V
|
ới những ai đã và đang nghiên cứu khoa học theo đúng nghĩa, đặc biệt những người mới tiếp cận và theo đuổi con đường nghiên cứu, không thể không suy nghĩ về vấn đề “trung thực”, “liêm chính” trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, với thực tại về cơ chế và môi trường cho nghiên cứu thì khó mà “trung thực”, “liêm chính” được? Trong số hơn 11.000 GS, PGS được phong từ 1976 đến hết 2014, chỉ có khoảng 4.100 người (chiếm khoảng 37,3%) làm trong các đại học. Số còn lại hoặc là nghỉ hưu, đã mất hoặc là làm việc trong các cơ quan công quyền và quản lý (1). Tại sao năng suất khoa học của Việt Nam quá tồi trong khi có nhiều “sĩ ưu” như thế? (2)... Đã nói lên được thực tại cơ chế và môi trường nghiên cứu khoa học hiện nay ra sao? như thế nào?
|
Trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao có đoạn:
“ ... Tao muốn làm người lương thiện!
Bá Kiến cười ha hả: Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện
cho thiên hạ nhờ.
Hắn lắc đầu:
Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được
những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết
không! Chỉ có một cách... biết không! ...”.
Trong câu chuyện, vì hoàn cảnh xã hội mà Chí Phèo không thể
là người lương thiện được nữa. Và khi, ai đó đã không trung thực và liêm chính
ngay từ đầu (một sự mất tín vạn sự mất tin), đặc biệt những người mới bước vào
và theo đuổi con đường nghiên cứu thì rất khó có những “đột phá”, để không bị
sao nhãng bởi những cám dỗ cuộc đời. Đến lúc anh muốn liêm chính, thì AI CHO
ANH TRUNG THỰC và LIÊM CHÍNH (mượn câu của Chí Phèo), vì cơ chế và môi trường
đã như vậy, mình anh không thể thay đổi được. Quay lại câu chuyện, thiết nghĩ
vấn đề “trung thực và liêm chính” trong khoa học với mỗi người hãy trung thực
và liêm chính với bản thân mình trước, rồi hãy hy vọng sống và làm việc có
trách nhiệm cho xã hội. Bởi vì mưu toan cuộc sống, những NHU CẦU vượt
quá KHẢ NĂNG vốn có nên khó có thể làm ĐÚNG, TRUNG
THỰC và TRÁCH NHIỆM ngay từ đầu. Trừ phi, một số
trường hợp họ đã không màng đến TIỀN BẠC nữa (kiếm đủ rồi), mà
chú trọng trong đến những DANH VỌNG để lưu danh sử sách.
Khó còn ở chỗ, khi ai đó đã không màng (đặt nặng) TIỀN
BẠC nữa, chuyện của nhà mình xong rồi, còn cháy nhà hàng xóm thì mặc
kệ. Được mấy ai không màng tới những mưu toan cuộc sống? mấy ai đã dành bao
nhiều “tiền tài vật lực” để gieo trồng mà đến ngày gặt hái không thu lại? mặc
cho xã hội ta cứ “mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng”. Cho nên, đã là cơ
chế và thực tại môi trường nghiên cứu đã vậy, “CÓ NÊN vì đuổi một
vài con chuột (cá nhân) mà đang tâm ném vỡ một cái bình quý không?” (3).
Xin được nhàm lời, cá nhân chưa là gì, chưa làm được gì,
cũng chưa kinh qua, chỉ là cóp nhặt mấy ý đưa ra cảm nhận riêng, mong được bỏ
quá cho.
(2)
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2009/09/nhung-ngo-nhan-ve-hoc-vi-tien-si.html
(3) Trần Đĩnh, Đèn cù, tập 1.
0 comments:
Post a Comment