Trong đối nhân xử thế, quan hệ giữa con người với nhau là
phức tạp nhất và chẳng bao giờ công bằng nhất theo đúng nghĩa (cả nghĩa đen và
nghĩa bóng). Ai cũng có mặt xấu, tốt và cũng có lòng tự trọng cả. Tuy nhiên, việc
“tiết chế” và đứng trên/ngoài (tổng thể) để nhìn nhận, suy nghĩ và hành động
cho mọi vấn đề không phải ai cũng làm được, đôi khi, biết nhưng chẳng làm theo.
Ai cũng nghĩ vấn đề/tình huống theo mình (chủ quan) là
đúng hơn cả, đặc biệt là những “người trên” và luôn luôn có những suy nghĩ, thậm
chí là hành động mang tính chất “áp đặt” “người dưới”. Cứ theo cái “chuỗi áp đặt”
từ trên -> xuống (trên -> dưới vừa -> dưới trung bình -> dưới thấp...
-> dưới đáy) thì chẳng dễ dàng gì cho những ai có chút “chính kiến”. Bởi, ý
trên đã vậy, và chỉ làm theo, không ý kiến ý cò gì cả. Đó là một nhìn nhận sai
lầm của nhiều người hiện nay. Chỉ có những người có chút chính kiến mới dám bàn
về những cái chưa được, chưa tốt và thậm chí là làm ngược lại. Chứ cứ theo cái
motif “chuỗi áp đặt” thì khó có thể cải thiện được vấn đề theo chiều hướng tích
cực. Bởi đó là cái nhìn phiến diện, chủ quan, thậm chí là duy ý chí của những “người
trên”.
Xã hội chẳng như ta nghĩ. Người được ăn được nói thì cứ mạnh
mồm “chém”, rồi “sai thì làm lại”, chờ lúc “sai thì sửa” thì người dưới biết
làm thế nào/sống ra sao? Và, cũng chẳng thể làm được gì khác, ngoài phải theo
cái guồng máy đó, nếu không sẽ bị bật ra ngoài. Xã hội là vậy. Đời là vậy.
Trong cuộc sống phải biết “gạn đục khơi trong”. Những hạt
sạn nhỏ thì dần phải loại bỏ, chứ cứ để “tích tiểu thành đại” (trường hợp bị sỏi
thận) thì phải dùng liệu pháp nặng tay (tán sỏi, mổ). Tuy nhiên, nhiều trường hợp
phải “tích dần, tích nhiều” hạt sạn nhỏ lại có ích cho sinh trưởng phát triển của
cá thể. Trường hợp, con gà, vịt, ngan, ngỗng... (gia cầm) ăn những hạt sỏi, tích
trong dạ dày và nhờ vào những hạt sạn, hạt sỏi đó để nghiền thức ăn. Và, “hạt sạn tư duy” là nguy hiểm nhất trong
tiến trình phát triển chung của xã hội.
0 comments:
Post a Comment