Bỉ vỏ - tên tiểu thuyết cùng tên của
Nguyên Hồng, nói về cuộc đời đầy bi ai, “bán trôn nuôi miệng”, và cuộc đời “đầm
đìa dơ dáy tội lỗi” của Bính, với biệt danh Tám Bính khi bị đẩy vào nhà “thổ”,
nhà “lục xí” sau một lần bị vu là gái “ăn xu”. Theo đó là đầy dãy những tội lỗi,
xấu xa của dân “chạy vỏ”, dân “anh chị” cũng như những góc khuất của làng xóm,
xã hội ác nghiệt.
Dạo ấy Bính thường gánh gạo lên chợ
huyện bán và lần nào Bính cũng gặp một người vận quần áo Tây (tham Chung), chải
chuốt ngắm trông Bính. Dần dà, Bính băn khoăn vẩn vơ, hay nghĩ đến người đàn
ông sang trọng, và trai trẻ nọ. Và, Bính đã yêu người ấy từ khi nào không hay,
có thể gửi gắm cả đời, và Bính buông phó cả thân thể cho y. Bính có con với tham
Chung.
Rồi y đã bỏ Bính đi không một lời
an ủi và để lại cái kết “Trót đa mang thì
phải đèo bòng/Trót bế lên bụng phải bồng lấy con”. Bính có con với tham
Chung. Sau khi sinh con ra là cả mỗi nỗi đau, nỗi nhục ê hề cho gia đình, và “bố
mẹ Bính đối xử với Bính thật cạn tàu ráo máng và đến mức độ ác hơn là thú dữ”.
Rồi “cái ác tâm của bố mẹ Bính” và vợ chồng Phó Lý muốn bán đứa con của Bình
cho một người em trai buôn bán giàu có nhưng hiếm hoi của Phó Lý. Sinh mạng đứa
bé được mặc cả lên xuống như mớ rau ngoài chợ. Xuống mười đồng, thêm ba đồng mà
vợ chồng Phó Lý làm khó gia cảnh nhà Bính. Bố mẹ Bính đành bán cháu (con Bính)
được 13 đồng để nộp phạt cho làng vì tội “đi hoang” của Bính. Không chồng mà chửa.
Bính quá đau đớn. Nghĩ quẩn. Muốn tự
tử, và muốn ôm con trốn đi trước cái ác tâm của bố mẹ, của vợ chồng Phó Lý, và
của làng xóm ác nghiệt kia. Và, Bính bỏ lại con thơ, để bố mẹ bán đi, và trốn
đi. Lên tỉnh, mọi thứ quá mới mẻ với Bính. Trong lúc bơ vơ, suy nghĩ về một
ngày mai trong đêm tối. Bính cứ đi mà không cần biết rồi sẽ đi tới đâu. Hồi hộp.
Hoang mang. Và, ngày định mệnh ấy. Cái ngày bắt đầu một cuộc đời khốn nạn, nhơ
nhuốc, và Bính phải cắn răng chịu đựng. Bính bị một gã sở khanh hãm hiếp trong
đêm tối. Cũng từ đó, cuộc đời Bính bắt đầu rẽ sang ngã rẽ của cuộc đời đầy tăm
tối, mịt mù, và tội lỗi, xấu xa.
Bính vẫn tin lời nói của tham Chung
(gã sở khanh đã gây ra nông nỗi này cho Bính, con Bính, và gia đình Bính) và
quyết đi tìm Chung. Khi tìm đến địa chỉ thì lại gặp 1 thằng sở khanh khác, và
cũng từ ấy, Bính bị vu là “đồ đĩ trăm thằng, nghìn thằng, và đồ voi giày ngựa
xéo”. Người đi “ăn xu”. Bính bị bắt. Đeo một tiếng theo trai. Dựa trên kết quả
chứng nhận của 1 ông đốc tờ đã giết Bính một cách đau đớn hơn gươm giáo. Bính
không còn... À! À! trinh... Bính bị đẩy vào nhà “thổ”, nhà “lục xí”. Cuộc đời “bán
trôn nuôi miệng” bắt đầu từ đó.
0 comments:
Post a Comment