June 30, 2016

“Hiệu ứng domino là một phản ứng chuỗi xảy ra khi một thay đổi nhỏ tại điểm gốc của hệ có thể gây ra những thay đổi tương tự tại các điểm lân cận, từ đó lan tỏa ra các điểm xa hơn và tạo ra một chuỗi thay đổi tuyến tính. Hiệu ứng này thường được sử dụng trong trò chơi xếp quân domino, nó cũng biết tới thông qua thuyết domino, học thuyết chính trị hay được đề cập trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam” [1]. “Hay mới đây, việc người dân Anh lựa chọn rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) dường như đang tạo ra một “hiệu ứng domino” từ Brexit đang lan ra toàn cầu” [2]. Đó là khái niệm, cũng như minh chứng cho “hiệu ứng domino” không chỉ giới hạn trong trò chơi xếp hình, mà còn thông qua cả các yếu tố kinh tế, chính trị... trong thế trận toàn cầu, đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian qua, với việc formosa Hà Tĩnh xả thải làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, ảnh hưởng đến hàng triệu hộ dân có nguồn sinh kế phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên biển (đánh bắt thủy hải sản). Do đó, trong phạm vi các bài viết liên quan đến formosa, người viết tạm gọi “thảm họa formosa” là “hiệu ứng domino formosa”. Thực ra, nói những bài viết liên quan đến formosa thì hơi quá, bởi cá nhân chẳng có mấy thông tin cũng như khả năng viết còn hạn chế (mới tập tành viết) nên người đọc đôi lúc sẽ thấy những vấn đề (chỉ cóp nhặt) chưa được sắp xếp logic, cũng như chưa có cái nhìn đa chiều, từ nhiều góc độ về các vấn đề liên quan đến formosa.


Như trên có nói, cá nhân chỉ cóp nhặt các thông tin đưa ra những phân tích, cảm nhận mang tính chất phiến diện, chủ quan. Với mục đích không phải viết, giới thiệu những bài viết sâu sắc nhất liên quan đến formosa mà chỉ tìm hiểu, tổng hợp và đưa ra vài cảm nhận của bản thân. Qua đó hiểu hơn về vấn đề cũng như làm tư liệu, mở rộng kiến thức hơn về vấn đề nóng - “thảm họa môi trường”, “thảm họa formosa Việt Nam”. Thiết nghĩ, cần có những quyết sách mạnh tay hơn nữa, những tổ chức, cá nhân có liên quan đến formosa đều phải đưa ra trước công lý. Không thể phát triển đất nước bằng mọi cách, đặc biệt hủy hoại môi trường, đa dạng sinh học... Nếu không có những giải pháp căn cơ thì formosa còn để lại hậu quả nghiêm trọng mà con cháu chúng ta phải gánh chịu đời đời. Và cá nhân hy vọng một “Chính phủ kiến tạo và phát triển” sẽ có những quyết sách quyết liệt hơn, mạnh tay hơn, thậm chí đóng cửa formosa và không có formosa tương tự trên dải đất hình chữ S này. Cũng từ đó, làm rõ trách nhiệm đến các tổ chức, từng cá nhân, cả những người nghỉ hưu liên quan đến formosa Hà Tĩnh. Khi đó “hiệu ứng domino formosa” sẽ có những thay đổi, lan tỏa theo chuỗi các vấn đề, cũng như tổ chức, cá nhân có liên quan đến formosa đúng như bản chất của hiệu ứng domino. Tuy nhiên. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ sẽ khó (chứ không phải không thể) tạo ra chuỗi hiệu ứng phía sau formosa, bởi “chế độ” thực tại là vậy.

Với tiếng nói chung của người dân, cộng đồng cùng các nhà khoa học, nhà trí thức... sẽ dần làm sáng tỏ những gì liên quan đến formosa và khi đó “hiệu ứng domino formosa” dần dần có những thay đổi, một khi có những thay đổi nhỏ tại gốc rễ thì gây ra những thay đổi tương tự theo các điểm lân cận, lan tỏa và theo một chuỗi những thay đổi tiếp theo. Kết quả, sẽ quy trách nhiệm đến các tổ chức, từng cá nhân và thậm chí đóng cửa vĩnh viễn formosa. Chúng ta cùng theo dõi “hiệu ứng domino formosa” này diễn biến ra sao, đó là vấn đề thời gian.

=======================================================================
[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u_%E1%BB%A9ng_domino
[2] http://www.baogiaothong.vn/hieu-ung-domino-tu-brexit-dang-lan-ra-toan-cau-d155996.html
Còn ch gì na mà không quyết đnh và to cách sng
cho riêng bn?


Đ

ể cho 1 bông hoa đẹp cây cần phải sống, hội tụ đầy đủ vật chất hữu cơ cần thiết, cũng như các yếu tố ngoại cảnh (hoàn cảnh sinh thái) phù hợp. Loài lan Hoàng thảo thập hoa (Dendrobium aduncum) ra hoa vào tháng 4 - 6 dương lịch, độ bền của hoa dao động từ 20 - 30 ngày. Trong khi loài lan Tam bảo sắc (Aerides falcata) ra hoa vào tháng 4 - 5 dương lịch, độ bền của hoa khoảng 15 - 20 ngày. Để cho 1 bông hoa đẹp, với những nét đẹp tinh khôi, thuần khiết riêng, màu sắc đa dạng, quyến rũ khác nhau, mùi hương đặc trưng riêng...  Bởi đặc tính sinh lý sinh thái học, cũng như yêu cầu các yếu tố về điều kiện ngoại cảnh của mỗi loài không giống nhau.



Thiết nghĩ con người cũng vậy, phải biết kiên trì và thời gian dần dần sẽ dạy dỗ ta về mọi mặt. Bởi thiên nhiên không bao giờ vội vã. Nhưng với khoảng thời gian hạn hẹp của cuộc sống (không ai bất tử), chúng ta cần phải biết sống đời sống và tạo bông hoa đẹp cho đời như loài Hoàng thảo thập hoa hay loài Giáng hương tam bảo sắc. Sống đời sống của 1 cây gỗ lim hàng trăm năm hay sống đời sống 1 cây rau mầm trong 1 tuần... Do bạn quyết định.


Bạn chọn cách sống của mình như thế nào? Nên bắt đầu từ đâu, như thế nào? Trong mỗi chúng ta, thiên nhiên đã ban tặng cho mỗi người một bản năng và khối óc riêng để lựa chọn và bắt đầu cách sống của mình. Quyết định cách sống như thế nào là ở bạn, không ai khác. Còn chờ gì nữa mà không quyết định và tạo cách sống của riêng bạn?

June 29, 2016


T
rong mi cnh hung không phi là không có cách gii quyết, biết bình tĩnh suy xét, la chn cách tiếp cn, công c và phương pháp gii quyết phù hp nht.


Chắc ít nhiều người đã từng rơi vào tình trạng trong túi hết tiền, trong khi mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường (ngày một ngày hai thôi). Ấy vậy mà trong tôi nhiều lúc rơi vào cái tình trạng có thể nói là cười ra nước mắt này. Ví hết tiền, bình thường thì không sao vì ngày một ngày hai mượn bạn trong phòng được. Nhưng thật trớ trêu, chưa kịp mượn bạn, trên đường đi làm về, đúng hôm có việc về muộn (hơn 21h mới về tới gần nhà). Ôi trời, xe lại thủng săm, có tiền lúc đó chắc cũng chẳng vá hoặc thay săm được. Biết làm sao bây giờ?.


Trời đã về đêm, các cửa hàng đều đóng cửa. Trong người không nổi 50 ngàn, có thay săm cũng không đủ. Cố gắng đi xe bằng lốp bẹp dúm về nhà, cũng may là bánh xe trước và cách nhà khoảng 2km. Đi như vậy biết là đi tong cái săm xe rồi. Về tới phòng là ok rồi. Nhưng trong đầu nghĩ sáng mai đi làm tính sao?




Tối về tắm giặt, nói chuyện với vợ (vợ ở quê, trên này ở một mình) và cùng đưa ra 2 phương án. Một, sáng mai ra quán mà bữa trước mình có sửa xe, hi vọng chú nhớ mặt và cho mình chịu tiền thay săm, cuối giờ chiều mình về gửi sau. Sẵn sàng gửi lại chứng minh nhân dân. Hai, nếu không được, nhờ chú thay săm và gửi xe ở đó. Đi làm bằng xe bus, lên phòng mượn tiền, tối về trả tiền rồi lấy xe sau. Ung dung 2 phương án như vậy là ok. Mình ngại không dám sang phòng trọ bên cạnh mượn cu em. Nên cứ để mọi chuyện sáng mai tính. Nói chuyện xong, ngồi máy tính chút, đi ngủ và đón ngày mới.

Thú thật nói đến đây mình cũng thấy ngại. Ngại vì kể lể những chuyện không đâu, ai có thời gian đâu mà để ý chuyện vớ vỉn của mình. Định “delete” những gì mình viết bên trên. Nghĩ lại, mục đích của mình là viết lại những cảm nhận và trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của bản thân. Nên ngồi viết thêm vài thông tin, còn chuyện post hay không tính sau. Giờ mới có thời gian và cũng là lúc tâm trạng muốn viết vài lời.

Sáng hôm sau mình đón ngày mới lúc 5h20p, thực ra mình tỉnh trước đó, nhưng cố nằm nên lúc chuông báo thức mới ra khỏi giường. Mình có thói quen để chuông báo thức cho ngày mới. Trong khi mình luôn tỉnh giấc trước đó, hi hữu lắm mới nhờ chuông báo thức.

Chuẩn bị đi làm, nhớ ra là đầu giờ sáng hẹn gặp bạn. Trong đầu lại nghĩ lung tung beng cả lên. Hôm trước đi uống nước bạn trả tiền rồi, hôm nay mình đi mà trong người hết tiền thì thấy không tự tin. Mọi người nghĩ đơn giản, chứ mình đi ra đường mà trong người hết tiền thì không tự tin chút nào. Trong ví có 1 triệu thì độ tự tin khác hẳn so với chỉ có 5%. Nếu mình nói tiền không quan trọng thì đó là nói xạo. Còn bạn thì sao? Phải chăng có suy nghĩ khác mình trong trường hợp này. Có thể bởi đứng ở góc độ cá nhân mình không thể lấy đó mà suy xét cho người khác được. Mà khổ, những lúc có tiền thì không sao, lúc hết tiền mới gặp cái này cái nọ. Thật không biết giải thích sao nữa?

Quay lại câu chuyện xe bị thủng săm (hỏng săm do tối qua mình cố đi về phòng). Đi ra quán như phương án 1 đã đưa ra tối hôm qua. Ôi trời, chú chưa mở cửa. Nhà chú ở chỗ khác, cửa hàng không có ai ở đó. Biết làm sao bây giờ. Tính đến phương án 2, cố đi tìm quán nào đó thay săm. Đây rồi, vào nhờ anh thay săm. Nhưng đang đắn đo, muốn nói rằng thay xong cho em chịu đến tối về em gửi tiền (em gửi cmnd). Chưa kịp nói, mình xem trong ví chính xác còn bao nhiêu tiền. Oh, chưa đầy 50k. Tính sao bây giờ.

Ah, đây rồi. Đồng tiền may mắn. Chuyện là, đầu năm mới mình được “lì xì” lấy may. Có những 3 tờ 10 nghìn mới cứng. Đúng là trong cái rủi có cái may. Thế là giải quyết được bài toán “trả tiền thay săm xe”. Đã xong.

Trên đường đi đến chỗ hẹn. Thực sự mình thấy hơi ngại. Đến giờ như đã hẹn mà chưa thấy mình đến. Bác Hữu (bọn mình gọi là Bác vì Bác hơn mấy tuổi) gọi điện, mình bảo em gọi cho Hiếu (người thứ 3 trong nhóm), bảo xe em hỏng nên đến muộn. Bác Hữu bảo, Hiếu cũng chưa đến. Bác chờ mọi người đến ăn sáng. Trên đường đến nơi, vào quán ăn sáng. Ăn xong mình bảo Hiếu trả giúp mình tiền. Nhưng Bác Hữu lại đứng ra trả. Thực sự mình thấy “xấu hổ” vì mấy lần rồi, ăn uống toàn Bác trả. Đúng là trong tình bạn đôi lúc không nhất thiết phải sòng phẳng luôn, lúc này bạn có lúc khác tôi trả. Chẳng vấn đề gì. Trong đầu mình nghĩ linh tinh vậy, chắc mọi người cũng nghĩ đơn giản vậy.

Lên cơ quan (hi vọng cuối tháng rồi nhận được lương) để đi đường tự tin hơn. Đến trưa, bạn cùng phòng kêu đi ăn cơm. Cũng nói rõ là tôi hết tiền, ông trả giúp tôi, bữa sau tôi trả. Chuyện bình thường như chẳng có chi phải bàn. Khi ăn xong, bạn đứng dậy trả tiền, hỏi tôi có cần tiền không, bạn cho mượn. Được cái trước nay khi nào bí quá bạn toàn cho giật tạm mấy bữa. Tuy nhiên, nói qua câu chuyện tối qua (ví hết tiền, xe thủng săm) bạn nói “làm gì mà khó khăn như vậy?”. Thật ngại quá, nói ra thì mọi người cười cho (không phải kể nghèo kể khổ đâu nghe). Nhưng đôi lúc (không phải một đôi lần) đã rơi vào tình trạng túi hết tiền, trong đầu nghĩ mông lung. Biết làm sao được. Hi vọng cách chi tiêu của mình sẽ hợp lý hơn để hạn chế tình huống trớ trêu như trên.


Có đôi lời về tình huống dở khóc dở cười của mình. Tình huống DỞ KHÓC (khóc đùa thôi - có khóc ra nước mắt đâu), DỞ CƯỜI (cũng chẳng cười được nhưng cũng phải tươi tỉnh lên) mà mình trải qua như là một lần mình cần suy nghĩ lại về bản thân. Thiết nghĩ, TRONG MỌI CẢNH HUỐNG KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG CÓ CÁCH GIẢI QUYẾT, BIẾT BÌNH TĨNH SUY XÉT, LỰA CHỌN CÁCH TIẾP CẬN, CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT PHÙ HỢP NHẤT.

June 23, 2016



G

ặp nhau, biết nhau, đến được với nhau, tôn trọng nhau và thông cảm cho nhau là 1 chuyện. Chơi được với nhau lâu dài, bền vững thậm chí kết hợp làm ăn (vấn đề kinh tế) lại là chuyện khác.


Hãy đến với nhau trước

Gặp nhau, biết, hiểu phần nào về nhau và chơi được với nhau đó là “cái duyên” mà khó có thể lý giải được. Ở bài TÌNH BẠN CAO ĐẸP mình có nói đến, trong tình bạn hãy luôn luôn tôn trọng nhau, tạo và giữ chữ tín trong nhau, không chút vụ lợi. Tình bạn mới có thể tồn tại bền lâu và phát triển được. Bản thân cũng chẳng mơ ước là một người sống tốt, một người bạn thật tốt. Tuy nhiên, hãy là chính mình - tiền hậu nhất nhất. Để ai đó cảm thấy có thể tôn trọng nhau, đến với nhau, chơi được với nhau, sẻ chia mọi điều và sống được với nhau dài lâu theo thời gian, không chút vụ lợi. Dù chỉ là xã giao hay liên quan đến một chút quyền lợi (kinh tế), liên quan đến tình cảm (bằng hữu)... hãy tôn trọng nhau, rõ ràng và biết thông cảm cho nhau.

Lợi thế trong tình bạn

Mỗi người mỗi hoàn cảnh, xuất phát điểm không giống nhau (mỗi cây mỗi hoa), đó là lợi thế riêng của mỗi người. Mọi sinh vật dù cùng loài vẫn có những đặc điểm về hình thái, sinh thái học khác nhau. Con người cũng vậy, ngoại hình cơ thể có thể same same (anh chị em sinh đôi) nhưng tích cách không hẳn giống nhau (cha mẹ sinh con trời sinh tính). Điểm khác biệt cơ bản đó là dấu vân tay, không 1 ai giống ai theo đúng nghĩa (không đề cập đến giả mạo cho mục đích riêng) hay mỗi người 1 vận mệnh khác nhau, có thể sinh cùng giờ cùng ngày cùng tháng cùng năm, đơn cử như mỗi người một số cmnd (giấy chứng minh nhân dân).

Đến được với nhau sau khi đã hiểu ít nhiều về tính cách của nhau, tôn trọng và thông cảm cho nhau mới chơi được với nhau dài lâu, bền vững không chút vụ lợi. Mỗi người mỗi ưu nhược điểm, biết giúp đỡ nhau, góp ý cho nhau để hạn chế, khắc phục những nhược điểm. Biết động viên kịp thời, đúng lúc, tạo điều kiện để phát huy những thế mạnh riêng. Đó là lợi thế riêng của mỗi cá nhân. Biết hợp lực, hợp sức, hướng tới đích đến chung và cố gắng cân bằng mọi mặt (tình cảm, quyền lợi, trách nhiệm...), thiết nghĩ đó là LỢI THẾ TRONG TÌNH BẠN. Còn vấn đề biết sử dụng, khai thác hiệu quả lợi thế đó như thế nào lại là chuyện khác. Hội tụ các yếu tố đó đã là 1 thành công đáng trân trọng.

Nơi ý tưởng hội tụ

Bước đầu có thể là suy nghĩ của mỗi người (trên quan điểm nhìn nhận, suy nghĩ, trải nghiệm của mỗi cá nhân), sau khi trao đổi, chia sẻ mới tìm đích đến chung. Cũng phải xác định rằng đích đến chung còn nhiều gian nan, trông gai, khó khăn phía trước nếu không chung sức chung lòng, quyết tâm và kiên trì theo đuổi thì chuyện thành bại đã rõ, vấn đề chỉ là thời gian. Xác định những khó khăn để tìm cách giải quyết, chứ không phải đưa ra khó khăn làm mọi người nản chí, không quyết tâm theo đuổi hay bỏ cuộc ngay từ đầu và chuyển hướng.

Cũng phải lường trước được vấn đề giữa tình bạn và lợi ích riêng (động đến chút kinh tế là phiền hà). Không phải vô lý mà Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “thói đời” đúc kết câu “Còn tiền còn bạc còn đệ tử/Hết tiền hết gạo hết ông tôi ... Ở thế gian mới hay người bạc ác/Giàu thì tìm đến khó tìm lui”. Biết đặt lợi ích chung lên trên hết, thông cảm và không để ý đến những tiểu tiết vụn vặt mới hy vọng sớm cán đích đến chung. Mỗi chúng ta đâu hẳn chỉ nghĩ làm việc, sống, những mối quan hệ... chỉ vì đồng tiền. Bởi những cám dỗ của đồng tiền thật khủng khiếp, nếu ta không tiết chế được thì sẽ trả cái giá rất đắt, thậm chí không có cái giá nào có thể trả được. “...Sự giàu sang không thể là mục đích của đời sống. Cái giàu sang thực sự phải đến từ trái tim, không phải đến từ túi tiền...” - TS Alan Phan.

Có ý tưởng tốt (good idea) là 1 chuyện, vấn đề hiện thực hóa ý tưởng và kinh doanh ý tưởng (realization of ideas and business ideas) như thế nào là chuyện đáng bàn. “Bạn phải cháy hết mình với một ý tưởng, một vấn đề hoặc một điều sai mà bạn muốn thành đúng. Nếu bạn không có đủ đam mê ngay từ đầu, bạn sẽ không bao giờ gắn kết đến cùng với điều đó” - Steve Jobs.


Còn chờ gì nữa mà chúng ta không bắt đầu ngay từ bây giờ, ngay lúc này đặt những viên gạch đầu tiên cho ngôi nhà chung? “Những người thành công ít khi ngồi yên và để mọi việc xảy đến với mình. Họ bước ra và tạo nên những việc đó” - Leonard Da Vinci.



Một chiều chạy thể dục qua cánh đồng sản xuất các loại rau trái (rau trái theo mùa), thuộc khu vực Yên Nghĩa, Hà Đông. Thời điểm nắng nóng đạt gần 400C của mùa hè oi bức năm 2016. Chạy dạo quanh, quan sát, dõi theo những người nông dân tần tảo công việc đồng áng. Người tưới nước (ô roa), người thu hái rau quả, người làm cỏ, người cuốc đất... tất cả như chẳng có gì đáng bàn. Mọi chuyện diễn ra như đời thường, bởi cuộc sống là vậy. Khi đến ruộng có hai bác (bác trai, bác gái) đang làm đồng. Ruộng đang gieo hạt, được phủ bằng thân, lá cây bầu (bí ngô) mới phá. Cuối chiều mát, bác gái thu gọn những tàn dư của cây bầu che phủ cho những hạt giống mới gieo. Bác trai đang đi lên đầu bờ (chuẩn bị đi về), ngoảnh lại nói, đem lên đầu bờ cho mồi lửa. NHẤT THỦY NHÌ HỎA, bác nói tiếp. Mồi lửa cái mồm ông, bác gái nói. Lúc này tôi chạy qua, trong đầu lóe lên suy nghĩ về thực trạng người nông dân sau khi canh tác những tàn dư thực vật gom lại đem đốt sạch, đốt hết, đốt không còn gì, chỉ còn lại đống “tro” tàn. Nghĩ rộng ra, tài nguyên rừng vàng biển bạc một thời cũng sẽ vậy sao?

Người dân miền núi

Canh tác nương rẫy là một phần không thể thiếu trong sinh kế của nhiều cộng đồng dân tộc vùng cao. Canh tác nương rẫy “chặt - đốt”, trước kia nhiều người dùng những cụm từ mạnh như “đao canh hỏa chủng” để nói lên thực trạng canh tác nương rẫy theo các phương thức canh tác truyền thống, với các loài cây trồng ngắn ngày phổ biến như: ngô, khoai, sắn, lúa nương... năng suất cây trồng thấp, hiệu quả không cao và thiếu tính bền vững về môi trường sinh thái, đặc biệt xói mòn rửa trôi lớp đất mặt, hạn chế trong việc duy trì, bảo vệ đầu nguồn...

Canh tác nương rẫy phải thường xuyên luân canh và mở rộng diện tích canh tác mới, với quỹ đất ngày càng thu hẹp trong khi áp lực gia tăng dân số, nhu cầu thiết yếu của con người ngày càng tăng, nên canh tác nương rẫy không còn phù hợp với xu thế hiện nay. Theo thống kê, canh tác nương rẫy là nguyên nhân trực tiếp làm mất rừng; việc đốt dọn thực bì trong quá trình canh tác nương rẫy không được kiểm soát, quản lý chặt chẽ cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều vụ cháy rừng. Đốt nương rẫy là nguyên nhân gây ra 60 - 70% số vụ cháy rừng và khoảng 60% tổng diện tích rừng bị chặt phá trái phép hàng năm.

Hơn nửa tài nguyên rừng trên thế giới đang bị phá hủy nghiêm trọng và hơn 30% đang bị suy thoái. Trong khi đó trên 1 tỉ người nghèo đang sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng. Việt Nam có ¾ lãnh thổ là đồi núi, đất lâm nghiệp, chiếm 57% trong tổng số 26,2 triệu hecta đất nông lâm nghiệp; là nơi cư trú, tạo sinh kế của 25 triệu dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo. Theo FAO (2015) “suy thoái đất đai vùng đồi núi là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới đói nghèo”.

Hiện nay Đảng và Nhà nước đang đưa ra những chủ trương lớn nhằm “đổi mới”, “tái cơ cấu”, và “nâng cao hiệu quả hoạt động” nhằm thay đổi hình thức quản lý lâm nghiệp Nhà nước. Tạo sự dịch chuyển trong phương thức quản lý, chuyển đổi từ hình thức quản lý lâm nghiệp trọng tâm là Nhà nước sang hình thức quản lý với hộ gia đình và cộng đồng làm trung tâm. Đó là tư duy mới, bước đi mới trong việc tiếp tục đẩy mạnh phân quyền trong sử dụng và quản lý tài nguyên rừng cho hộ gia đình và cộng đồng, nâng cao tiếp cận đất đai và tài nguyên rừng.

Người dân xuôi

Không hẳn người miền núi mới có tập quán “chặt - đốt”, điều đó đang diễn ra hiện hữu với người dân miền xuôi (vùng đồng bằng). Trong những năm gần đây, từ việc “dồn điền đổi thửa” đến “cơ giới hóa” trong nông nghiệp (cày, cáy, thu hoạch) cũng như mức sống người dân một ngày cải thiện thì cũng là lúc nhu cầu về chất đốt, chăn nuôi, phân hữu cơ... ngày một ít đi. Hiện nay rất ít hộ gia đình dùng tàn dư thực vật làm chất đốt (rơm rạ, thân cây lạc, ngô...), lấy rơm rạ để chăn nuôi (trâu bò), hay dùng tàn dư thực vật bón lại cho đồng ruộng... Cứ mỗi độ chính vụ, máy gặt xuống tận ruộng, lúa chất đầy bờ cũng là lúc khói phủ kín một góc trời. Khói do người dân đốt rơm rạ sau khi thu hoạch xong. Những năm gần đây, hiện tượng các huyện gần nội thành Hà Nội như Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai, Thường Tín...(Hà Tây cũ) đốt rơm rạ vụ mùa làm khói bay dày đặc vào trong nội thành Hà Nội như hun khói (khói mù quang hóa), gây ngột ngạt, khó thở... làm môi trường không khí bị ô nhiễm nặng.

Do không có nhu cầu sử dụng rơm rạ, nên người dân đốt để lấy tro bón cho ruộng đồng cày cáy vào vụ sau. Theo các chuyên gia môi trường, đốt rơm rạ sẽ làm nóng bầu khí quyển, đẩy nhiệt độ lên cao, gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, những tác hại của khói rơm rạ đối với sức khỏe con người do hít khói bụi, khí độc... ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp (mũi họng, viêm phế quản, viêm phổ, ung thư phổi...).

Nguyên nhân ở đâu?

Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu do áp lực gia tăng dân số của người dân miền núi mà họ phá rừng đề canh tác cây ngô, sắn, lúa nương... Hiện tượng cây ngô, cây sắn leo lên đỉnh đồi, đỉnh núi ở các tỉnh phía Bắc (ngô đi trước sắn cất bước theo sau), đặc biệt Sơn La trong những năm gần đây là minh chứng cho thực trạng phá rừng, canh tác đất dốc thiếu tính bền vững. Sơn La một thời vinh danh là vựa ngô của các tỉnh phía Bắc, đứng thứ hai cả nước sau vùng Tây Nguyên. Nếu vinh danh ghi vào kỷ lục guinness của Việt Nam về tốc độ phá rừng, tốc độ phát triển cây ngô chóng mặt hay có nhiều quả đồi trống trọc nhất... thì Sơn La luôn giành vị trí quán quân. Không riêng gì Sơn La, các tỉnh thành có diện tích rừng, đất rừng khác trong cả nước cũng xảy ra tình trạng tương tự, cho thấy vấn đề quản lý nguồn tài nguyên rừng và đất rừng yếu kém như thế nào. Trong khi báo cáo hàng năm về diện tích rừng trồng, diện tích quản lý bảo vệ, độ che phủ rừng không ngừng tăng qua các năm chỉ là con số làm đẹp cho các vị chính trị gia.

Từ các vị chóp bu đến người dân luôn có tư duy nhiệm kỳ, lợi ích trước mắt mà không màng đến những hậu quả, hệ lụy cho việc sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng không hiệu quả, thiếu tính bền vững. Chỉ có đất nước lấy nguồn thu chính từ khai thác tài nguyên (nguyên liệu thô để xuất khẩu) để làm lợi riêng cho một số nhóm đối tượng (những ông lớn chỉ có việc khai thác để bán mà hàng năm còn báo lỗ cả hàng chục ngàn tỷ thì còn làm ăn gì nữa?). Đó là vấn đề tuy duy tầm “lùn”, cách quản lý kém hiệu quả.

Từ khi đổi mới, chúng ta sớm vinh danh là cường quốc về xuất khẩu nông sản (gạo, cà phê, hồ tiêu, thủy sản...). Đối với cây lúa trải qua bao thăng trầm mà vẫn chưa có lối thoát cho thị trường, thương hiệu gạo Việt. Là cường quốc về xuất khẩu gạo (số lượng) nhưng giá trị (lợi tức) đem lại cho người dân được bao nhiêu? Người làm ruộng vẫn điêu đứng, chưa làm giầu được từ những vựa lúa trù phú bấy lâu? Cũng đừng cố hữu bảo vệ, giữ nguyên khoảng 3,8 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp cho mục tiêu cường quốc xuất khẩu gạo khi mà không có những thay đổi căn cơ về cơ chế chính sách, thị trường hội nhập thì người nông dân còn nghèo, khổ, đất nước kém phát triển. Hạt gạo của ta khó cạnh tranh với gạo Campuchia, Ấn Độ, Afghanistan... chứ đừng nói đến gạo Thái. Đợt xâm nhập mặn vùng ĐBSCL, hạn hán vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ vừa qua là minh chứng, bài học đắt giá cho việc cần kíp thay đổi lại tư duy quản lý của các vị chóp bu nếu còn trách nhiệm đến lợi ích người dân, lợi ích quốc gia.

Thói quen bần hữu lạm dụng quá đà thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học... nên nông dân tự đầu độc chính đồng loại của mình. Vị đại biểu quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) thốt lên rằng “con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế”. Thế giới hội nhập WTO, TPP... vừa là cơ hội cũng là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp nội khi đi ra biển lớn. Nếu không thay đổi tư duy kiểu làm ăn chộp giật, tư duy nhiệm kỳ... thì chuyện thất bại trên chính sân ra là chuyện sớm muộn của người dân, doanh nghiệp Việt.
  
Thế giới hội nhập thay đổi chóng mặt nếu không có những tư duy đột phá thì chuyện tụt hậu so với các nước láng giềng (Lào, Campuchia...) hay khu vực và thế giới sẽ là câu chuyện đáng buồn cho đất nước đất nước rừng vàng biển bạc một thời thì nay rừng trơ trọc biển ô nhiễm. Vận mệnh đất nước như thế nào, sẽ ra sao trong thế kỷ 21?

June 22, 2016


S
au buổi tan tầm, hai anh em đi làm cốc bia cuối chiều. Chuyện nhỏ chuyện to, giãi bày tâm sự, những gì có thể chia sẻ là sẻ chia, không một chút giấu diếm hay giữ kẽ. Đó mới là người anh, người bạn, đồng nghiệp đáng trân trọng. Bởi mỗi người đâu có thời gian “rảnh rỗi” mà ngồi nghe người khác kể lể về chuyện gia đình, đời tư của mình. Chuyện cơm áo gạo tiền chưa đủ đau đầu sao? Tuy nhiên, cuộc sống đâu hẳn cứ lao đầu vào lo kiếm tiền, mà quên đi những giây phút thoải mái nhất sau khi chia sẻ mọi thứ, như “trút” được cái gì đó hay phiền muộn, gánh nặng bấy lâu. Thâm chí người vợ, gia đình luôn sát cánh bên cạnh, luôn quan tâm lo lắng cho bữa ăn, giấc ngủ, sinh hoạt... nhưng đâu hẳn có thể tìm được người biết lắng nghe, sẻ chia, đồng cảm và thấu hiểu được phần nào những gì đang diễn ra, bởi những người trong cuộc mới hiểu được.
  
Cuộc sống, công việc mọi người ít nhiều đều trải qua, tuỳ đặc thù mỗi ngành nghề, lĩnh vực mà có những thành công cũng như những nỗi khổ riêng mà khó nói thành lời. Mấy ai có thể tìm được người tâm giao, tri kỉ theo đúng nghĩa để mượn chén rượu tiêu sầu? Biết rằng nói ra bạn, tôi chưa hẳn đã giúp nhau được điều gì. Cái quan trọng đó là người cùng cảnh ngộ, biết và hiểu phần nào những gì mà bạn đang suy nghĩ (khía cạnh nào đó thôi), chưa có cách giải quyết. Không mong được bạn khuyên hay bày cho cách giải quyết. Thông qua những trao đổi ngoài lề, những lời nói mộc mạc, chân chất, giải đơn và thành tâm... đôi khi lại là một điều gì đó gợi mở, như đã tìm được lối thoát mà bấy lâu nay đang bận tâm đi tìm. Thậm chí chỉ là một câu nói “bâng quơ” chẳng có ý nghĩa gì, nhưng cũng đủ để thức tỉnh một cái gì đó mà tôi, bạn đều cần. Điều đó rất đáng được trân trọng.

Anh hơn tôi một giáp, có thể gọi nhau “chú xưng cháu”. Tuổi tác không hẳn đã tạo nên khoảng cách suy nghĩ, cách sống và đích đến của mỗi người (ở góc độ nào đó thôi). Gặp nhau, biết và chơi được với nhau đó là “cái duyên” mà khó có thể lý giải được. Thế nên mới có câu “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ/Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Biết rằng, trong hoàn cảnh của mình, có thể mới chỉ đúng phần nào ý nghĩa của câu nói trên. Tuy nhiên, dù học gì, làm gì, công việc của bạn ra sao? Cuộc sống của bạn như thế nào, ngay cả trong tình bạn, tình đồng chí (trước sử dụng trong chiến trường) tình yêu hay đích đến cuối cùng của mình là gì? Rất cần “cái duyên”, đủ nội lực và kiên trì mới có thể đạt đến thành công theo đúng nghĩa.

Trong câu chuyện, tôi nói bạn nghe, bạn nói tôi nghe. Chuyện trên trời dưới biển nói hết. Ai nghĩ sao nói vậy, không câu lệ hay giữ kẽ. Hãy nói cho nhau nghe, mới có thể thoải mái, lấy lại tinh thần cho ngày mới. Có một điều bạn nói, hiện tại bạn KHÔNG CÓ LỐI THOÁT. Mình hơi bất ngờ, tại sao bạn lại nói vậy, trong khi công việc, cuộc sống, tình cảm gia đình... không thấy gặp vấn đề gì trắc trở, khó vượt qua để bạn dùng cụm từ không có lối thoát. Hóa ra, vấn đề ở chỗ “cơm áo gạo tiền”, nhu cầu vượt quá những gì mình bỏ công sức, trí tuệ ra để làm việc. Bởi “chế độ” thực tại nó như vậy. Người làm người chơi quyền lợi như nhau, thâm chí “người ngồi chơi xơi nước” hưởng quyền lợi hơn người làm, trong khi cùm cũi làm ngày làm đêm trách nhiệm phải gánh chịu. Biết vậy, nhưng chế độ nó vậy, không thể không theo hay làm trái. Tuy nhiên, nếu không tìm được lối thoát, ngày ngày sẽ tích dần những bực bội nếu không giải tỏa, hay cân bằng được dễ gây “stress”, thậm chí đến một lúc nào đó có thể suy nghĩ và hành động như “giọt nước làm tràn ly”. Chuyện gì xảy ra sau đó thì khó mà lường trước được?

Mấu chốt của vấn đề

Như bài MỤC ĐÍCH SỐNG mình có đề cập đến, cuộc sống của mỗi người (đa số) cứ thích FREE nhiều thứ sản phẩm, nhiều dịch vụ, ngay cả tư vấn một vấn đề gì đó mà mình rất quan tâm... muốn kiếm thật nhiều tiền mà bỏ ra ít công sức, thời gian và lao lực. Đối với một hay một loại hàng hóa nào đó, khi cầu vượt cung hay ngược lại cung vượt cầu đều dẫn đến những bất ổn về giá cả, sản phẩm hàng hóa và giao dịch. Theo quy luật thị trường sẽ tự điều tiết và chạm tới điểm cân bằng (equilibrium point). Thiết nghĩ, mọi góc cạnh của cuộc sống con người cũng vậy, khi nhu cầu vượt quá khả năng đáp ứng dẫn đến mất cân bằng trong cuộc sống. Bản thân chúng ta và xã hội sẽ điều tiết sự cân bằng đó sao cho phù hợp hơn. Mỗi chúng ta đâu hẳn chỉ nghĩ làm việc, sống, những mối quan hệ... chỉ vì đồng tiền. Bởi những cám dỗ của đồng tiền thật khủng khiếp, nếu ta không tiết chế được thì sẽ trả cái giá rất đắt, thậm chí không có cái giá nào có thể trả được. “...Sự giàu sang không thể là mục đích của đời sống. Cái giàu sang thực sự phải đến từ trái tim, không phải đến từ túi tiền...” [1].

Đừng chỉ nghĩ tới giàu sang và làm việc chỉ vì tiền bạc. Hãy đi tìm hạnh phúc, yêu và được yêu, tìm sự thanh bình cho đầu óc và tâm hồn”, “Cái giàu tiền bạc chỉ là một con số để thiên hạ thị phi. Cái giàu thực sự là sự sung mãn về sức khỏe, về tình yêu, về nhiệt tình, về kiên nhẫn, về cá tính, về đạo đức” [1].
  
 =======================================================
[1] Alan Phan (2015). Bí mật của Phan Thiên Ân – Quà tặng từ Tiến sĩ Alan Phan. Nxb Thế giới.

June 20, 2016

T
rong cuộc sống, công việc hẳn mỗi chúng ta đều ít nhiều kinh qua trường hợp bằng mặt mà không bằng lòng. Đó là điều khó tránh khỏi bởi cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ, đâu hẳn sống RIÊNG cho mỗi cá nhân. Sống trong môi trường nào phải biết lựa sao cho phù hợp với những đặc thù trong môi trường đó. Tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu cho nhiều mục đích như: để hòa nhập với môi trường, ngụy trang, điều hòa thân nhiệt, gửi tín hiệu đến những con tắc kè khác... (1) Và con người cũng vậy. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là khả năng thay đổi hay biểu thị những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể (body language) của mỗi chúng ta, không hẳn ai cũng có khả năng “đọc suy nghĩ” của người khác. Theo một nghiên cứu của Alberl Mehrabian thuộc UCLA cho biết, người đối diện tiếp nhận 55% những gì bạn truyền tải xuất phát từ ngôn ngữ cơ thể, 38% từ giai điệu của giọng nói và chỉ có 7% là từ những lời bạn nói (2). Trong phạm vi bài viết không dám bàn tới body language (bản thân chưa tìm hiểu và cũng không phải chuyên môn), mà chỉ đề cập đến khía cạnh “những lời bạn nói” khi gặp người này người kia có đồng nhất hay không mà thôi. TIỀN HẬU BẤT NHẤT hay TIỀN HẬU NHẤT NHẤT.

Trong tình bạn

Không hiếm những trường hợp, người này nói với mình kiểu (thông tin khác) khi gặp người khác nói một kiểu (thông tin hoàn toàn trái ngược nhau), tức “tiền hậu bất nhất”. Dù với mục đích gì đi chăng nữa như vậy là không nên, không tốt (không bàn tới những trường hợp tìm cách hại bạn, hại người). Bởi nếu là một người bạn theo đúng nghĩa, biết rằng “nhân vô thập toàn” thì có gì chưa đúng, chưa phải nên góp ý, trên tinh thần xây dựng để bạn được tốt hơn dù trong học tập, công việc, cuộc sống. Bản thân đã trải qua những chuyện như thế này không ít, chắc hẳn mình “sống” còn “dở” nhiều? Tuy nhiên, qua những lần như vậy (bản thân chưa dám nhận mình sống đã tốt), mình mới thấy thế nào là một người bạn theo đúng nghĩa, còn những trường hợp khác sống chỉ lợi dụng nhau mà thôi (nhận định cá nhân).

Trong tình bạn, khi việc gì động chạm đến chút quyền lợi (kinh tế) mới biết đâu là bạn thực sự, đâu là bạn vụ lợi? “Còn tiền còn bạc còn đệ tử/Hết tiền hết gạo hết ông tôi”. Ở bài TÌNH BẠN CAO ĐẸP mình có nói đến, trong tình bạn hãy luôn luôn tôn trọng nhau, tạo và giữ chữ tín trong nhau, không chút vụ lợi. Tình bạn mới có thể tồn tại bền lâu và phát triển được. Bản thân cũng chẳng mơ ước là một người sống tốt, một người bạn thật tốt. Tuy nhiên, hãy là chính mình - tiền hậu nhất nhất. Để ai đó cảm thấy có thể tôn trọng nhau, đến với nhau, chơi được với nhau, sẻ chia mọi điều và sống được với nhau lâu dài theo thời gian, không chút vụ lợi. Dù chỉ là xã giao hay liên quan đến một chút quyền lợi (kinh tế), liên quan đến tình cảm (bằng hữu)... hãy tôn trọng nhau, rõ ràng và biết thông cảm cho nhau.

Trong công việc

Khi động chạm tới “quyền lợi và trách nhiệm” hẳn trong mỗi chúng ta thường có đôi lúc “xù bộ lông nhím” lên để đòi hỏi, trốn tránh trách nhiệm... Xin không dám trao đổi sâu thêm ở đây, bởi sẽ động chạm đến một ai đó và bộ lông nhím sẵn sàng “xù” lên bất cứ lúc nào. Trong phạm vi bài viết, mình đang nói đến câu chuyện “tiền hậu bất nhất”. Tương tự như trên mình có nói, việc một người này (đồng nghiệp) khi gặp mình nói một kiểu, gặp người khác (người thứ 3, thứ 4...) nói một kiểu (thông tin trái ngược nhau), là chuyện không hiếm ở trong cuộc sống này. Tuy nhiên, biết làm sao được bởi có thể đó là tính cách của họ hoặc với mục đích gì khác thì mình chưa rõ. Nhưng mình không có lỗi lầm hay dính “chàm” (không thể sợ sai mà không dám làm đâu nhé), sống không thù không oán, sống vì tập thể... thì không hẳn ai cũng ghét. Sống trong một tập thể bạn làm hài lòng đến 60% tổng số người trong cơ quan đã là tốt biết bao. Đó là một bài học mà một người đi trước (chánh văn phòng) đã nói, góp ý và trao đổi thẳng thắn với mình, sau khi mình đã “ra đi” và rồi lại “quay về” làm việc. Từ đó, mình không còn suy nghĩ cố gắng sống làm vừa lòng tất cả mọi người và cũng từ đó mình có những chính kiến riêng, đôi lúc về một vấn đề gì đó (không sợ mếch lòng) mà nói thẳng, nói thật và nhiều người không ưa, không thích, thậm chí là bị ghét từ đó. Mình biết điều đó, nhưng quan điểm của mình, sống, học tập, nghiên cứu và làm việc vì lợi ích chung của tập thể, cơ quan. Luôn luôn trên tinh thần cầu tiến. Còn câu chuyện “đằng sau” sống để trên 60% mọi người ghét, không ưa và lúc đó sẽ phải “ra đi” để thời gian sẽ trả lời.

Trong cuộc sống

Trong cuộc sống hay bất kỳ khía cạnh gì, dù là tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, trong công việc... hãy luôn là chính mình. Dù trong hoàn cành nào hãy là HAI MẶT MỘT LỜI, TIỀN HẬU NHẤT NHẤT. Biết rằng, nói thẳng nói thật nhiều người không ưa và trong “chế độ” như vậy, bản thân mình là người thiệt thòi đâu tiên. Nhưng không vì thế mà đánh mất mình. Tuy nhiên, cũng đừng để cái “tôi” cố hữu lấn át ý chí mà làm mất đi những gì vốn có. Xin có đôi lời nhàm bàn, mong được lượng thứ. Trước khi kết thúc bài nói chuyện xin được trích 2 câu thơ trong truyện Kiều, để phần nào nói lên điều muốn nói:

“...Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song...”

======================================================================= 
(1) http://khoahoc.tv/tac-ke-doi-mau-de-giao-tiep-khong-phai-de-nguy-trang-19223
(2) http://kenh14.vn/kham-pha/doc-vi-doi-phuong-tu-dau-den-chan-qua-ngon-ngu-co-the-20150503054239692.chn

June 14, 2016

T

rong cuộc sống nói chung, hay bất cứ vấn đề gì? công việc gì?, từ việc học tập, nghiên cứu đến công việc kinh doanh, làm công ăn lương... nếu ta chưa xác định được cái mình cần, cái mình phấn đấu, mục tiêu hay đích đến của mình... thì làm sao biết bắt đầu từ đâu, biết sử dụng công cụ hay phương tiện, cũng như cách nào để đạt được mục tiêu, đích đến đã đặt ra? Không ai có thể biết trước được mình thành công như thế nào hay thất bại ra làm sao ở cuối mỗi chặng đường. Nhưng chuẩn bị là yếu tố quan trọng khi gặp được cơ hội.



Ỷ lại

Như bài cha chung không ai khóc mình có nói về "SỨC Ỳ bản thân", "sức ỳ tâm lý" trong mỗi chúng ta vô hình chung đã ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc cũng như mục tiêu phấn đấu của mỗi cá nhân. Giữa thời buổi của những khẩu hiệu bích chương rẻ tiền, bao quanh bởi nhiều hiện tượng, lời nói, con người giả dối, lừa gạt, xoay đầu đổi đít... cần biết tự tạo động lực cho chính mình. Trong bài động lực ở đâu?, mình có nói mỗi cá nhân NÊN biết mình cần gì hay yếu tố nào tạo nên động lực để mình cố gắng, phấn đấu không ngừng. Dù bất kỳ công việc, ngành nghề, vị trí, tầng lớp nào. “Bạn phải cháy hết mình với một ý tưởng, một vấn đề hoặc một điều sai mà bạn muốn thành đúng. Nếu bạn không có đủ đam mê ngay từ đầu, bạn sẽ không bao giờ gắn kết đến cùng với điều đó” - Steve Jobs.

 Biết đi đâu về đâu

Trong phạm vi của mỗi cá nhân nên BIẾT mục tiêu ngắn, trung và dài hạn, cũng như đích đến của mình ở mỗi thời điểm hay giai đoạn khác nhau qua các cung bậc thăng trầm của đời người. Có BIẾT, chúng ta mới lập kế hoạch cho bản thân, tin vào nhận xét, phoán đoán của chính mình (có cơ sở). Từ đó mới BIẾT cách nào? thực hiện rao sao cho kế hoạch của mình. Trong cuộc sống, phải BIẾT cái mình cần, phải BIẾT gia tăng giá trị kỹ năng (các kỹ năng mềm) và trải nghiệm của bản thân. Không BIẾT thì tìm và học, và liên tục học hỏi. Dù bạn còn đang tuổi đi học, độc thân, đang yêu hay đã có gia đình. Bạn đang làm bất cứ ngành nghề công việc gì? Dù là anh nông dân quanh năm tất bật đồng áng. Dù là chị công nhân làm công ăn lương hay tầng lớp áo trắng cổ cồn... cần BIẾT MÌNH ĐI ĐÂU VỀ ĐÂU, ĐÍCH ĐẾN CỦA MÌNH LÀ GÌ?

Cứ đi rồi sẽ tới

Không hẳn phải làm được cái gì rồi mới dám nói ra. Nhiều người chắc không đồng quan điểm này – tức là phải làm được cái gì mới dám nói ra. Tại sao không dám nói ra cái mình thích, mình muốn theo đuổi hay kế hoạch, tương lai của mình mong muốn... Nhiều người thường hay vin vào sự thiếu quyết đoán (nói trước bước không qua) để giải thích cho việc chưa quyết tâm, cố gắng hết mình cho mục tiêu theo đuổi. Hay đổ thừa cho định mệnh, cho thể chế... mà ỷ lại, bỏ cuộc. Mình nói ra là mình đã xác định được điều mình cần mình muốn. Việc đạt được như thế nào, sớm hay muộn sẽ bàn sau. Bởi cũng cần xác định được sẽ có nhiều khó khăn phía trước, mình nói ra để tự nhủ chính mình cần cố gắng nhiều trước những khó khăn, để đạt được mục tiêu. Nếu mình nói ra mà không làm thì mình cảm thấy xấu hổ, và một người tự trọng, các bạn không có lựa chọn nào khác là càng phải cố gắng hơn. Dù nhiều khi bạn thấy chán chường, phải tin vào chính mình và bạn hãy tuyên dương cho bản thân, “Yes, I can”. Chắc rất ít người tán thành với mình quan điểm này. Nhưng quan điểm của bản thân mình là CỨ ĐI RỒI SẼ TỚI. Tuy nhiên phải nên biết mình đi đâu về đâu, đích đến của mình là gì. “Những người thành công ít khi ngồi yên và để mọi việc xảy đến với mình. Họ bước ra và tạo nên những việc đó” - Leonard Da Vinci (1).


=======================================================================
(1) Alan Phan. Góc nhìn Alan dành tặng doanh nhân việt trong thế trận toàn cầu. Nxb Thế giới, 2016, tr 23.

June 09, 2016

H

ôm nay, sau giờ tan tầm, gặp bạn thân nhâm nhi của lạc, hớp bia (cốc bia cỏ). Gặp nhau tay bắt mặt mừng theo đúng nghĩa (không phải những trường hợp bằng mặt không bằng lòng, hay xã giao). Sẻ chia câu chuyện cuộc sống, công việc làm ăn... vấn đề xã hội xung quanh. Điều quan trọng đó là lắng nghe, chia sẻ thật lòng những trải nghiệm cuộc sống của mỗi người, qua đó có thể hiểu hơn về bạn và hướng đến đồng cảm về góc độ, khía cạnh nào đó để xây dựng một tình bạn bền lâu, không chút vụ lợi.


Chữ tín trong tình bạn

Được quen, được biết, được học cùng nhau chung một lớp, một thầy, một mái trường và cùng chế độ. Tuy nhiên, xuất phát điểm chưa hẳn đã giống nhau, nhưng cái quan trọng đó là tìm thấy cái gì đó mà thấy gắn kết được ở nhau. Khi đã đồng cảm được, mới có thể thoải mái chia sẻ những mọi điều trong cuộc sống mà mỗi người từng trải. Tôi nói bạn lắng nghe, bạn nói tôi lắng nghe. Cùng lắng nghe, cùng chia sẻ, cùng đồng cảm (3 cùng) và sẽ hướng tới (sẽ khó) luôn luôn lắng nghe, cố gắng thấu hiểu và sẻ chia mọi điều. Từ đó tâm hồn được thoải mái hơn, như chút được một gánh nặng gì đó. Bởi mỗi trải nghiệm của bản thân là đầy dãy những khó khăn, áp lực, cám dỗ... khác nhau. Nếu không được giãi bày sẽ bức xúc trong lòng và khi tinh thần không thoải mái sẽ ảnh hưởng tới gia đình, cuộc sống và công việc. Trong tình bạn hãy luôn luôn tôn trọng nhau, tạo và giữ chữ TÍN trong nhau, không chút vụ lợi TÌNH BẠN mới có thể tồn tại bền lâu và phát triển được.

Tình bạn trong làm ăn

Nói về làm ăn (kinh tế) là môi trường khốc liệt (thương trường là chiến trường). Ở góc độ bạn bè kết hợp làm ăn, sẽ là rất tốt (tuyệt vời) nếu biết kết hợp thế mạnh của nhau, cùng một đích đến và minh bạch mọi thứ. Tuyệt vời. Bởi ít nhiều chúng ta đã biết về tính cách, hoàn cảnh và mục đích của nhau (mục đích chung). Tuy nhiên, thời điểm hiện tại không hẳn bạn, tôi có điều kiện về tài chánh nên khó có thể mà không màng đến vấn đề cơm áo gạo tiền của nhà đình riêng. Một khi dư dật về kinh tế mới có thể dành nhiều thời gian, tâm lực, trí lực và tiềm lực để xây dựng và phát triển một cái gì đó chung được. Thực tế, làm cái gì dù nhỏ dù to theo đúng nghĩa (không chộp giật), khó tránh khỏi những thất bại ban đầu và không đủ tâm huyết, quyết tâm thì chuyện bỏ giữa chừng là chuyện sớm muộn mà thôi. Mấy ai có thể từng trải và thấu hiểu được đúng nghĩa cụm từ “Thất bại không thể là một sự lựa chọn” mà cả cuộc đời cố tiến sỹ Alan Phan đúc kết.

Đích đến chung

Khi đã tìm và có được ý tưởng, đích đến chung rồi, vấn đề là "ý tưởng, hiện thực hóa ý tưởng và kinh doanh ý tưởng" (1) đó như thế nào? Xác định được cung đường, sử dụng công cụ phương tiện gì để tiến gần tới đích đó là câu chuyện quan trọng và đáng bàn. Tuy nhiên, không hẳn những suy nghĩ đó mà làm chúng ta nản lòng, sợ thất bại mà không dám bắt tay thực hiện. Cái quan trọng là cần sự đồng cam cộng khổ, tinh thần đủ mạnh và tỉnh táo, nhiệt huyết, đam mê và cùng hành động sẽ tạo nên thành công không ngờ. Và đích đến chỉ là chuyện sớm muộn.

Dù khó khăn thế nào, hoàn cảnh ra sao, mục tiêu riêng thế nào? hãy luôn giữ vững niềm tin bạn nhé. Trận trọng một tình bạn cao đẹp, không chút vụ lợi. Một tình bạn bền lâu. Đến với nhau trước hết tôn trọng nhau, quý mến nhau, không có lợi ích cá nhân (lợi dụng lòng tốt của nhau), rồi mới sẻ chia mọi điều trong cuộc sống mà mỗi chúng ta từng trải. Tuy nhiên, TÌNH BẠN CAO ĐẸP theo đúng nghĩa cần được thử thách theo thời gian. Xin được kết thúc bài viết bằng câu danh ngôn của Mahatma Gandhi “cuộc đời tôi chính là thông điệp của tôi”.

 =======================================================================
 (1) Dan Senor and Saul Singer (2009). Start-up nation (bản dịch).

T

hực trạng CHA CHUNG KHÔNG AI KHÓC diễn ra phổ biến từ người nông dân (HTX) đến các bậc công chức, viên chức, các vị lãnh đạo trong cơ quan công quyền... và đó là yếu tố hạn chế, kìm hãm sự sáng tạo, sự thay da đổi thịt theo đúng nghĩa... của từng cá nhân đến các Vị, các ngành, lĩnh vực hay các đơn vị sự nghiệp hưởng ngân sách nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu sâu, rộng. Trong phạm vi bài viết, mạn phép được trao đổi đôi điều về thực trạng cha chung không ai khóc ở góc độ cá nhân và nhóm thực hiện, khi tham gia nhiệm vụ khoa học. 



Sức ỳ

Chuyện là vậy, khi được giao các nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp, thường phân theo nhóm chuyên hay không chuyên. Vấn đề phân công công việc như thế nào cho hiệu quả xin không được đề cập ở đây (nếu có dịp xin được trao đổi sau). Khi được giao (chủ nhiệm nhiệm vụ, thư ký, các thành viên tham gia và các đơn vị phối kết hợp) và phân công, cứ theo kế hoạch, tiến độ thực hiện (giải ngân, chuyên môn). Chuyện chẳng như có gì phải bàn, nhưng đời đâu như mơ, cuộc sống đâu phải luôn màu hồng? Bởi mỗi thành viên (chỉ đề cập đến nhóm tham gia chính) đâu hẳn có ý thức và trách nhiệm rõ ràng với nhiệm vụ, công việc mình được giao. Bất cập giữa quyền lợi và trách nhiệm, người làm nhiều cũng như người làm ít, người làm hiệu quả cũng chẳng hơn gì người chỉ mang tính chất tham gia (ngồi chơi xơi nước). Vô hình chung tạo nên sức ỳ trong mỗi chúng ta. Cái nữa, trong môi đầy dẫy những thông tin (hữu ích có, xấu có) trên internet và nhiều chuyện phải để tâm, từ chuyện vợ chồng, gia đình, bạn bè, quan hệ, vị trí đứng trong xã hội, cơm áo gạo tiền... càng làm chúng ta bị phân tâm nhiều hơn. Kéo theo công việc (cố gắng để trả đủ bài) cũng Ỳ theo (chậm tiến độ). Đến giờ (bị kiểm tra hay nghiệm thu) mới cuống cuồng xoay, chạy... (nước đến chân mới nhảy) thì lấy đâu ra hiệu quả, lấy đâu ra chất lượng. Câu chuyện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, các công trình nghiên cứu xong là đút ngăn kéo, thiếu gắn kết giữa nghiên cứu và thực tiễn, khó đem lại hiệu quả thiết thực vào đời sống sản xuất... (chỉ để chật kho thư viện, làm tổ cho mối mọt và cốt chỉ lấy danh, làm đẹp CV cá nhân) sẽ vẫn hiện hữu và khó thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của tụt hậu, xa rời thực tiễn nếu không có những giải pháp căn cơ.

Mục tiêu của bạn

Trong cùng nhóm thực hiện, ái đó cũng muốn làm những việc nhẹ nhàng, ít gắn trách nhiệm nhưng quyền lợi đâu có để thiệt, hơn. Quan trọng hơn cả, mỗi chúng ta đã lựa chọn cái nghiệp để theo, để đuổi thì cũng nên biết vun đắp, cầu thị, dành nhiều thời gian công sức cho công việc, chuyên môn. Phải chăng nhiều người đã chọn lựa nhầm cái nghiệp để theo đuổi? Ngồi nhầm chỗ, nên chỉ đi làm cho vui (không phải là mục tiêu chính). Phải chăng chế độ đãi ngộ chưa hợp lý? Người làm chưa được trả công xứng đáng? Xin không trao đổi gì thêm (chưa có cơ sở), chỉ muốn đưa ra để ai đó quam tâm cùng suy nghĩ để xác định được những gì mình CẦN để đảm bảo ĐỦ những yếu tố về sức khỏe, tinh thần, trách nhiệm, năng lực, tâm huyết, đam mê... để thực hiện các nhiệm vụ được giao hiệu quả hơn, chất lượng hơn... hướng đến sớm thích nghi được với môi trường hội nhập sâu, rộng.

Tương lai của bạn do bạn quyết định

Trong cuộc sống, công việc hay bất cứ vấn đề gì nếu ta không xác định được mục tiêu và nếu không có đam mê, tâm huyết thì việc gì cũng vậy, dù to hay nhỏ, dù ở vị trí nào trong xã hội cũng chỉ làm cho qua, cho xong chuyện... chỉ sống cho qua ngày đoạn tháng mà thôi. Bởi bản thân ta, ta chưa biết mình đi đâu, đích đến là gì. Thử hỏi ta làm sao biết cung đường đi ra sao? đi bằng phương tiện gì? lường trước những khó khăn thử thách như thế nào? để tiến gần hơn tới đích đến. Cuộc sống, tương lai của mình do chính mình quyết định (trên 60% do nhân hòa, còn lại là do thiên thời, địa lợi). Mahatma Gandhi nói: “Tương lai phụ thuộc vào điều chúng ta làm trong hiện tại”.
Nếu bạn không thiết lập kế hoạch cho mình, bạn sẽ làm kế hoạch của người khác. Và đoán thử kế hoạch đó như thế nào: KHÔNG CÓ GÌ CẢ” (1).

Vậy tôi, bạn, chúng ta còn chờ gì nữa mà không lên kế hoạch cho bản thân và quyết định tương lai của mình?

 =======================================================================

(1) Alan Phan. Góc nhìn Alan dành tặng doanh nhân việt trong thế trận toàn cầu. Nxb Thế giới, 2016.

chủ đề

Ăn của rừng bài báo khoa học bản quyền bành trướng Bảo vệ cây là bảo vệ chính mình biến đổi khí hậu Biển Đông Biết sai vẫn cứ làm biểu đồ biểu đồ hộp biểu đồ sai số chuẩn Biểu đồ tương quan Biểu đồ với nhãn bon-sai boxplot buoc-dau-nghien-cuu-khoa-hoc but-ky-doi-toi Cái tài Cái tâm Cái tầm canh tác đất dốc Cây xanh đô thị Cha chung không ai khóc cha nào con nấy Chân thiện mỹ chân trong chân ngoài chạy chức chạy quyền Che chở Chết toàn tập chọn cách ta sống chữ tín chuyện giờ mới kể có vấn đề Cơm áo gạo tiền Con cháu các cụ con người biến thái Con ông cháu cha công nghệ 4.0 correlation matrix corrgram corrplot Cứ đi rồi sẽ tới cuộc cách mạng 4.0 Đam mê đàn gảy tai trâu danh dự danh xưng phù phiếm Đạo đức sống đào tạo sau đại học Đạo văn Đấu tranh sinh tồn day-do Đẹp trong tâm hồn Đi tắt đón đầu dở khóc dở cười đọc nghe nhìn và cảm nhận Dồn điền đổi thửa Động lực dựa vào nhau mà sống error bar plot GGalyy ggcorplot ggExtra ggiraph ggplot2 ggrepel ggthemes Giáng sinh Giáo dục giàu nghèo giục tốc bất đạt Góc quê gridExtra Hài lòng Hai mặt một lời hãy là chính mình hãy sống có trách nhiệm hơn hèn nhát Hiệu sau ứng bão hiệu ứng domino formosa Hiệu ứng sau bão Hòa cả làng học giả bằng thật hoc-lam-tho hoc-r-moi-ngay Ích kỷ KH&CN khả năng Khoán chi Không lối thoát Kiểm định thống kê kỹ năng mềm Kỷ niệm vùng miền Label lan rừng Lão Hạc thế kỷ 21 Liêm chính lính đánh thuê Lợi dụng lợi ích nhóm lừa trên gạt dưới lười suy nghĩ Lương thiện giả vờ Lương y Ma trận tương quan Mẹ Miền cát trắng miền đất hứa Mộc Châu món ăn địa phương Mùa gặt Mục đích sống Mường La Nghịch lý chất lượng - số lượng Nghiên cứu khoa học Ngồi chơi xơi nước Nhân cách nhu cầu Những cung đường tôi đã qua NN&PTNT phân cấp sinh trưởng phân tích hậu định phan-bien-xa-hoi plot3D psych Quán Nha R Rừng ngập mặn rước hổ về nhà rvg sach-hay SARS-CoV-2 sau-luy-tre-lang sciplot Số cây Số liệu trống không Sông Châu sống chết mặc ai sức ỳ sức ỳ bản thân suy thoái Tầm lùn tâm sự tâm sự buồn thảm họa formosa thảm họa môi trường tham nhũng Thân cô thế cô thắng cố ngựa Thăng trầm Thấy vậy mà không phải vậy Thế cây Thế cây cổ Thế cây thế người Thông điệp cuộc đời Thống kê mô tả Thông tư Thước đo lòng người Thủy điện Tiên trách kỷ hậu trách nhân Tình bạn cao đẹp Tình người Tố chất làm khoa học tội đếch gì mà phải ghét ai Tôi sợ giầu lắm track changes Trải nghiệm tre già măng mọc trở mặt Trung thực tư duy Tự sự Tư tưởng thụt lùi tuy duy nhiệm kỳ Ứng dụng R trong lâm nghiệp Văn hóa cảm ơn Văn hóa giao thông văn hóa ngầm Văn hóa xin lỗi Xấu khen đẹp chê Xỏ nhầm giầy xoay đầu đổi đít Ý tưởng
Powered by Blogger.

Disqus Shortname

Widget Recent Post No.

Widget Random Post No.

Widget Recent Comment No.

PageNavi Results No.

Labels Max-Results No.

Comments system

Contact Form

Name

Email *

Message *

bài đăng phổ biến

số lượt ghé qua trang blog

Bài đăng nổi bật

Thế cây thế người

T hế trong CÂY CẢNH thể hiện các chi tiết về CẤU TRÚC ở mọi phương diện, đa góc nhìn (trên dưới trái phải ngang dọc), trong đ...

Bài đăng phổ biến

bài xem nhiều nhất