DC-CT3) đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p-value < 0,05). Ngoài ra, chúng ta có thể so sánh sự khác biệt đó bằng biểu đồ với lệnh sau:

> plot(TukeyHSD(ao1), ordeder=T)

Hy vọng sau ví dụ này, chúng ta biết cách hoán chuyển dữ liệu trước khi tiến hành các phân tích thống kê tiếp theo khi biến phân tích chưa đáp ứng luật phân phối chuẩn. Ở bài tiếp theo, mình xin được giới thiệu phương pháp hoán chuyển dữ liệu dựa vào hàm lũy thừa (phương pháp Box-Cox) mà mình có đề cập bên trên (chỉ là học theo, bắt chước thôi).
                 
=================================
[1] Nguyễn Văn Tuấn (2014). Phân tích dữ liệu với R. Nxb Tổng hợp TP HCM, tr.142-143.

chủ đề

Ăn của rừng bài báo khoa học bản quyền bành trướng Bảo vệ cây là bảo vệ chính mình biến đổi khí hậu Biển Đông Biết sai vẫn cứ làm biểu đồ biểu đồ hộp biểu đồ sai số chuẩn Biểu đồ tương quan Biểu đồ với nhãn bon-sai boxplot buoc-dau-nghien-cuu-khoa-hoc but-ky-doi-toi Cái tài Cái tâm Cái tầm canh tác đất dốc Cây xanh đô thị Cha chung không ai khóc cha nào con nấy Chân thiện mỹ chân trong chân ngoài chạy chức chạy quyền Che chở Chết toàn tập chọn cách ta sống chữ tín chuyện giờ mới kể có vấn đề Cơm áo gạo tiền Con cháu các cụ con người biến thái Con ông cháu cha công nghệ 4.0 correlation matrix corrgram corrplot Cứ đi rồi sẽ tới cuộc cách mạng 4.0 Đam mê đàn gảy tai trâu danh dự danh xưng phù phiếm Đạo đức sống đào tạo sau đại học Đạo văn Đấu tranh sinh tồn day-do Đẹp trong tâm hồn Đi tắt đón đầu dở khóc dở cười đọc nghe nhìn và cảm nhận Dồn điền đổi thửa Động lực dựa vào nhau mà sống error bar plot GGalyy ggcorplot ggExtra ggiraph ggplot2 ggrepel ggthemes Giáng sinh Giáo dục giàu nghèo giục tốc bất đạt Góc quê gridExtra Hài lòng Hai mặt một lời hãy là chính mình hãy sống có trách nhiệm hơn hèn nhát Hiệu sau ứng bão hiệu ứng domino formosa Hiệu ứng sau bão Hòa cả làng học giả bằng thật hoc-lam-tho hoc-r-moi-ngay Ích kỷ KH&CN khả năng Khoán chi Không lối thoát Kiểm định thống kê kỹ năng mềm Kỷ niệm vùng miền Label lan rừng Lão Hạc thế kỷ 21 Liêm chính lính đánh thuê Lợi dụng lợi ích nhóm lừa trên gạt dưới lười suy nghĩ Lương thiện giả vờ Lương y Ma trận tương quan Mẹ Miền cát trắng miền đất hứa Mộc Châu món ăn địa phương Mùa gặt Mục đích sống Mường La Nghịch lý chất lượng - số lượng Nghiên cứu khoa học Ngồi chơi xơi nước Nhân cách nhu cầu Những cung đường tôi đã qua NN&PTNT phân cấp sinh trưởng phân tích hậu định phan-bien-xa-hoi plot3D psych Quán Nha R Rừng ngập mặn rước hổ về nhà rvg sach-hay SARS-CoV-2 sau-luy-tre-lang sciplot Số cây Số liệu trống không Sông Châu sống chết mặc ai sức ỳ sức ỳ bản thân suy thoái Tầm lùn tâm sự tâm sự buồn thảm họa formosa thảm họa môi trường tham nhũng Thân cô thế cô thắng cố ngựa Thăng trầm Thấy vậy mà không phải vậy Thế cây Thế cây cổ Thế cây thế người Thông điệp cuộc đời Thống kê mô tả Thông tư Thước đo lòng người Thủy điện Tiên trách kỷ hậu trách nhân Tình bạn cao đẹp Tình người Tố chất làm khoa học tội đếch gì mà phải ghét ai Tôi sợ giầu lắm track changes Trải nghiệm tre già măng mọc trở mặt Trung thực tư duy Tự sự Tư tưởng thụt lùi tuy duy nhiệm kỳ Ứng dụng R trong lâm nghiệp Văn hóa cảm ơn Văn hóa giao thông văn hóa ngầm Văn hóa xin lỗi Xấu khen đẹp chê Xỏ nhầm giầy xoay đầu đổi đít Ý tưởng
Powered by Blogger.

Disqus Shortname

Widget Recent Post No.

Widget Random Post No.

Widget Recent Comment No.

PageNavi Results No.

Labels Max-Results No.

Comments system

Contact Form

Name

Email *

Message *

bài đăng phổ biến

số lượt ghé qua trang blog

Bài đăng nổi bật

Thế cây thế người

T hế trong CÂY CẢNH thể hiện các chi tiết về CẤU TRÚC ở mọi phương diện, đa góc nhìn (trên dưới trái phải ngang dọc), trong đ...

Bài đăng phổ biến

bài xem nhiều nhất