C
|
hẳng biết nên bắt đầu từ đâu nữa khi
trong tôi ngày càng mất dần lòng tin vào con người - những người luôn hiện hữu
hàng ngày trong cuộc sống, công việc (không phải tất cả). Mỗi người đều có những
vị trí nhất định, ở góc độ nào đó đều có những nhận định về một vấn đều theo
cách riêng của mình. Như chẳng có gì để bàn nếu trong mỗi chúng ta đều có, hoặc
chí ít luyện tập để có tinh thần “cầu tiến”
trong mọi vấn đề của cuộc sống nói chung và lĩnh vực mà mình quan tâm theo đuổi
nói riêng. Cùng một vấn đề, ai cũng có cái lý của ai, mà cái lý chẳng có điểm
chung (sự thật, chân lý làm đích đến). Như có đề cập ở bài trước, khi ta khéo viết chữ số 6 (9) một
chút, đặt ngang giữa 2 người đối diện, rất khó đưa ra chuẩn mực nói đây là số
sáu (6) hay số chín (9) nếu không gạch đít (gạch chân). Nếu gạch đít thì lại chẳng
có gì để bàn vì đã quá rõ ràng (quy định). Nhưng trong cuộc sống không hẳn mọi
thứ đều rõ ràng, đều chuẩn chỉ theo quy định. Mỗi người một phía, nhận định đây
là số 6 và số 9, như chẳng có hồi kết, bởi anh cũng có cái lý, thậm chí lý sự “cùn” để bảo vệ quan điểm của mình.
Mục đích cuối cùng là gì? Sĩ diện?
Không, không hẳn chỉ là sĩ diện, mà trong sâu thẳm vấn đề đó là “danh dự”, “lòng tự tôn của mỗi người”... khi chẳng ai nhận mình sai, thậm chí
có sai hoặc biết sai nhưng vẫn tìm cách (lý sự cùn) để nói (đe) cho phải cho
đúng, theo kiểu “tiếng hát át tiếng bom”,
“ai mạnh mồm (to mồm) người ấy thắng”.
Quan trọng hơn cả, nếu trong mỗi chúng ta chẳng còn một chút “nhân cách” thì quả thực “buồn” cho cuộc sống này. Người đi trước “thiếu nhân cách”, thậm chí chẳng còn
chút nhân cách gì, đã đè lên vai những người đi sau (thế hệ sau) cái quan điểm
sống thiếu nhân cách đó. Và, trong môi trường ấy muốn theo đuổi anh phải theo
quan điểm đó mà sống, biết rằng, anh nhận thấy người đi trước không đúng (sai)
nhưng chẳng thể làm được gì, dần dà, anh phải học theo đó - những mánh khóe, dối
trá của người mà anh đang lép vế. Bởi con người thiếu nhân cách thì chỉ dùng những
lời ngon ngọt (mật ngọt chết ruồi), dùng những thủ đoạn xảo quyệt, dối trá mà lọc
lừa nhau. Theo năm tháng, suy nghĩ, hành động và cách sống của anh theo đúng
cái mô típ đó, mà như chẳng hề có chính kiến của mình, chính kiến theo lẽ phải.
Đến ngày đó . Anh đã học, thậm chí
thành thạo hơn (cái cách nhìn nhận, cách sống đó) lại áp dụng cho những người
sau anh. Như một vòng luẩn quẩn của dối trá, lừa lọc mà chẳng có lối thoát. Vậy
xã hội đầy dãy những dối trá, lọc lừa nhau ư? Xã hội sẽ lụi tàn ư? Không. Xã hội
phải tự đào thải, chuyển sang một giai đoạn mới. Bởi, xã hội luôn có cái văn
minh, cái kém văn minh; người tốt có, người xấu có;... mới thành xã hội. Cái xấu
cái tốt, người xấu người tốt... luôn song hành, tương hỗ nhau trong cuộc sống. Tự
tiết chế, cân bằng nhau để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề “đói kém -
khó khăn”. Bởi đói kém, đói nghèo (khó khăn) mới nảy sinh những vấn đề dối trá,
lừa lọc nhau. Chứ đủ ăn rồi, lo nghĩ đến những vui chơi, giải trí, vui thú điền
viên... lo gì đến chuyện xoi mói, ganh đua với ông hàng xóm, người xung quanh
mà làm gì. “Đói” ta phải tìm cái gì đó để “ăn” (chẳng thể nghĩ được cái gì hơn),
bí bách quá (túng quẫn) đành làm liều. Và chuyện gì xảy ra chắc mọi người đều
rõ. Cuộc sống không chỉ dừng ở đó, bởi con người khi có hơn 1 sự lựa chọn chẳng
ai tự thỏa mãn với 1 sự lựa chọn duy nhất (lòng tham: tham - sân - si). Con người
là vậy. Cuộc sống là vậy. Đồng tiền cũng vậy (đồng tiền không có lỗi, chỉ có
con người làm cho đồng tiền có lỗi).
0 comments:
Post a Comment