Thời
buổi ngày nay, mấy ai làm việc không phải vì đồng tiền, vì miếng cơm manh áo. Ở
khía cạnh của người làm nghiên cứu khoa học (NCKH), nếu ai nói, làm việc không
phải vì tiền chắc là "có vấn đề" hoặc có mục đích khác (chính trị hay gì gì đó).
Có chăng, nếu có thì xưa nay hiếm, và ở thời điểm nào đó, cơm áo gạo tiền
không còn là gánh nặng nữa. Khi đó, người làm NCKH đúng nghĩa mong muốn được để
lại cho hậu thế các công trình nghiên cứu hay muốn lưu danh sử sách. Tuy nhiên,
ngày nay “ai chẳng cần tiền” và “tiền chẳng bao giờ là đủ cả”.
Mới
đây có một câu chuyện về một vị PGS khi tham gia một nhiệm vụ (ở vị trí phó),
muốn đòi hỏi đầy đủ quyền lợi cho các thành viên tham gia mà vị này chịu trách
nhiệm chính về chuyên môn. Khi quyền lợi và trách nhiệm chưa được xác định rõ
ràng, rạch ròi thì chuyện đòi hỏi hay thắc mắc là chuyện quá ư là bình thường.
Tuy nhiên, quyền tự quyết về phân bổ nhân lực, đặc biệt về tài chính lại không
tham gia quyết được nhiều. Thế nên, sau vài cuộc hội đàm, ý kiến ý cò không được
như ý muốn vị này xin cáo bệnh không tham gia nữa.
Câu
chuyện “cáo bệnh” đã được các quan chức
xưa nay áp dụng nhiều, đặc biệt là khi “có
vấn đề”. Nhiều trường hợp, cán bộ, quan chức khi bị thanh tra, kiểm tra các
sai phạm thì cáo bệnh hoặc đưa ra hồ sơ bị tâm thần và câu chuyện “cán bộ dính lao lý muốn bệnh, chỉ cần viết
đơn” [1] cho thấy, thực trạng dùng bệnh án để trốn tội của các cán bộ, quan
chức trong các cơ quan công quyền hiện nay. Mới đây, ông Trịnh Xuân Thanh cũng
đã cáo bệnh [2] sau khi bị “sờ gáy”
và giờ bỏ trốn ở phương trời Tây. Còn nhiều, rất nhiều trường hợp các cán bộ,
quan chức khi bị sờ gáy là “cáo bệnh”
hòng trốn tránh trách nhiệm. “Tất cả những
điều này về bản chất được xem là sự hèn nhát, gian trá. Người ta tiếp tục sử dụng
sự gian trá để gỡ cái gian trá trong lịch sử để lại... Và khi xảy ra chuyện mọi
người đều tìm cách biện minh, lý giải cho mình nhằm chối tội” [3].
Quay
lại vấn đề, chẳng phải vì bị “dính phốt”
mà vị này cũng xin “cáo bệnh” để chẳng
muốn đối diện với những khó khăn, trách nhiệm khi tham gia nhiệm vụ. Bởi, vị
này biết rằng, trách nhiệm lớn những quyền lợi chẳng được mấy. Ai chẳng cần tiền.
Làm việc gì cũng phải có công và công xứng đáng. Trong NCKH mà cân đong đo đếm
thiệt hơn chắc chẳng thể làm được trò trống gì. Đôi khi, vì danh xưng hay vì mục
đích khác mà nhiều vị cam làm không công. Và chuyện làm không công cũng quá ư
là bình thường của những con người biết luồn cúi, lùi một bước tiến vài bước.
Việc
vị này, xin “cáo bệnh” không tham gia
nhiệm vụ nữa, nói lên một điều rằng, việc đặt nặng quyền lợi hơn là trách nhiệm.
Trách nhiệm kém. Không dám đối mặt với những khó khăn phía trước. Ngay từ đầu,
nếu xác định rằng, khó khăn nhiều, quyền lợi ích, và xin rút ngay từ đầu có phải
đỡ mất thời gian công sức bấy lâu nay. Và, chẳng phải đã để lại những suy nghĩ
trái chiều từ những người ở lại cũng như những người tiếp nhận mới hay sao?
Đúng là xin “cáo bệnh” là khẳng định
mình “hèn nhát”.
===================================================================
[1]
htp://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/quan-chuc-vuong-lao-ly-la-cao-benh-kinh-nghiem-buon-3318129/
[2]
htp://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/bo-cong-an-chua-ro-trinh-xuan-thanh-tron-qua-duong-nao-3516900.html
[3]
htp://soha.vn/quan-chuc-sai-pham-cao-benh-khong-dam-doi-dien-su-that-hau-qua-gay-ra-20160911074400324.htm
0 comments:
Post a Comment