Chuyện
đăng bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước (cá nhân chưa đủ
tầm để bàn đăng bài báo quốc tế đúng nghĩa) chẳng phải là chuyện mới mẻ cho những
ai dấn thân theo con đường khoa bảng, đặc biệt là những đối tượng đang trong
quá trình muốn được phong danh (PGS, GS). Theo parem các vị cứ thế phấn đấu để
đạt được đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do yêu cầu đủ sống lượng bài báo (điểm) nên
có vị sản xuất bài báo một cách chóng mặt (hơi quá), thậm chí, trong một số có
tới 2 bài của tác giả đứng tên chính. Về chất lượng bài báo thì còn nhiều điều
cần bàn.
Bài
báo đăng trên tạp chí chuyên ngành (đầu ngành về một lĩnh vực). Tuy nhiên, chất
lượng bài báo chưa tương xứng với tạp chí. Nội dung bài báo chỉ mang tính chất
liệt kê, không có điểm gì mới và ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn kém. Bởi, những
vấn đề đó đã được các tác giả khác làm và công bố trước đó. Chẳng có gì khác biệt.
Thậm chí còn kém cả bài báo mà đã công bố trước. Chỉ có khác biệt là địa điểm triển
khai và tên tác giả bài báo.
Một
điều đáng bàn hơn, là tính “cầu thị”
của tác giả bài báo. Trước khi gửi lên tạp chí, tác giả bài báo có nhờ chuyên
gia chuyên ngành góp ý (tôi may mắn được biết, cũng thử tập bình duyệt). Tuy
nhiên, những gì mà được chuyên gia góp ý để bài báo có chất lượng hơn thì tác
giả chẳng màng gì đến. Có chăng, chỉ sửa những lỗi nhỏ nhặt (lỗi chính tả, câu
văn cụt hay sai sót do chủ quan). Những vấn đề lớn, mang tầm bao quát cho bài
báo hay cơ sở khoa học cần thiết để giải quyết vấn đề... thì tác giả giữ nguyên
như ban đầu. Không một ý kiến hay một lời giải trình.
Sau
khi đã được chuyên gia góp ý và sửa xong (sửa những lỗi nhỏ nhặt). Tác giả gửi
lên tạp chí và tạp chí lại gửi bình duyệt đúng vào chuyên gia này (do bình duyệt
kín) và tạp chí cũng không biết là tác giả bài báo đã nhờ chuyên gia góp ý một
lần rồi. Cái này cũng không sao. Tuy nhiên, sau khi chuyên gia nhận được bài
báo và những gì mà bữa trước góp ý vẫn chang như cũ. Chuyên gia nghĩ rằng, hay
tác giả gửi nhầm bài chưa sửa. Nhưng để ý kỹ thì đã chỉnh sửa những lỗi nhỏ. Dường
như tác giả không tôn trọng những gì mà chuyên gia góp ý. Nội dung bài báo vẫn
y chang như cũ, có chăng chỉ sửa một vài lỗi chính tả, lỗi đánh máy hay chế bản.
Thôi
thì, cứ bình duyệt và đưa ra ý kiến trên tinh thần góp ý, để tác giả bài báo chỉnh
sửa bổ sung hoặc có những giải trình hợp lý nhất, nhằm tăng chất lượng bài báo
tốt nhất và xứng với việc đăng trên tạp chí chuyên ngành. Còn chuyện đăng hay
không là tạp chí sẽ quyết.
Qua
đây, mới thấy một thực trạng là không ít các vị hàng ngày đứng gia giảng cho
sinh viên, học viên những kiến thức chuyên môn, tri thức nhân loại. Tuy nhiên,
vì muốn được phong danh sớm, để đủ cơ sở, các vị sản xuất bài báo khoa học theo
kiểu dập khuôn, chẳng màng đến tính mới, ý nghĩa thực tiễn cũng như chất lượng
bài báo khoa học đúng nghĩa. Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học đúng nghĩa hay
tham gia đào tạo, giảng dạy, các vị để lại những công trình, kết quả nghiên cứu
theo kiểu dập khuôn, chạy theo số lượng thay vì chất lượng, tính mới và ý nghĩa
thực tiễn đủ để biết tác giả như thế nào hơn là số lượng hay những danh xưng “phù phiếm”. Hơn nữa, không biết tác giả
có nghĩ, mai mốt hay sau khi đăng bài hoặc khi được phong danh, giới chuyên
môn, đồng nghiệp khen hay chê cũng qua những bài báo khoa học mà tác giả đã
đăng. Và, đó là bằng chứng để người đời biết đến tác giả hơn là số lượng công
trình mà tác giả đăng.
Trong
đời, trách nhiệm và vinh dự quan trọng hơn hết. Là người dấn theo sự nghiệp
khoa bảng hay giảng dạy, truyền bá tri thức hay đạo đức làm người nên biết trách
nhiệm của mình đến đâu và quan trọng hơn cả xây dựng “danh dự” hơn là những “danh
xưng phù phiếm”.
0 comments:
Post a Comment