Một chiều chạy
thể dục qua cánh đồng sản xuất các loại rau trái (rau trái theo mùa), thuộc khu
vực Yên Nghĩa, Hà Đông. Thời điểm nắng nóng đạt gần 400C của mùa hè
oi bức năm 2016. Chạy dạo quanh, quan sát, dõi theo những người nông dân tần
tảo công việc đồng áng. Người tưới nước (ô roa), người thu hái rau quả, người
làm cỏ, người cuốc đất... tất cả như chẳng có gì đáng bàn. Mọi chuyện diễn ra
như đời thường, bởi cuộc sống là vậy. Khi đến ruộng có hai bác (bác trai, bác
gái) đang làm đồng. Ruộng đang gieo hạt, được phủ bằng thân, lá cây bầu (bí
ngô) mới phá. Cuối chiều mát, bác gái thu gọn những tàn dư của cây bầu che phủ
cho những hạt giống mới gieo. Bác trai đang đi lên đầu bờ (chuẩn bị đi về),
ngoảnh lại nói, đem lên đầu bờ cho mồi lửa. NHẤT THỦY NHÌ HỎA, bác nói tiếp.
Mồi lửa cái mồm ông, bác gái nói. Lúc này tôi chạy qua, trong đầu lóe lên suy
nghĩ về thực trạng người nông dân sau khi canh tác những tàn dư thực vật gom
lại đem đốt sạch, đốt hết, đốt không còn gì, chỉ còn lại đống “tro” tàn. Nghĩ
rộng ra, tài nguyên rừng vàng biển bạc một thời cũng sẽ vậy sao?
Người dân miền
núi
Canh tác nương
rẫy là một phần không thể thiếu trong sinh kế của nhiều cộng đồng dân tộc vùng
cao. Canh tác nương rẫy “chặt - đốt”, trước kia nhiều người dùng những
cụm từ mạnh như “đao canh hỏa chủng” để nói lên thực trạng canh tác
nương rẫy theo các phương thức canh tác truyền thống, với các loài cây trồng
ngắn ngày phổ biến như: ngô, khoai, sắn, lúa nương... năng suất cây trồng thấp,
hiệu quả không cao và thiếu tính bền vững về môi trường sinh thái, đặc biệt xói
mòn rửa trôi lớp đất mặt, hạn chế trong việc duy trì, bảo vệ đầu nguồn...
Canh tác nương
rẫy phải thường xuyên luân canh và mở rộng diện tích canh tác mới, với quỹ đất
ngày càng thu hẹp trong khi áp lực gia tăng dân số, nhu cầu thiết yếu của con
người ngày càng tăng, nên canh tác nương rẫy không còn phù hợp với xu thế hiện
nay. Theo thống kê, canh tác nương rẫy là nguyên nhân trực tiếp làm mất rừng;
việc đốt dọn thực bì trong quá trình canh tác nương rẫy không được kiểm soát,
quản lý chặt chẽ cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều vụ cháy rừng. Đốt
nương rẫy là nguyên nhân gây ra 60 - 70% số vụ cháy rừng và khoảng 60% tổng
diện tích rừng bị chặt phá trái phép hàng năm.
Hơn nửa tài
nguyên rừng trên thế giới đang bị phá hủy nghiêm trọng và hơn 30% đang bị suy
thoái. Trong khi đó trên 1 tỉ người nghèo đang sống chủ yếu dựa vào tài nguyên
rừng. Việt Nam có ¾ lãnh thổ là đồi núi, đất lâm nghiệp, chiếm 57% trong tổng
số 26,2 triệu hecta đất nông lâm nghiệp; là nơi cư trú, tạo sinh kế của 25
triệu dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo. Theo FAO (2015) “suy
thoái đất đai vùng đồi núi là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới đói
nghèo”.
Hiện nay Đảng và
Nhà nước đang đưa ra những chủ trương lớn nhằm “đổi mới”, “tái cơ cấu”,
và “nâng cao hiệu quả hoạt động” nhằm thay đổi hình thức quản lý lâm
nghiệp Nhà nước. Tạo sự dịch chuyển trong phương thức quản lý, chuyển đổi từ
hình thức quản lý lâm nghiệp trọng tâm là Nhà nước sang
hình thức quản lý với hộ gia đình và cộng đồng làm trung tâm.
Đó là tư duy mới, bước đi mới trong việc tiếp tục đẩy mạnh phân quyền trong sử
dụng và quản lý tài nguyên rừng cho hộ gia đình và cộng đồng, nâng cao tiếp cận
đất đai và tài nguyên rừng.
Người dân xuôi
Không hẳn người
miền núi mới có tập quán “chặt - đốt”, điều đó đang diễn ra hiện hữu với
người dân miền xuôi (vùng đồng bằng). Trong những năm gần đây, từ việc “dồn
điền đổi thửa” đến “cơ giới hóa” trong nông nghiệp (cày, cáy, thu
hoạch) cũng như mức sống người dân một ngày cải thiện thì cũng là lúc nhu cầu
về chất đốt, chăn nuôi, phân hữu cơ... ngày một ít đi. Hiện nay rất ít hộ gia
đình dùng tàn dư thực vật làm chất đốt (rơm rạ, thân cây lạc, ngô...), lấy rơm
rạ để chăn nuôi (trâu bò), hay dùng tàn dư thực vật bón lại cho đồng ruộng...
Cứ mỗi độ chính vụ, máy gặt xuống tận ruộng, lúa chất đầy bờ cũng là lúc khói
phủ kín một góc trời. Khói do người dân đốt rơm rạ sau khi thu hoạch xong.
Những năm gần đây, hiện tượng các huyện gần nội thành Hà Nội như Phú Xuyên, Ứng
Hòa, Thanh Oai, Thường Tín...(Hà Tây cũ) đốt rơm rạ vụ mùa làm khói bay dày đặc
vào trong nội thành Hà Nội như hun khói (khói mù quang hóa), gây ngột ngạt, khó
thở... làm môi trường không khí bị ô nhiễm nặng.
Do không có nhu
cầu sử dụng rơm rạ, nên người dân đốt để lấy tro bón cho ruộng đồng cày cáy vào
vụ sau. Theo các chuyên gia môi trường, đốt rơm rạ sẽ làm nóng bầu khí quyển,
đẩy nhiệt độ lên cao, gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, những tác hại của khói
rơm rạ đối với sức khỏe con người do hít khói bụi, khí độc... ảnh hưởng đến bộ
máy hô hấp (mũi họng, viêm phế quản, viêm phổ, ung thư phổi...).
Nguyên nhân ở
đâu?
Xuất phát từ nhu
cầu thiết yếu do áp lực gia tăng dân số của người dân miền núi mà họ phá rừng
đề canh tác cây ngô, sắn, lúa nương... Hiện tượng cây ngô, cây sắn leo lên đỉnh
đồi, đỉnh núi ở các tỉnh phía Bắc (ngô đi trước sắn cất bước theo sau), đặc
biệt Sơn La trong những năm gần đây là minh chứng cho thực trạng phá rừng, canh
tác đất dốc thiếu tính bền vững. Sơn La một thời vinh danh là vựa ngô của các tỉnh phía Bắc, đứng thứ hai cả
nước sau vùng Tây Nguyên. Nếu vinh danh ghi vào kỷ lục guinness của Việt Nam về
tốc độ phá rừng, tốc độ phát triển cây ngô chóng mặt hay có nhiều quả đồi trống
trọc nhất... thì Sơn La luôn giành vị trí quán quân. Không riêng gì Sơn La, các
tỉnh thành có diện tích rừng, đất rừng khác trong cả nước cũng xảy ra tình
trạng tương tự, cho thấy vấn đề quản lý nguồn tài nguyên rừng và đất rừng yếu
kém như thế nào. Trong khi báo cáo hàng năm về diện tích rừng trồng, diện tích
quản lý bảo vệ, độ che phủ rừng không ngừng tăng qua các năm chỉ là con số làm
đẹp cho các vị chính trị gia.
Từ các vị chóp
bu đến người dân luôn có tư duy nhiệm kỳ, lợi ích trước mắt mà không màng đến
những hậu quả, hệ lụy cho việc sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng không hiệu
quả, thiếu tính bền vững. Chỉ có đất nước lấy nguồn thu chính từ khai thác tài
nguyên (nguyên liệu thô để xuất khẩu) để làm lợi riêng cho một số nhóm đối
tượng (những ông lớn chỉ có việc khai thác để bán mà hàng năm còn báo lỗ cả
hàng chục ngàn tỷ thì còn làm ăn gì nữa?). Đó là vấn đề tuy duy tầm “lùn”, cách
quản lý kém hiệu quả.
Từ khi đổi mới,
chúng ta sớm vinh danh là cường quốc về xuất khẩu nông sản (gạo, cà phê, hồ
tiêu, thủy sản...). Đối với cây lúa trải qua bao thăng trầm mà vẫn chưa có lối
thoát cho thị trường, thương hiệu gạo Việt. Là cường quốc về xuất khẩu gạo (số
lượng) nhưng giá trị (lợi tức) đem lại cho người dân được bao nhiêu? Người làm
ruộng vẫn điêu đứng, chưa làm giầu được từ những vựa lúa trù phú bấy lâu? Cũng
đừng cố hữu bảo vệ, giữ nguyên khoảng 3,8 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp cho
mục tiêu cường quốc xuất khẩu gạo khi mà không có những thay đổi căn cơ về cơ
chế chính sách, thị trường hội nhập thì người nông dân còn nghèo, khổ, đất nước
kém phát triển. Hạt gạo của ta khó cạnh tranh với gạo Campuchia, Ấn Độ,
Afghanistan... chứ đừng nói đến gạo Thái. Đợt xâm nhập mặn vùng ĐBSCL, hạn hán
vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ vừa qua là minh chứng, bài học đắt giá
cho việc cần kíp thay đổi lại tư duy quản lý của các vị chóp bu nếu còn trách
nhiệm đến lợi ích người dân, lợi ích quốc gia.
Thói quen bần
hữu lạm dụng quá đà thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học... nên nông dân tự
đầu độc chính đồng loại của mình. Vị đại biểu quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải
Phòng) thốt lên rằng “con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn
đến thế”. Thế giới hội nhập WTO, TPP... vừa là cơ hội cũng là thách thức
không nhỏ cho các doanh nghiệp nội khi đi ra biển lớn. Nếu không thay đổi tư
duy kiểu làm ăn chộp giật, tư duy nhiệm kỳ... thì chuyện thất bại trên chính
sân ra là chuyện sớm muộn của người dân, doanh nghiệp Việt.
Thế giới hội
nhập thay đổi chóng mặt nếu không có những tư duy đột phá thì chuyện tụt hậu so
với các nước láng giềng (Lào, Campuchia...) hay khu vực và thế giới sẽ là câu
chuyện đáng buồn cho đất nước đất nước rừng vàng biển bạc một thời thì nay rừng
trơ trọc biển ô nhiễm. Vận mệnh đất nước như thế nào, sẽ ra sao trong thế kỷ
21?
0 comments:
Post a Comment