Trách của anh ở đâu, đến đâu. Về chuyên môn anh chẳng thèm ngó
ngàng gì tới. Ấy vậy. Trước mọi người hay nói rất hay. Em liệt kê những gì cần
ai giúp những gì, ai phụ trách nội dung, công việc gì. Nói thì nói vậy. Khi làm
thì “mặc kệ”. Tôi bận việc này, bận việc kia. Anh cứ làm. Anh suy nghĩ rằng, có
người gánh (chịu) trách nhiệm rồi, thì anh sẽ vô can (ít trách nhiệm hơn). Nên
anh mặc kệ. Chính suy nghĩ đó cũng như những lời anh nói là những biện minh cho
sự “nhác” (lười biếng) của anh.
Trong quá trình thực hiện, đặc biệt
là gần tới giai đoạn gấp rút (kết thúc đề tài), anh bận việc nọ việc kia, nên
trách nhiệm của anh đối với nhiệm vụ, và có liên quan tới tôi thực sự “rất chán”.
Chán ở chỗ, thứ nhất, chính cái suy
nghĩ “tóm người có tóc”, tức nhiệm vụ
đã “tóm” được người chịu trách nhiệm chính về chuyên môn rồi, nên anh sẽ vô
can, thậm chí là vô tâm. Thứ hai, bản
tính “xuề xòa”, nước đến chân mới nhảy
nên mới dẫn đến tình trạng như vậy. Trước đây và cũng như nhiều người làm việc
với anh cũng có đôi điều nhận xét như vậy. Thứ
ba, thiếu trách nhiệm (trách nhiệm kém). Trách nhiệm kém thể hiện ở mỗi
công việc được giao, đặc biệt là những công việc có liên quan đến hơn một người.
Bởi, người khác làm rồi (việc chung). Người khác chịu trách nhiệm rồi nên anh
vô can. Thậm chí, những việc anh chịu trách nhiệm chính, anh còn “xuề xòa” nữa
là.
Trước đây, mọi vấn đề liên quan tới
anh, tới công việc chung (giữa anh, tôi, và kẻ thứ ba nữa) làm tôi chịu bao
nhiêu tai tiếng. Chẳng muốn nói ra làm gì (có dịp tôi sẽ nói ngọn ngành). Những
lần trước, thi thoảng tôi cũng có đề cập một chút. Nay, đặc biệt là sau khi
nghiệm thu cấp cuối cùng. Về, nhóm họp bàn phương hướng giải quyết. Anh vẫn như
vậy. Nói rất hay (lấy lòng ư). Em về cứ liệt kê những gì cần sửa chữa. Cần ai
giúp những gì, những nội dung gì? Anh giúp, sửa chữa, và bổ sung những nội
dung, công việc gì? Tôi ngắt lời ngay. Trước giờ, phân/giao cụ thể từng nội
dung công việc mà mỗi người cần/phải làm, nhưng anh có làm cho đâu. Giờ anh lại
lặp lại (bệnh cũ tái phát). Tôi thẳng thừng. Mình tôi nhận sửa hết, không cần
anh (và bất cứ ai) sửa giúp. Bởi tôi biết, anh hoặc ai đi chăng nữa, chỉ đứng
vào cho vui, đôi khi lại làm mất thời gian của nhau. Mất lòng nhau. Hiệu quả
công việc chưa chắc đã hơn. Bởi trước giờ mình tôi là chính. Tôi lại về cặm cụi
sửa chữa, làm báo cáo giải trình, gửi cho chủ nhiệm, và gửi cho anh qua email,
nhưng không một ai trả lời (thật thiếu trách nhiệm).
Đến buổi họp giao ban, tôi lại phải
nói, biết rằng nói ra chẳng hay ho gì cho anh, tôi, và một số người (đặc biệt mọi
người càng không ưa tôi khi nói thẳng thừng như vậy). Nhưng tôi vẫn phải nó. Từ
khi gửi báo cáo cho anh và sau buổi họp giao ban. Đến hôm nay, anh kiểm tra bản
giải trình kết quả chỉnh sửa, bổ sung chưa đúng mẫu. Khi tôi sửa tôi cũng vô
tâm không để ý đến mẫu nên cứ thế sửa. Tuy nhiên, mẫu thì thêm phần nọ phần
kia. Phần chính là bản giải trình của tôi tương đối đầy đủ, có chăng chỉ thiếu
phần những gì chưa chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa mới cần giải trình bổ sung. Anh gửi
cho tôi mẫu. Tôi bực. Và, tôi nhờ anh sửa lại giúp (tôi có gửi bản giải trình mềm
cho anh). Anh nói, em sửa sẽ nhanh hơn anh. Tôi bực. Rất bực. Quay sang. Trách
nhiệm của anh đến đâu? Anh phải thể hiện trách nhiệm của mình đi chứ? Những gì
tôi đã sửa, chưa sửa thì anh chỉ cần so sánh giữa biên bản và bản giải trình của
tôi. Bởi, trong bản giải trình tôi ghi rõ, cụ thể thành viên nào, góp ý gì và đồng
ý với ý kiến của thành viên, và đã chỉnh sửa, bổ sung ở mục nào, trang nào (tôi
có gì rõ). Còn những gì chưa chỉnh sửa, bổ sung thì tôi không đề cập (do không
theo mẫu). Vậy thôi.
Anh em phải to tiếng với nhau làm
chi. Thực sự tôi bực mình. Rất bực. Khi TP nói các nhiệm vụ chuyển bị sản phẩm
để khoảng chục hôm nữa kiểm tra. Nói đến rph anh rõng rạc nói một câu “rph có đầy
đủ sản phẩm rồi”, tức là, anh chẳng phải lo lắng gì cả. Trong khi đó, tôi còn
nhiệm vụ khác phải lo. Vì vậy, có mỗi sửa lại bản giải trình anh cũng kêu “em sửa
sẽ nhanh hơn anh”. Vậy anh không làm thì sẽ không bao giờ biết, và sửa nhanh
như tôi được (đó là do anh nói tôi sửa nhanh hơn anh). Và, những gì anh nói ra
chứng tỏ trách nhiệm của anh kém (quá kém), và biện minh cho tính “lười biếng”
của mình. Lười làm việc, lười tận dụng thời gian, và cái lười tệ hại nhất là “lười
suy nghĩ”.
0 comments:
Post a Comment