H
|
ôm nay, không hẳn tự nhiên mà có cảm hứng viết
vài dòng về cái note này “VĂN HÓA NGẦM”.
Có lẽ sẽ là nhiều chuyện và rất khó nói, nếu không phải người trong cuộc sẽ khó
hiểu được (phần nào) những cảm xúc trong tôi lúc này. Chuyện nói một đằng làm một
nẻo có lẽ chẳng xa lạ gì với những ai thiếu trách nhiệm về mình, về những việc
mình làm. Ấy vậy. Nói cho sướng cái mồm, lọt cái lỗ nhĩ người nghe, mà không
chút mảy may về trọng lượng (trách nhiệm) những gì mình nói. Cái dây thần kinh
xấu hổ bị “chai” hoặc bị đứt, thậm chí bị biến thái mất rồi. Nên nói ra chẳng xấu hổ,
áy náy với những gì mình nói. Mọi người hay nói, phải uốn lưỡi 7 lần trước khi
nói chẳng phải không có nguyên do. Ngày nay, mọi người hay dùng từ “chém gió”, “chém
to kho mặn”... để nói những người chỉ biết nói bằng cái "mồm". Trong khi đó, toàn nói NGƯỢC (nói sai sự thật), thậm chí làm NGƯỢC luôn; nghĩa là “tiền hậu bất nhất” mỗi lúc nói một kiểu, nói với mỗi người một kiểu,
chẳng ra làm sao cả.
Ngồi với một cậu em, ngồi nghe mọi
chuyện, sau đó có viết số 6 trên tờ giấy nhưng lại “lộn ngược” lại, quay sang hỏi anh số này là số mấy. Ôi trời. Cứ như
đùa trẻ con. Tôi biết cái “ý” của em trong đó. Nhưng tôi vẫn quả quyết số này
là số 9. Em quay ngược tờ giấy, nói đây là số 6. Tôi chỉ mỉm cười và nói số 9
rõ ràng. Một lúc sau, tôi quay sang em, anh biết “cái ý” trong đó khi em hỏi anh. Cũng là con số 6 nhưng để ngang giữa 2 người, mỗi người một phía nhìn sẽ ra 2 con số hoàn toàn khác nhau, nhưng bản chất chỉ có một; nói theo cách khác, tức là cùng một vấn đề nhưng mỗi người nói một kiểu chẳng ai giống ai. Chuyện chắc khác nào "thầy bói xem voi" ngày xưa, mà nay cũng còn đầy dãy trong cuộc sống. Không hẳn chỉ dừng lại ở đó. Khéo viết một chút, số 6 lộn ngược lại thành số 9 mà ở góc độ, khía cạnh nào cũng đúng. Trong cuộc sống cũng vậy, chuyện "tam sao thất bản" là bình thường, thậm chí nói sai sự thật để được lòng, chuộc lợi bất chính. Và ai cũng biết cả. Sao không biết được chứ. Bởi ngày ngày nếu để ý một chút, ai cũng sẽ thấy, đa phần ai cũng vậy (không phải vơ đũa cả nắm). Và có lẽ xã hội bây giờ nó vậy, phải “dối
trá”, thậm chí phải "xảo quyệt" mới sống được, chứ mấy ai sống đoàng hoàng, tử tế với nhau. Chắc “chuyện” sống đàng hoàng tử tế sẽ là rất khó, thậm chí xưa rồi.
Trong cuộc sống, chuyện “bằng mặt mà chẳng bằng lòng” xảy ra ở
nhiều nơi, từ góc nhỏ thôn quê, những ngóc ngách nơi đô thị phồn hoa... đến các
cơ quan công quyền. Có lẽ đó là “văn hóa
ngầm” của chúng ta. “Văn hóa ngầm”
ở đây được hiểu là nét văn hóa mà trong chúng ta phải có những cư xử, hành động
đi ngược lại với suy nghĩ, dần dà hình thành thói quen dối trá nhau trong cuộc
sống. Chính nó (văn hóa ngầm) đã âm thầm gặm nhấm cung cách làm việc, con người
và cuộc sống chúng ta. Hình thành những mánh khóe, dối trá, xảo quyệt... để đối
phó với nhau trong công việc, cuộc sống. Sẽ là không ngoa nếu không muốn nói là
“vấn nạn ngầm” ăn sâu trong suy nghĩ,
tư tưởng và hành động hàng ngày. Bởi anh “dối trá” với mọi người, mọi người lại
tìm cách “giả dối” lại với anh. Các cụ nói chẳng sai bao giờ “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”
hay “ở ống thì dài, ở bầu thì tròn”...
lẽ là vậy.
Có lẽ đây là cái note mà người viết
chưa được suy nghĩ cẩn trọng cho lắm. Vì vậy, một bài gần đây sẽ nói rõ hơn về
cái mà người viết tự đưa ra “VĂN HÓA NGẦM”.
0 comments:
Post a Comment