S
|
au buổi tan tầm, hai anh em đi làm cốc
bia cuối chiều. Chuyện nhỏ chuyện to, giãi bày tâm sự, những gì có thể chia sẻ
là sẻ chia, không một chút giấu diếm hay giữ kẽ. Đó mới là người anh, người
bạn, đồng nghiệp đáng trân trọng. Bởi mỗi người đâu có thời gian “rảnh rỗi” mà
ngồi nghe người khác kể lể về chuyện gia đình, đời tư của mình. Chuyện cơm áo
gạo tiền chưa đủ đau đầu sao? Tuy nhiên, cuộc sống đâu hẳn cứ lao đầu vào lo
kiếm tiền, mà quên đi những giây phút thoải mái nhất sau khi chia sẻ mọi thứ,
như “trút” được cái gì đó hay phiền muộn, gánh nặng bấy lâu. Thâm chí người vợ,
gia đình luôn sát cánh bên cạnh, luôn quan tâm lo lắng cho bữa ăn, giấc ngủ,
sinh hoạt... nhưng đâu hẳn có thể tìm được người biết lắng nghe, sẻ chia, đồng
cảm và thấu hiểu được phần nào những gì đang diễn ra, bởi những người trong
cuộc mới hiểu được.
Cuộc sống, công việc mọi người ít nhiều
đều trải qua, tuỳ đặc thù mỗi ngành nghề, lĩnh vực mà có những thành công cũng
như những nỗi khổ riêng mà khó nói thành lời. Mấy ai có thể tìm được người tâm
giao, tri kỉ theo đúng nghĩa để mượn chén rượu tiêu sầu? Biết rằng nói ra bạn,
tôi chưa hẳn đã giúp nhau được điều gì. Cái quan trọng đó là người cùng cảnh
ngộ, biết và hiểu phần nào những gì mà bạn đang suy nghĩ (khía cạnh nào đó
thôi), chưa có cách giải quyết. Không mong được bạn khuyên hay bày cho cách
giải quyết. Thông qua những trao đổi ngoài lề, những lời nói mộc mạc, chân
chất, giải đơn và thành tâm... đôi khi lại là một điều gì đó gợi mở, như đã tìm
được lối thoát mà bấy lâu nay đang bận tâm đi tìm. Thậm chí chỉ là một câu nói
“bâng quơ” chẳng có ý nghĩa gì, nhưng cũng đủ để thức tỉnh một cái gì đó mà
tôi, bạn đều cần. Điều đó rất đáng được trân trọng.
Anh hơn tôi một giáp, có thể gọi nhau
“chú xưng cháu”. Tuổi tác không hẳn đã tạo nên khoảng cách suy nghĩ, cách sống
và đích đến của mỗi người (ở góc độ nào đó thôi). Gặp nhau, biết và chơi được
với nhau đó là “cái duyên” mà khó có thể lý giải được. Thế nên mới có câu “Hữu
duyên thiên lý năng tương ngộ/Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Biết
rằng, trong hoàn cảnh của mình, có thể mới chỉ đúng phần nào ý nghĩa của câu
nói trên. Tuy nhiên, dù học gì, làm gì, công việc của bạn ra sao? Cuộc sống của
bạn như thế nào, ngay cả trong tình bạn, tình đồng chí (trước sử dụng trong
chiến trường) tình yêu hay đích đến cuối cùng của mình là gì? Rất cần “cái
duyên”, đủ nội lực và kiên trì mới có thể đạt đến thành công theo đúng nghĩa.
Trong câu chuyện, tôi nói bạn nghe, bạn
nói tôi nghe. Chuyện trên trời dưới biển nói hết. Ai nghĩ sao nói vậy, không câu
lệ hay giữ kẽ. Hãy nói cho nhau nghe, mới có thể thoải mái, lấy lại tinh thần
cho ngày mới. Có một điều bạn nói, hiện tại bạn KHÔNG CÓ LỐI THOÁT. Mình hơi
bất ngờ, tại sao bạn lại nói vậy, trong khi công việc, cuộc sống, tình cảm gia
đình... không thấy gặp vấn đề gì trắc trở, khó vượt qua để bạn dùng cụm từ
không có lối thoát. Hóa ra, vấn đề ở chỗ “cơm áo gạo tiền”, nhu cầu vượt
quá những gì mình bỏ công sức, trí tuệ ra để làm việc. Bởi “chế độ” thực tại nó
như vậy. Người làm người chơi quyền lợi như nhau, thâm chí “người ngồi chơi
xơi nước” hưởng quyền lợi hơn người làm, trong khi cùm cũi làm ngày làm đêm
trách nhiệm phải gánh chịu. Biết vậy, nhưng chế độ nó vậy, không thể không theo
hay làm trái. Tuy nhiên, nếu không tìm được lối thoát, ngày ngày sẽ tích dần
những bực bội nếu không giải tỏa, hay cân bằng được dễ gây “stress”, thậm chí
đến một lúc nào đó có thể suy nghĩ và hành động như “giọt nước làm tràn ly”.
Chuyện gì xảy ra sau đó thì khó mà lường trước được?
Mấu chốt của vấn đề
Như bài MỤC ĐÍCH SỐNG mình có đề cập đến, cuộc
sống của mỗi người (đa số) cứ thích FREE nhiều thứ sản phẩm, nhiều dịch vụ,
ngay cả tư vấn một vấn đề gì đó mà mình rất quan tâm... muốn kiếm thật nhiều
tiền mà bỏ ra ít công sức, thời gian và lao lực. Đối với một hay một loại
hàng hóa nào đó, khi cầu vượt cung hay ngược lại cung vượt cầu đều dẫn đến
những bất ổn về giá cả, sản phẩm hàng hóa và giao dịch. Theo quy luật thị
trường sẽ tự điều tiết và chạm tới điểm cân bằng (equilibrium point). Thiết nghĩ,
mọi góc cạnh của cuộc sống con người cũng vậy, khi nhu cầu vượt quá khả năng
đáp ứng dẫn đến mất cân bằng trong cuộc sống. Bản thân chúng ta và xã hội sẽ
điều tiết sự cân bằng đó sao cho phù hợp hơn. Mỗi chúng ta đâu hẳn chỉ nghĩ làm
việc, sống, những mối quan hệ... chỉ vì đồng tiền. Bởi những cám dỗ của đồng
tiền thật khủng khiếp, nếu ta không tiết chế được thì sẽ trả cái giá rất đắt,
thậm chí không có cái giá nào có thể trả được. “...Sự giàu sang không
thể là mục đích của đời sống. Cái giàu sang thực sự phải đến từ trái tim, không
phải đến từ túi tiền...” [1].
“Đừng chỉ nghĩ tới giàu sang và làm
việc chỉ vì tiền bạc. Hãy đi tìm hạnh phúc, yêu và được yêu, tìm sự thanh bình
cho đầu óc và tâm hồn”, “Cái giàu tiền bạc chỉ là một con số để thiên hạ
thị phi. Cái giàu thực sự là sự sung mãn về sức khỏe, về tình yêu, về nhiệt
tình, về kiên nhẫn, về cá tính, về đạo đức” [1].
=======================================================
[1] Alan Phan (2015). Bí
mật của Phan Thiên Ân – Quà tặng từ Tiến sĩ Alan Phan. Nxb Thế giới.
0 comments:
Post a Comment