Sau buổi sáng hôm nay tôi mới “vỡ” thêm nhiều điều từ nhiều
con người khác nhau. Từ việc nói là một chuyện và làm là một chuyện khác cần
đáng bàn hơn. Có thể do diễn giải của mỗi người khác nhau, nhưng việc “nói một đằng làm một nẻo”, tức là ở trước
người này người kia (nhiều người) thì nói thế này, thế kia nhưng "nói cho xong", “nói xong là xong”. Đâu vẫn hoàn đó. Chẳng
khác nào, chỉ nói bằng “cái mồm” thôi sao. Nói cho sướng cái mồm của người nói
và cho sướng cái lỗ nhĩ của người nghe thôi sao? Thật buồn cho chuyện đó.
Trong câu chuyện là việc nghiệm thu sản phẩm của nhiệm vụ, được
hội đồng đóng góp ý kiến, để cho nhiệm vụ chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện tốt
nhất có thể. Đó là điều cần làm và làm nghiêm túc, khách quan. Mang đúng nghĩa
của các thành viên hội đồng khi nghiệm thu báo cáo, sản phẩm trung gian có liên
quan. Tuy nhiên, thực tế thì không được mấy tốt đẹp cho lắm. Chuyện, các thành
viên hội đồng đóng góp ý kiến là một chuyện và việc nhóm thực hiện nhiệm vụ chỉnh
sửa, bổ sung và hoàn thiện đến đâu là chuyện khác.
Dường như, trong quá trình đó, những người tham gia dù ít nhiều
có liên quan đều muốn bắt tay vào thực hiện luôn, ngay cả vấn đề lấy đó để đúc
rút kinh nghiệm cho mình, cho việc thực hiện các nhiệm vụ mà mình làm chủ trì
và tham gia. Tuy nhiên, khi bước ra khỏi phòng họp thì mọi chuyện, mọi vấn đề
dường như lại bay ra khỏi đầu, hay tinh thần đó bị giảm sút và trở lại trạng
thái ban đầu. Ngay bản thân cá nhân tôi, khi được tham gia hoặc ít nhiều trực
tiếp có liên quan đến vấn đề “chấp bút” (chắp bút) hay thực hiện chính. Rất muốn bắt tay vào thực hiện luôn và ngay. Nhưng. Quay
sang bên cạnh. Nhìn mọi người. Ôi chao. Tinh thần hăng hái, hăng say nó lại biến mất. Biết rằng, phải có chính kiến của mình. Nhưng. Hỡi ôi. Không thể. Đơn giản.
Người làm người chơi. Người làm người hưởng. Lấy trách nhiệm cá nhân ra để làm “tốt”
việc chung (cha chung không ai khóc), e rằng sẽ là “tự dối lòng mình”. Còn tại sao ư? Chắc mọi người đều hiểu, đặc biệt
những người ít nhiều có liên quan hoặc những người đã từng kinh qua những vấn đề
tương tự.
“Ai cũng hiểu nhưng chẳng
ai làm theo”. Bởi, chẳng ai thèm quan tâm tới việc chung, lợi ích chung.
Trong khi đều muốn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu. Ai cũng vậy. Chỉ có điều
những người “thấp cổ bé họng” luôn là
người chịu thiệt thòi trước nhất. Ấy vậy. Ai (những người đi trước) cũng từng
trải qua (kinh qua), nhưng việc tạo cơ chế thoáng, tạo môi trường tốt cho thế hệ
sau làm tốt, phát huy tối đa khả năng của mỗi người là chuyện cần đáng bàn. Và
tại sao thế hệ trước ít nhiều cũng từng trải qua mà không tạo điều kiện, cơ hội
cho thế hệ sau? “Tre già măng mọc” ở đây là gì? Phải chăng chúng ta đang đi ngược
với những quy luật của tự nhiên? Tại sao lại như vậy? Xin được để câu hỏi bỏ ngỏ
ở đây để ai đó quan tâm cùng suy nghĩ.
0 comments:
Post a Comment