T
|
rong mỗi chúng ta, ai cũng có cá tính riêng, có cái nhìn nhận và cách sống riêng. Do tổng hòa các yếu tố về môi trường, kinh tế và xã hội ở mỗi thời (thế hệ) ảnh hưởng không giống nhau đến nhận thức, cuộc sống mỗi chúng ta. Người tốt có, kẻ xấu có. Điều đó góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa, đạo đức trong xã hội. Bất kỳ ai, ở độ tuổi nào và làm bất kỳ công việc gì hãy luôn là chính bạn. Không nên so sánh với mọi người xung quanh, đôi khi đừng vì sĩ diện mà đánh mất mình. Nhu cầu, đặc biệt về của cải vật chất chưa bao giờ là đủ với bất kỳ ai, nhưng nếu biết “tiết độ” chúng ta sẽ tránh được sự “lạm dụng” những nhu cầu mà vượt quá khả năng mà ta có thể có. NHU CẦU phải cân bằng, tỷ lệ thuận với KHẢ NĂNG. Khi đó tâm hồn trong mỗi chúng ta sẽ nhẹ nhàng, thanh cao và sống có ý nghĩa với đời, cuộc sống này hơn. Rousseau nói “Sự lo xa không ngừng đem chúng ta vượt lên phía trước chúng ta, và thường đặt ta ở nơi mà ta sẽ chẳng hề đến được, đó là nguồn gốc thực sự mọi khốn khổ của chúng ta” (1).
|
Mỗi chúng ta, biết được khả năng của mình ở hiện tại mà phấn
đấu, cũng như những nhu cầu cho phù hợp với khả năng đó và đừng quên đi thực
tại, cho dù bạn muốn trở thành một ngôi sao trong lĩnh vực nào đó hoặc tin
tưởng vào phép màu. “Hãy thu hẹp sự tồn tại của anh vào bên trong anh, thế
là anh sẽ không khốn khổ nữa”, “Tự do của anh, quyền lực của anh, chỉ
trải ra xa rộng ngang tầm sức lực tự nhiên của anh, mà chẳng vượt quá; mọi thứ
còn lại chỉ là tình trạng nô lệ, ảo tưởng, dụ hoặc” (1).
Tôi,
bạn và chúng ta, hãy luôn giữ cho tâm hồn đẹp, tươi trẻ, nhẹ nhàng, để sống khỏe,
sống có ích cho một ngày mai tươi sáng hơn. “ ... một suối nguồn của đức hạnh
cao quý dành cho một tâm hồn biết rèn luyện chính là phải học hỏi, một cách dần
dần, trước hết là phải thay đổi trong những điều hữu hình và nhất thời, để sau
đó có thể bỏ tất cả chúng lại đằng sau...”, “Kẻ có tâm hồn yếu ớt thì cố
định tình yêu của mình vào một chấm nhỏ trên thế giới, người mạnh mẽ thì mở
rộng tình yêu của mình tới mọi nơi; người đàn ông hoàn hảo đã dập tắt tình yêu
của mình” (2).
(2) Phạm Anh Tuấn, Anh Khánh (dịch), Văn hóa và chủ nghĩa bá quyền, Nxb Tri thức, 2015.
0 comments:
Post a Comment