T
|
rong cuộc sống, công việc hẳn mỗi chúng
ta đều ít nhiều kinh qua trường hợp bằng mặt mà không bằng lòng. Đó là điều khó
tránh khỏi bởi cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ, đâu hẳn sống RIÊNG cho
mỗi cá nhân. Sống trong môi trường nào phải biết lựa sao cho phù hợp với những
đặc thù trong môi trường đó. Tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu cho nhiều mục
đích như: để hòa nhập với môi trường, ngụy trang, điều hòa thân nhiệt, gửi tín
hiệu đến những con tắc kè khác... (1) Và con người cũng vậy. Tuy nhiên, điều đáng
nói ở đây là khả năng thay đổi hay biểu thị những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể (body
language) của mỗi chúng ta, không hẳn ai cũng có khả năng “đọc suy nghĩ” của
người khác. Theo một nghiên cứu của Alberl Mehrabian thuộc UCLA cho biết, người
đối diện tiếp nhận 55% những gì bạn truyền tải xuất phát từ ngôn ngữ cơ thể,
38% từ giai điệu của giọng nói và chỉ có 7% là từ những lời bạn nói (2). Trong
phạm vi bài viết không dám bàn tới body language (bản thân chưa tìm hiểu và
cũng không phải chuyên môn), mà chỉ đề cập đến khía cạnh “những lời bạn nói”
khi gặp người này người kia có đồng nhất hay không mà thôi. TIỀN HẬU BẤT NHẤT
hay TIỀN HẬU NHẤT NHẤT.
Trong tình bạn
Không hiếm những trường hợp, người này
nói với mình kiểu (thông tin khác) khi gặp người khác nói một kiểu (thông tin
hoàn toàn trái ngược nhau), tức “tiền hậu bất nhất”. Dù với mục đích gì đi
chăng nữa như vậy là không nên, không tốt (không bàn tới những trường hợp tìm
cách hại bạn, hại người). Bởi nếu là một người bạn theo đúng nghĩa, biết rằng
“nhân vô thập toàn” thì có gì chưa đúng, chưa phải nên góp ý, trên tinh thần
xây dựng để bạn được tốt hơn dù trong học tập, công việc, cuộc sống. Bản thân
đã trải qua những chuyện như thế này không ít, chắc hẳn mình “sống” còn “dở”
nhiều? Tuy nhiên, qua những lần như vậy (bản thân chưa dám nhận mình sống đã
tốt), mình mới thấy thế nào là một người bạn theo đúng nghĩa, còn những trường
hợp khác sống chỉ lợi dụng nhau mà thôi (nhận định cá nhân).
Trong tình bạn, khi việc gì động chạm
đến chút quyền lợi (kinh tế) mới biết đâu là bạn thực sự, đâu là bạn vụ lợi? “Còn
tiền còn bạc còn đệ tử/Hết tiền hết gạo hết ông tôi”. Ở bài TÌNH BẠN CAO ĐẸP mình có nói đến, trong
tình bạn hãy luôn luôn tôn trọng nhau, tạo và giữ chữ tín trong nhau, không
chút vụ lợi. Tình bạn mới có thể tồn tại bền lâu và phát triển được. Bản
thân cũng chẳng mơ ước là một người sống tốt, một người bạn thật tốt. Tuy
nhiên, hãy là chính mình - tiền hậu nhất nhất. Để ai đó cảm thấy có thể tôn
trọng nhau, đến với nhau, chơi được với nhau, sẻ chia mọi điều và sống được với
nhau lâu dài theo thời gian, không chút vụ lợi. Dù chỉ là xã giao hay liên quan
đến một chút quyền lợi (kinh tế), liên quan đến tình cảm (bằng hữu)... hãy tôn
trọng nhau, rõ ràng và biết thông cảm cho nhau.
Trong công việc
Khi động chạm tới “quyền lợi và trách
nhiệm” hẳn trong mỗi chúng ta thường có đôi lúc “xù bộ lông nhím” lên để
đòi hỏi, trốn tránh trách nhiệm... Xin không dám trao đổi sâu thêm ở đây, bởi
sẽ động chạm đến một ai đó và bộ lông nhím sẵn sàng “xù” lên bất cứ lúc nào.
Trong phạm vi bài viết, mình đang nói đến câu chuyện “tiền hậu bất nhất”. Tương
tự như trên mình có nói, việc một người này (đồng nghiệp) khi gặp mình nói một
kiểu, gặp người khác (người thứ 3, thứ 4...) nói một kiểu (thông tin trái ngược
nhau), là chuyện không hiếm ở trong cuộc sống này. Tuy nhiên, biết làm sao được
bởi có thể đó là tính cách của họ hoặc với mục đích gì khác thì mình chưa rõ.
Nhưng mình không có lỗi lầm hay dính “chàm” (không thể sợ sai mà không dám làm
đâu nhé), sống không thù không oán, sống vì tập thể... thì không hẳn ai cũng
ghét. Sống trong một tập thể bạn làm hài lòng đến 60% tổng số người trong cơ
quan đã là tốt biết bao. Đó là một bài học mà một người đi trước (chánh văn
phòng) đã nói, góp ý và trao đổi thẳng thắn với mình, sau khi mình đã “ra đi”
và rồi lại “quay về” làm việc. Từ đó, mình không còn suy nghĩ cố gắng sống làm
vừa lòng tất cả mọi người và cũng từ đó mình có những chính kiến riêng, đôi lúc
về một vấn đề gì đó (không sợ mếch lòng) mà nói thẳng, nói thật và nhiều người
không ưa, không thích, thậm chí là bị ghét từ đó. Mình biết điều đó, nhưng quan
điểm của mình, sống, học tập, nghiên cứu và làm việc vì lợi ích chung của tập
thể, cơ quan. Luôn luôn trên tinh thần cầu tiến. Còn câu chuyện “đằng sau” sống
để trên 60% mọi người ghét, không ưa và lúc đó sẽ phải “ra đi” để thời gian sẽ
trả lời.
Trong cuộc sống
Trong cuộc sống hay bất kỳ khía cạnh
gì, dù là tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, trong công việc... hãy luôn là
chính mình. Dù trong hoàn cành nào hãy là HAI MẶT MỘT LỜI, TIỀN HẬU NHẤT NHẤT.
Biết rằng, nói thẳng nói thật nhiều người không ưa và trong “chế độ” như vậy,
bản thân mình là người thiệt thòi đâu tiên. Nhưng không vì thế mà đánh mất
mình. Tuy nhiên, cũng đừng để cái “tôi” cố hữu lấn át ý chí mà làm mất đi những
gì vốn có. Xin có đôi lời nhàm bàn, mong được lượng thứ. Trước khi kết thúc bài
nói chuyện xin được trích 2 câu thơ trong truyện Kiều, để phần nào nói lên điều
muốn nói:
“...Vầng trăng vằng
vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một
lời song song...”
=======================================================================
(1) http://khoahoc.tv/tac-ke-doi-mau-de-giao-tiep-khong-phai-de-nguy-trang-19223
(2)
http://kenh14.vn/kham-pha/doc-vi-doi-phuong-tu-dau-den-chan-qua-ngon-ngu-co-the-20150503054239692.chn
0 comments:
Post a Comment