Thật chẳng biết nói thế nào bây giờ,
khi mà bản thân rơi vào cảnh huống “dở khóc dở cười”. Có lẽ dùng cụm từ “dở
khóc dở cười” cũng chưa đúng cho lắm. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại chưa biết
dùng câu từ nào cho thích hợp hơn.
Chuyện là vậy, khi được giao nhiệm vụ,
việc hoàn thành công việc theo đúng tiến độ cũng như đảm bảo số lượng, chất lượng
các sản phẩm của nhiệm vụ là một trong những yếu tố tiên quyết trong việc hoàn
thành nhiệm vụ và cũng là một trong những chỉ tiêu, tiêu chí bình xét thi đua
cá nhân cuối năm ở các cơ quan công quyền, ngay cả các cơ quan tự chủ, tự chịu
trách nhiệm theo NĐ 115 (NĐ 115/NĐ-CP). Chuyện chẳng có gì đáng bàn, nếu không
có những thông tin mà người viết cái note này, cảm thấy “nực cười” cho những
con người, cho chế độ có thể nói là “hữu danh vô thực”.
Một trong những sản phẩm khoa học
công nghệ đăng ký, đó là “bài báo khoa học” đăng trên các tạp chí chuyên ngành
trong nước, chứ chẳng dám đề cập đến các bài báo quốc tế đúng nghĩa. Nhiều nhiệm
vụ đến thời điểm kết thúc phải chạy vạy, rồi đăng trên các tạp chí kém chất lượng,
cái mà nhiều người hay nói là “dỏm” ngay cả việc đăng một bài theo kiểu “thông
tin”, “tin tức”, tức chẳng cần đề cao đến chất lượng bài đăng, không cần bình
duyệt... đăng “cho có”. Ấy vậy, người đứng “đầu” cũng chẳng cần quan tâm đến việc
anh đăng trên tạp chí nào, uy tín hay không? chất lượng bài đăng đến đâu?... miễn
sao là có bài để làm thủ tục, có để “trả bài”. Vậy thử hỏi mục tiêu chất lượng
các nhiệm vụ khoa học công nghệ đặt lên hàng đầu sẽ ra sao? Ngay cả vấn đề kế
hoạch, lộ trình cũng những các giải pháp “căn cơ” để tiếp cận vấn đề và đạt được
mục tiêu đề ra cũng chẳng có. Sẽ là thiếu tầm nhìn chiến lược nếu ta không sớm
thay đổi tư duy, đặc biệt trong thời buổi hội nhập, ngay giữa các đơn vị nghiên
cứu chứ chưa nói đến các đơn vị nghiên cứu đầu ngành trong cả nước, huống chi
là nói đến “khu vực”.
Trong khi đó, có nhiệm vụ, ngoài việc
đăng đủ số lượng bài báo và đăng trên các tạp chí chuyên ngành tương đối uy
tín, thì việc đăng thêm, đăng vượt số bài báo theo đăng ký (hợp đồng) lại bị
“xét” vào diện “chơi trội”, “không tiết kiệm”... Chao ôi! Biết nói sao bây giờ.
Đúng là có những con người “hết” việc để làm rồi. Và có những suy nghĩ “thiển cận”
làm sao. Việc nhiệm vụ này đăng vượt số bài báo thì cho rằng “thích thể hiện”,
“thích chơi trội”. Ấy vậy, nhìn lại bản thân mình, khi đăng bài thì chẳng đăng
nổi một bài trên tạp chí chuyên ngành, mà thay vào đó là đăng bài kiểu “tin tức”,
“thông tin”, tức chẳng cần bàn đến nội dung chuyên môn hay chẳng cần qua bình
duyệt bài báo. Thế mà đem ra so sánh, đúng chẳng khác nào “so sánh kiểu trẻ
con”.
Còn chuyện, không cho đăng bài báo vì
phải “tiết kiệm” là có thật. Thật chẳng biết nói thêm gì nữa khi người đứng đầu
cũng có suy nghĩ vậy. Chẳng biết cái mục tiêu vĩ mô của người đứng đầu là gì
luôn? Phí đăng một bài báo có đáng là bao so với biết bao thời gian, công sức của
người viết và để đăng được một bài trên tạp chí chuyên ngành có uy tín đâu phải
chuyện đơn giản. Phải chăng, những người đứng đầu chưa từng trải qua những việc
viết và đăng bài báo đúng nghĩa, mà không thể “cảm thông” cho những người đi
sau, để khuyến khích họ đăng bài, mỗi cá nhân mạnh thì tập thể mạnh, điều đó dễ
hiểu sao không hiểu cho? Ấy vậy, cũng chỉ vì “tiết kiệm” mà không cho nhóm đăng
nữa, cũng là vấn đề cần đáng bàn. Thử hỏi, chúng ta đang vì cái gì. Có thể “cái
trí của con đại bàng, se sẻ làm sao mà biết được” - Khổng Minh. Đúng. Có thể
“cái mục tiêu vĩ mô” của người đứng đầu, người dưới có thể chưa biết, chưa hiểu
nhưng cái mục tiêu ngắn hạn (vi mô) mà cũng chẳng có lộ trình, hành động và giải
pháp để đạt được thì e rằng, cái “mục tiêu” đó cũng chỉ là mục tiêu cho có mà
thôi. Nói theo cách khác, chỉ là mục tiêu trên giấy, hay cũng chỉ nói bằng “cái
mồm”. Việc đạt được hay không cũng chẳng cần quan tâm. Thật buồn vì điều đó.
Sẽ là khó sống và làm việc ở nơi mà
có những con người “thiển cận” như vậy. Chẳng biết nên sống, làm việc vì điều
gì nữa. Chẳng dại gì khi mà mình dành quá nhiều thời gian cho công việc, mà chẳng
được ghi nhận “công trạng” gì, thay vào đó lại bị quy xét vào diện “chơi trội”,
“thích thể hiện”, hay “không tiết kiệm”... Ôi! Thánh ala ơi, nếu dưới đất có nứt
ra chắc chỉ còn đường chui xuống đó cho xong thôi.
0 comments:
Post a Comment