N
|
hận thấy một điều, mình đã là cái gì, đã làm được cái gì dù là nhỏ bé nhất cho xã hội này đâu, mà đã nói này nói nọ (chỉ nói cảm nhận của cá nhân về một vấn đề). Bản thân chỉ nghĩ rằng mình học viết (tập suy nghĩ, nhìn nhận, ...) và nói lên suy nghĩ của mình về một vấn đề gì đó. Tuy nhiên, có những lời góp ý chắc cũng không thừa, nên không thể không nhìn nhận và suy nghĩ lại. Thực tế xã hội như vậy, cái guồng máy như vậy, anh không khéo sẽ bị bật ra khỏi quỹ đạo bất cứ lúc nào.
|
Nhìn vào thực
tế, nhìn vào những bloger ở Việt Nam trong thời gian qua, những người có chính
kiến cho vấn đề “tự do ngôn luận”, “nhân quyền”, ... ra sao, như thế nào (cá
nhân không dám mạo phạm, so sánh)? Biết rằng, mỗi cá nhân chúng ta phải sống có
trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Cái trách nhiệm cho bản thân, gia
đình của anh chưa xong (chưa lo được cho bản thân), thì sao dám mơ cao (xa
vời), có trách nhiệm với xã hội.
Thiết nghĩ,
những người đương nhiệm chẳng dám nói ra những bất cập của chế độ vì chưa lo
được cho bản thân, gia đình. Ngay cả khi có tuổi (về hưu) cũng chẳng dám nói
lên những chính kiến của mình (vì chưa lo hết được cho gia đình, sợ ảnh hưởng
đến con cháu các cụ). Ngoại trừ, một số các cụ có trách nhiệm cho xã hội khi đã
về hưu trí (phản biện xã hội – rất cần ở một xã hội phát triển, văn minh).
Để kết thúc bài
viết, xin mạn phép được mượn mấy câu thơ để phần nào nói lên những điều muốn
nói của cá nhân, khi mới còn trong trứng nước, chưa làm được gì cho bản thân,
gia đình và cho đời.
Hai câu thơ trong bài Cây Thông của Nguyễn Công Trứ:
“... Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo ...”
Và hai câu thơ trong bài Mắt biển của Sơn Trà:
“ ... Nghĩ thương con sóng từ trong trứng
Vừa lọt lòng ra đã bạc đầu ...”
0 comments:
Post a Comment