C
|
uối tuần về quê, nghe được câu chuyện
về cái ranh giới giữa “chuẩn nghèo” với “chuẩn cận nghèo” ở một vài hộ gia
đình, mà thấy vẫn còn nhiều nhiêu khê trong cái chế độ hiện nay. Thú thật, mình
không được nghe thông tin từ những cán bộ xã đi “xét” các tiêu chuẩn về các “hộ
nghèo”, “hộ cận nghèo” tại địa phương, mà thay vào đó, là được nghe một vài bức
xúc của các hộ gia đình trong việc xét “hộ nghèo”, “hộ cận nghèo”.
Theo QĐ 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng
cho giai đoạn 2016 - 2020 thì các tiêu về:
-
Thu nhập:
+ Chuẩn nghèo: 700.000đ/người/tháng ở
khu vực nông thôn và 900.000đ/người/tháng ở khu vực thành thị.
+ Chuẩn cận nghèo: 1.000.000đ/người/tháng
ở khu vực nông thôn và 1.300.000đ/người/tháng ở khu vực thành thị.
-
Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch
vụ xã hội cơ bản:
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch
vụ): ý tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin;
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế;
trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở;
diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ
sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Theo qui định, quyết định là như vậy.
Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chí, đặc biệt các tiêu chí về mức độ thiếu hụt
tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm ý tế;
chất lượng nhà ở, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; tài sản phục vụ tiếp cận thông
tin... vào thực tế các hộ gia đình để xét “chuẩn nghèo”, “chuẩn cận nghèo” là
điều đáng bàn, đôi khi có những chuyện “cười ra nước mắt” mà người viết bài này
được nghe.
Chuyện là vậy, khi được nghe thông
tin từ hộ gia đình được xét “chuẩn cận nghèo”, tức là còn nhiều vấn đề bàn cãi
giữa “cán bộ xã” đi đánh giá hiện trạng tại các hộ gia đình được “xét” giữa cái
ranh giới “chuẩn nghèo” với “chuẩn cận nghèo”. Ở gia đình nhà bác, được xét vào
hộ chuẩn cận nghèo, nhưng theo nhận định từ phía gia đình về các tiêu chí: nguồn
nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, tài sản phục vụ tiếp cận thông
tin... còn gặp nhiều khó khăn hơn so với các hộ được xét và duyệt “chuẩn nghèo”.
Hiện nay, ở quê thì hộ nào cũng phải có cái bể đựng nước mưa làm nguồn sinh hoạt
chính (nước đun nấu hàng ngày), chưa bàn tới việc các hộ có đăng ký sử dụng nguồn
nước sạch của TP (xã đang được đề cập được sát nhập về TP, nên được những ưu
đãi như tiếp cận nguồn nước sạch...). Ấy vậy, mà cán bộ xã đến đánh giá thực trạng,
có nói hộ gia đình nhà bác có bể nước ăn đảm bảo an toàn vệ sinh nguồn nước, tức
là tiêu chí này không được xét vào hộ “chuẩn nghèo”. Bác phản đối, hộ nào chẳng
có bể nước ăn, đó là cái tối thiểu nhất phải có. Thử hỏi, hiện nay có hộ nào
không có cái bể đựng nước mưa để đun nấu hàng ngày. Tuy nhiên, cán bộ không giải
thích thêm.
Tiếp đến, cái hố xí/nhà tiêu hợp vệ
sinh. Trước kia, ở nông thôn có cái nhà tiêu 1 ngăn, tức mất vệ sinh, hiện nay, cải
tiến hơn, xây nhà tiêu 2 ngăn. Nhà tiêu đề cập ở đây là nhà tiêu dùng “tro” sau
khi đun nấu đổ vào, chứ chưa đề cập đến nhà tiêu “tự hoại” mà đa phần các hộ
gia đình hiện nay đều sử dụng, kể cả ở nông thôn. Tuy nhiên, do điều kiện nên
không ít hộ gia đình vẫn sử dụng nhà tiêu và sau đó sử dụng “phân hoai mục” đó để
bón cho cây trồng. Đến cái “nhà tiêu”, chỗ đi tiểu tiện, đại tiện hàng ngày của
hộ gia đình cũng được đề cập, bày ra để tranh luận “hợp vệ sinh”, “chưa hợp vệ
sinh”, mà cái quan trọng ở đây là được xét vào một trong những tiêu chí để đạt “chuẩn
nghèo”, “chuẩn cận nghèo” hay không? Trước đây, đa phần các hộ gia đình sử dụng
nhà tiêu 1 ngăn, tức là không có ngăn để ủ phân. Hiện nay, đa phần các hộ đều sử
dụng nhà tiêu 2 ngăn, tức có 1 ngăn riêng để ủ phân và gia đình nhà bác đang đề
cập cũng sử dụng nhà tiêu 2 ngăn. Cán bộ xét là nhà tiêu “hợp vệ sinh” nên tiêu
chí này cũng không được xét vào tiêu chuẩn hộ “chuẩn nghèo”.
Rồi đến, tiêu chí tài sản phục vụ tiếp
cận thông tin, tức là có “điện thoại” liên lạc hàng ngày. Ở đây, theo cái lý của
cán bộ xã thì nhà bác có điện thoại để liên lạc (cái điện thoại đen trắng -
nokia, cái mà mọi người hay gọi “cục gạch”) cũng bị lôi ra để bàn cãi việc có
điều kiện tiếp cận thông tin liên lạc và như vậy, tiêu chí này gia đình bác
cũng chỉ được xét ở mức “chuẩn cận nghèo”. Đó là 03 tiêu chí mà tôi được bác kể
ra những bức xúc trong thời gian vừa qua khi các cán bộ xã đến đánh giá các
tiêu chí về xét tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 -
2020 theo QĐ 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/11/2015.
Theo nhìn nhận của Bác, trong các
tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mà cán bộ xã có đến đánh
giá các hộ gia đình, trong đó có gia đình bác thì kết quả cuối cùng các hộ gia
đình khác (ít nhiều có quan hệ dây mơ rễ má với cán bộ xã) đều có các tiêu chí tương
đối “khá hơn” gia đình bác, nhưng vẫn được xét “chuẩn hộ nghèo”. Trong khi, gia
đình bác chỉ được xét ở mức “chuẩn hộ cận nghèo”. Vậy vấn đề giữa “chuẩn nghèo”
và “chuẩn cận nghèo” có được những ưu đãi gì? Theo bác (tôi chưa tìm hiểu kỹ)
thì “chuẩn nghèo” về mức phí bảo hiểm y tế được nhà nước hỗ trợ 100%, còn “chuẩn
cận nghèo” mức phí được hỗ trợ là 95%, còn những hỗ trợ khác bác có nói nhưng
đó không phải là điều mà bác đề cập ở đây. Thực ra, chẳng ai muốn mình có bệnh
này bệnh kia phải vào viện nằm mà trông chờ hỗ trợ bảo hiểm. Tuy nhiên, trong
hoàn cảnh nhà bác, bác gái bị bệnh (tôi cũng không hỏi rõ) trước đó phải mổ “ung
thư” gì đó, hiện nay, phải thường xuyên (tuần 1 lần) lên Hà Nội “xạ trị”, nên “chi
phí” cho việc đó cũng không ít. Trong khi hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó
khăn, nên rất muốn cán bộ xã đánh giá trung thực, khách quan cho hộ gia đình
bác được “chuẩn nghèo” để được hỗ trợ 100% viện phí cho bác gái.
Trên đây, là một vài thông tin liên
quan đến “cái bể đựng nước mưa”, “nhà tiêu”, “cái điện thoại - cục gạch” mà
chính điều đó tạo nên cái “ranh giới” giữa “chuẩn nghèo” và “chuẩn cận nghèo”,
trong đó, đôi khi có những câu chuyện “cười ra nước mắt” mà chính người trong
cuộc mới “cảm nhận” hết được. Về phía người viết cái note này, chỉ được nghe lại
từ phía hộ gia đình bác mà chưa có điều kiện nghe thông tin từ các hộ gia đình
khác cũng như từ cán bộ xã. Biết rằng, thông tin sẽ là trái chiều nhau khi tiếp
cận từ mỗi phía khác nhau.
0 comments:
Post a Comment