T
|
hực trạng CHA CHUNG KHÔNG AI KHÓC diễn
ra phổ biến từ người nông dân (HTX) đến các bậc công chức, viên chức, các vị
lãnh đạo trong cơ quan công quyền... và đó là yếu tố hạn chế, kìm hãm sự sáng
tạo, sự thay da đổi thịt theo đúng nghĩa... của từng cá nhân đến các Vị, các
ngành, lĩnh vực hay các đơn vị sự nghiệp hưởng ngân sách nhà nước, đặc biệt
trong bối cảnh hội nhập toàn cầu sâu, rộng. Trong phạm vi bài viết, mạn phép
được trao đổi đôi điều về thực trạng cha chung không ai khóc ở góc độ cá nhân
và nhóm thực hiện, khi tham gia nhiệm vụ khoa học.
Sức ỳ
Chuyện là vậy, khi được giao các nhiệm
vụ khoa học công nghệ các cấp, thường phân theo nhóm chuyên hay không chuyên.
Vấn đề phân công công việc như thế nào cho hiệu quả xin không được đề cập ở đây
(nếu có dịp xin được trao đổi sau). Khi được giao (chủ nhiệm nhiệm vụ, thư ký,
các thành viên tham gia và các đơn vị phối kết hợp) và phân công, cứ theo kế
hoạch, tiến độ thực hiện (giải ngân, chuyên môn). Chuyện chẳng như có gì phải
bàn, nhưng đời đâu như mơ, cuộc sống đâu phải luôn màu hồng? Bởi mỗi thành viên
(chỉ đề cập đến nhóm tham gia chính) đâu hẳn có ý thức và trách nhiệm rõ ràng
với nhiệm vụ, công việc mình được giao. Bất cập giữa quyền lợi và trách nhiệm,
người làm nhiều cũng như người làm ít, người làm hiệu quả cũng chẳng hơn gì
người chỉ mang tính chất tham gia (ngồi chơi xơi nước). Vô hình chung tạo nên
sức ỳ trong mỗi chúng ta. Cái nữa, trong môi đầy dẫy những thông tin (hữu ích
có, xấu có) trên internet và nhiều chuyện phải để tâm, từ chuyện vợ chồng, gia
đình, bạn bè, quan hệ, vị trí đứng trong xã hội, cơm áo gạo tiền... càng làm
chúng ta bị phân tâm nhiều hơn. Kéo theo công việc (cố gắng để trả đủ bài) cũng
Ỳ theo (chậm tiến độ). Đến giờ (bị kiểm tra hay nghiệm thu) mới cuống cuồng
xoay, chạy... (nước đến chân mới nhảy) thì lấy đâu ra hiệu quả, lấy đâu ra chất
lượng. Câu chuyện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, các công trình nghiên cứu
xong là đút ngăn kéo, thiếu gắn kết giữa nghiên cứu và thực tiễn, khó đem lại
hiệu quả thiết thực vào đời sống sản xuất... (chỉ để chật kho thư viện, làm tổ
cho mối mọt và cốt chỉ lấy danh, làm đẹp CV cá nhân) sẽ vẫn hiện hữu và khó
thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của tụt hậu, xa rời thực tiễn nếu không có những
giải pháp căn cơ.
Mục tiêu của bạn
Trong cùng nhóm thực hiện, ái đó cũng
muốn làm những việc nhẹ nhàng, ít gắn trách nhiệm nhưng quyền lợi đâu có để
thiệt, hơn. Quan trọng hơn cả, mỗi chúng ta đã lựa chọn cái nghiệp để theo, để
đuổi thì cũng nên biết vun đắp, cầu thị, dành nhiều thời gian công sức cho công
việc, chuyên môn. Phải chăng nhiều người đã chọn lựa nhầm cái nghiệp để theo
đuổi? Ngồi nhầm chỗ, nên chỉ đi làm cho vui (không phải là mục tiêu chính).
Phải chăng chế độ đãi ngộ chưa hợp lý? Người làm chưa được trả công xứng đáng?
Xin không trao đổi gì thêm (chưa có cơ sở), chỉ muốn đưa ra để ai đó quam tâm
cùng suy nghĩ để xác định được những gì mình CẦN để đảm bảo ĐỦ những yếu tố về
sức khỏe, tinh thần, trách nhiệm, năng lực, tâm huyết, đam mê... để thực hiện
các nhiệm vụ được giao hiệu quả hơn, chất lượng hơn... hướng đến sớm thích nghi
được với môi trường hội nhập sâu, rộng.
Tương lai của bạn do bạn quyết định
Trong cuộc sống, công việc hay bất cứ
vấn đề gì nếu ta không xác định được mục tiêu và nếu không có đam mê, tâm huyết
thì việc gì cũng vậy, dù to hay nhỏ, dù ở vị trí nào trong xã hội cũng chỉ làm
cho qua, cho xong chuyện... chỉ sống cho qua ngày đoạn tháng mà thôi. Bởi bản
thân ta, ta chưa biết mình đi đâu, đích đến là gì. Thử hỏi ta làm sao biết cung
đường đi ra sao? đi bằng phương tiện gì? lường trước những khó khăn thử thách
như thế nào? để tiến gần hơn tới đích đến. Cuộc sống, tương lai của mình do
chính mình quyết định (trên 60% do nhân hòa, còn lại là do thiên thời, địa
lợi). Mahatma Gandhi nói: “Tương lai phụ thuộc vào điều chúng ta làm trong
hiện tại”.
“Nếu bạn không thiết lập kế hoạch
cho mình, bạn sẽ làm kế hoạch của người khác. Và đoán thử kế hoạch đó như thế
nào: KHÔNG CÓ GÌ CẢ” (1).
Vậy tôi, bạn, chúng ta còn chờ gì nữa
mà không lên kế hoạch cho bản thân và quyết định tương lai của mình?
=======================================================================
(1) Alan Phan. Góc nhìn Alan
dành tặng doanh nhân việt trong thế trận toàn cầu. Nxb Thế giới, 2016.
0 comments:
Post a Comment