May 24, 2017

Ai thật lòng, ai tốt sau khi đụng chạm tới quyền lợi là biết ngay. Thú thực một điều rằng, con người (đa phần) ai cũng “đểu” cả, bình thường thì chẳng vấn đề gì. Khi đụng tới lợi ích cá nhân có thể bất chấp tất cả hòng đạt được mục đích của mình. Phải chăng, trước giờ mình sống quá nhiệt tình để cho 5 lần 7 lượt, hết người này người kia lợi dụng mình. Trước mặt thì nói một kiểu, sau lưng nói kiểu khác, ngay cả có mặt mình họ cũng chẳng coi mình ra gì nữa là.

Cơm ai người đó ăn, áo ai người đó mặc

Ai cũng có phận có phần. Đâu phải lấy người khác (nói xấu người khác) hòng đem cái lợi cho mình. Thật buồn cho những con người như vậy. Tôi có thật lòng, mới chia sẻ thông tin cho anh. Ấy vậy, anh lấy ngay thông tin đó hòng lấy lòng người khác. Vô hình chung, việc chia sẻ của anh chẳng hay ho gì cho tôi. Trước đó, nhiều người, chỉ vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ bạn bè, anh em. Thử hỏi những con người đó như thế nào? Anh có giỏi, anh phấn đấu bằng chính năng lực, nội lực của mình, đâu phải dùng cái “trò bẩn”, nói xấu (trù dập) người khác để làm bàn đạp cho mình.

Thực ra, cây ngay chẳng sợ chết đứng. Việc tôi có xấu như thế nào mọi người biết rõ, đâu cần anh phải nói này nọ. Khổ nỗi. Phàm là con người. Nói một lần có thể chưa tin, lần hai, lần ba hoặc một người, hai người, ba người đều nói vậy. Dù sự thật thế nào đi nữa thì người nghe không thể không tin.

Ai tốt, ai thật lòng với ai...

Khi đụng chạm tới lợi ích, quyền lợi của nhau mới biết ai tốt, ai thật lòng với ai. Phải chăng, “bản tính” con người là vậy? Bản chất con người là tốt, “nhân chi sơ tính bản thiện”. Tuy nhiên, có sống với nhau dài lâu mới biết tốt, xấu như thế nào, đặc biệt là khi bản năng tự nhiên của con người bộc phát. “Con người đạo đức hơn ta nghĩ, những cũng rất vô đạo đức hơn ta tưởng” -  Sigmund Freud.


Sau nhiều lần vấp ngã. Vấp ngã ngay trước những người mà mình tin tưởng, mới nghiệm ra một điều, rằng “trên đời này chẳng thể tin được bất kỳ một ai”. Ngay cả một người bạn, chơi với nhau dài lâu, biết ít nhiều về tính cách của nhau, chơi với nhau như lẽ tự nhiên, chẳng hề vụ lợi. Ấy vậy. Cũng chưa chắc chắn vào người mình chơi, với những gì đã và đang hiện hữu trước mặt. Khi có một người biết xem tướng số (xem tay) nói một câu. Hai người đều bị người khác lợi dụng nhiều trong cuộc sống. Ấy vậy. Quay sang hỏi, anh chơi với nó, có sợ nó lợi dụng anh không? (khi đó tôi vắng mặt). Thật buồn cho anh. Buồn cho tôi. 

May 08, 2017

Đầu tuần bắt xe (xe đò) đi lên Hà Nội. Bình thường như chẳng có vấn đề gì, bởi, đầu tuần nào mình cũng bắt xe lên Hà Nội. Bắt xe dọc đường, đặc biệt là trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình là không được phép. Nhưng ở Việt Nam, cung đường nào cũng vậy. Ai cũng vậy. Xã hội nó vậy. Thôi đành làm liều. Bởi, tiện đường. Tiện nhiều bên.

Qua nút giao Đại Xuyên, tức là hết đoạn cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ. Xe lại bắt một thanh niên dọc đường. Như chẳng có gì để bản nếu thanh niên này bình thường như bao hành khách khác. Khi bắt khách, lơ xe giải thích rằng, thêm đồng phí cầu đường. Ai đi xe cũng hiểu, cũng thông cảm. Cả đoạn đường, cậu thanh niên này cũng bình thường như bao người khác. Trả cước phí đàng hoàng. Tuy nhiên, khi gần đến nút giao Thường Tín. Điện thoại của thanh niên này rung lên. Cậu nhấc máy, trả lời đầu dây bên kia. Sắp tới rồi. Khi đó, có một hai khách bảo cho xuống cây số 8, tức cách trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ 1km. Lơ xe nói, nếu không có cảnh sát giao thông (CSGT) thì xuống được, nếu không phải đúng trạm thu phí mới xuống được. Thanh niên kia kêu, đội đó (đội CSGT đang trực) thuộc đội của em, không bắt đâu. Hai lơ xe ngơ ngác. Ban đầu tưởng thằng nhóc này nó “lèo”. Tuy nhiên, khi bắt chuyện mới biết nó là “lính đánh thuê”.

Cậu thanh niên này khoảng 23 - 25 tuổi gì đó. Làm nhiệm vụ bắn tốc độ, chụp ảnh, ghi hình những xe lưu thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Lơ xe biết vậy đành phải trả lại tiền cước mà lúc trước thu của cậu này. Cậu này vô tư cầm lấy. Chẳng ai nói một lời nào từ cả hai phía. Người đưa. Người cầm. Cứ như luật bất thành văn. Trước khi xuống. Cậu này còn hỏi cung giờ xe này qua cầu Nội Tiết và nói, nếu xe anh bắt khách tại Nội Tiết thì gọi cho em. Ý nói, nếu bắt khách, gọi cho cậu này, để khỏi phải lo bị CSGT sờ gáy. Nhà xe chẳng nói chẳng rằng. Khi xuống. Cậu này cũng chẳng nói thêm câu gì, đặc biệt một câu “cảm ơn” cũng không. Bởi anh đi xe, cước phí cũng không mất, mà một câu cảm ơn cũng không. Thật là “lố bịch”.

Trên quan điểm cá nhân người chứng kiến sự việc. Mình chẳng thể chấp nhận được những gì mà câu thanh niên này sử xự. Đi xe thì phải mất cước phí là điều đương nhiên. Nhiều vị CSGT muốn đi nhờ, cũng phải vẫy xe và xin đi nhờ, nhà xe có cho đi mới lên được xe. Đằng này. Đi xe cũng chẳng nói chẳng rằng là đi nhờ hay xin tiền cước vì làm ở đội nọ đội kia. Trả cước xong. Ung dung ngồi. Gần đến nơi, lấy lý do là làm đội CSGT này để “nạt” nhà xe. Bởi, cậu này chứng kiến những điểm nhà xe bắt, trả khách trên đường cao tốc. Nhỡ “” điện thoại hay nhắn tin cho đội nào đó thật thì chẳng biết thế nào. Thôi thì coi như cho đi nhờ. Trả lại cước cho nó.

Điều đáng nói ở đây. Có thể. Vì chưa chắc là thật. Ai biết nó nói dối hay thật. Chỉ biết nó nói vậy. Tuy nhiên, là con người, sống phải biết sử xự. Được ăn học, giáo dục hẳn hỏi. Ấy vậy. Đi xe. Nhà xe trả lại cước mà một câu “cảm ơn” cũng không nói nổi thì cũng đủ biết con người này như thế nào. Phải chăng. Bệnh nghề nghiệp. Đưa. Cầm. Dúi. Cầm. Chẳng nói chẳng rằng. Như luật bất thành văn.


Sau khi cậu này xuống xe. Nhà xe cũng chẳng trách hay nói cậu này. Chỉ nói (giải thích) với mọi người trên xe. Có biết đâu mà trả lấy cước. Nếu biết thì thôi (thôi không lấy cước). Lấy cước rồi. Biết. Trả lại. Như lẽ đương nhiên. Bởi, nhà xe cũng biết được điểm yếu của mình, nên sau khi nghe nó nói vậy. Lẳng lặng trả cước. Kiểu. Dúi. Cầm. Như thường ngày mà cả hai bên vẫn làm. Và. Chấp nhận như đó là một lẽ thường. Bởi, các bên đều DỰA VÀO NHAU MÀ SỐNG.

May 05, 2017

Chuyện đăng bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước (cá nhân chưa đủ tầm để bàn đăng bài báo quốc tế đúng nghĩa) chẳng phải là chuyện mới mẻ cho những ai dấn thân theo con đường khoa bảng, đặc biệt là những đối tượng đang trong quá trình muốn được phong danh (PGS, GS). Theo parem các vị cứ thế phấn đấu để đạt được đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do yêu cầu đủ sống lượng bài báo (điểm) nên có vị sản xuất bài báo một cách chóng mặt (hơi quá), thậm chí, trong một số có tới 2 bài của tác giả đứng tên chính. Về chất lượng bài báo thì còn nhiều điều cần bàn.

Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành (đầu ngành về một lĩnh vực). Tuy nhiên, chất lượng bài báo chưa tương xứng với tạp chí. Nội dung bài báo chỉ mang tính chất liệt kê, không có điểm gì mới và ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn kém. Bởi, những vấn đề đó đã được các tác giả khác làm và công bố trước đó. Chẳng có gì khác biệt. Thậm chí còn kém cả bài báo mà đã công bố trước. Chỉ có khác biệt là địa điểm triển khai và tên tác giả bài báo.

Một điều đáng bàn hơn, là tính “cầu thị” của tác giả bài báo. Trước khi gửi lên tạp chí, tác giả bài báo có nhờ chuyên gia chuyên ngành góp ý (tôi may mắn được biết, cũng thử tập bình duyệt). Tuy nhiên, những gì mà được chuyên gia góp ý để bài báo có chất lượng hơn thì tác giả chẳng màng gì đến. Có chăng, chỉ sửa những lỗi nhỏ nhặt (lỗi chính tả, câu văn cụt hay sai sót do chủ quan). Những vấn đề lớn, mang tầm bao quát cho bài báo hay cơ sở khoa học cần thiết để giải quyết vấn đề... thì tác giả giữ nguyên như ban đầu. Không một ý kiến hay một lời giải trình.

Sau khi đã được chuyên gia góp ý và sửa xong (sửa những lỗi nhỏ nhặt). Tác giả gửi lên tạp chí và tạp chí lại gửi bình duyệt đúng vào chuyên gia này (do bình duyệt kín) và tạp chí cũng không biết là tác giả bài báo đã nhờ chuyên gia góp ý một lần rồi. Cái này cũng không sao. Tuy nhiên, sau khi chuyên gia nhận được bài báo và những gì mà bữa trước góp ý vẫn chang như cũ. Chuyên gia nghĩ rằng, hay tác giả gửi nhầm bài chưa sửa. Nhưng để ý kỹ thì đã chỉnh sửa những lỗi nhỏ. Dường như tác giả không tôn trọng những gì mà chuyên gia góp ý. Nội dung bài báo vẫn y chang như cũ, có chăng chỉ sửa một vài lỗi chính tả, lỗi đánh máy hay chế bản.

Thôi thì, cứ bình duyệt và đưa ra ý kiến trên tinh thần góp ý, để tác giả bài báo chỉnh sửa bổ sung hoặc có những giải trình hợp lý nhất, nhằm tăng chất lượng bài báo tốt nhất và xứng với việc đăng trên tạp chí chuyên ngành. Còn chuyện đăng hay không là tạp chí sẽ quyết.

Qua đây, mới thấy một thực trạng là không ít các vị hàng ngày đứng gia giảng cho sinh viên, học viên những kiến thức chuyên môn, tri thức nhân loại. Tuy nhiên, vì muốn được phong danh sớm, để đủ cơ sở, các vị sản xuất bài báo khoa học theo kiểu dập khuôn, chẳng màng đến tính mới, ý nghĩa thực tiễn cũng như chất lượng bài báo khoa học đúng nghĩa. Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học đúng nghĩa hay tham gia đào tạo, giảng dạy, các vị để lại những công trình, kết quả nghiên cứu theo kiểu dập khuôn, chạy theo số lượng thay vì chất lượng, tính mới và ý nghĩa thực tiễn đủ để biết tác giả như thế nào hơn là số lượng hay những danh xưng “phù phiếm”. Hơn nữa, không biết tác giả có nghĩ, mai mốt hay sau khi đăng bài hoặc khi được phong danh, giới chuyên môn, đồng nghiệp khen hay chê cũng qua những bài báo khoa học mà tác giả đã đăng. Và, đó là bằng chứng để người đời biết đến tác giả hơn là số lượng công trình mà tác giả đăng.

Trong đời, trách nhiệm và vinh dự quan trọng hơn hết. Là người dấn theo sự nghiệp khoa bảng hay giảng dạy, truyền bá tri thức hay đạo đức làm người nên biết trách nhiệm của mình đến đâu và quan trọng hơn cả xây dựng “danh dự” hơn là những “danh xưng phù phiếm”.

May 03, 2017

Thời buổi ngày nay, mấy ai làm việc không phải vì đồng tiền, vì miếng cơm manh áo. Ở khía cạnh của người làm nghiên cứu khoa học (NCKH), nếu ai nói, làm việc không phải vì tiền chắc là "có vấn đề" hoặc có mục đích khác (chính trị hay gì gì đó). Có chăng, nếu có thì xưa nay hiếm, và ở thời điểm nào đó, cơm áo gạo tiền không còn là gánh nặng nữa. Khi đó, người làm NCKH đúng nghĩa mong muốn được để lại cho hậu thế các công trình nghiên cứu hay muốn lưu danh sử sách. Tuy nhiên, ngày nay “ai chẳng cần tiền” và “tiền chẳng bao giờ là đủ cả”.

Mới đây có một câu chuyện về một vị PGS khi tham gia một nhiệm vụ (ở vị trí phó), muốn đòi hỏi đầy đủ quyền lợi cho các thành viên tham gia mà vị này chịu trách nhiệm chính về chuyên môn. Khi quyền lợi và trách nhiệm chưa được xác định rõ ràng, rạch ròi thì chuyện đòi hỏi hay thắc mắc là chuyện quá ư là bình thường. Tuy nhiên, quyền tự quyết về phân bổ nhân lực, đặc biệt về tài chính lại không tham gia quyết được nhiều. Thế nên, sau vài cuộc hội đàm, ý kiến ý cò không được như ý muốn vị này xin cáo bệnh không tham gia nữa.

Câu chuyện “cáo bệnh” đã được các quan chức xưa nay áp dụng nhiều, đặc biệt là khi “có vấn đề”. Nhiều trường hợp, cán bộ, quan chức khi bị thanh tra, kiểm tra các sai phạm thì cáo bệnh hoặc đưa ra hồ sơ bị tâm thần và câu chuyện “cán bộ dính lao lý muốn bệnh, chỉ cần viết đơn” [1] cho thấy, thực trạng dùng bệnh án để trốn tội của các cán bộ, quan chức trong các cơ quan công quyền hiện nay. Mới đây, ông Trịnh Xuân Thanh cũng đã cáo bệnh [2] sau khi bị “sờ gáy” và giờ bỏ trốn ở phương trời Tây. Còn nhiều, rất nhiều trường hợp các cán bộ, quan chức khi bị sờ gáy là “cáo bệnh” hòng trốn tránh trách nhiệm. “Tất cả những điều này về bản chất được xem là sự hèn nhát, gian trá. Người ta tiếp tục sử dụng sự gian trá để gỡ cái gian trá trong lịch sử để lại... Và khi xảy ra chuyện mọi người đều tìm cách biện minh, lý giải cho mình nhằm chối tội” [3].

Quay lại vấn đề, chẳng phải vì bị “dính phốt” mà vị này cũng xin “cáo bệnh” để chẳng muốn đối diện với những khó khăn, trách nhiệm khi tham gia nhiệm vụ. Bởi, vị này biết rằng, trách nhiệm lớn những quyền lợi chẳng được mấy. Ai chẳng cần tiền. Làm việc gì cũng phải có công và công xứng đáng. Trong NCKH mà cân đong đo đếm thiệt hơn chắc chẳng thể làm được trò trống gì. Đôi khi, vì danh xưng hay vì mục đích khác mà nhiều vị cam làm không công. Và chuyện làm không công cũng quá ư là bình thường của những con người biết luồn cúi, lùi một bước tiến vài bước.

Việc vị này, xin “cáo bệnh” không tham gia nhiệm vụ nữa, nói lên một điều rằng, việc đặt nặng quyền lợi hơn là trách nhiệm. Trách nhiệm kém. Không dám đối mặt với những khó khăn phía trước. Ngay từ đầu, nếu xác định rằng, khó khăn nhiều, quyền lợi ích, và xin rút ngay từ đầu có phải đỡ mất thời gian công sức bấy lâu nay. Và, chẳng phải đã để lại những suy nghĩ trái chiều từ những người ở lại cũng như những người tiếp nhận mới hay sao? Đúng là xin “cáo bệnh” là khẳng định mình “hèn nhát”.

===================================================================
[1] htp://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/quan-chuc-vuong-lao-ly-la-cao-benh-kinh-nghiem-buon-3318129/
[2] htp://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/bo-cong-an-chua-ro-trinh-xuan-thanh-tron-qua-duong-nao-3516900.html
[3] htp://soha.vn/quan-chuc-sai-pham-cao-benh-khong-dam-doi-dien-su-that-hau-qua-gay-ra-20160911074400324.htm
Phận là người nhân viên hay thư ký cho một nhiệm vụ cũng nhiều nỗi khổ tâm. Việc làm theo và gánh lấy trách nhiệm (hậu quả) khi việc đó chưa đúng, chưa chuẩn thay cho Sếp (S) hay chủ nhiệm là chuyện bình thường. Và, có lẽ người nhân viên, thư ký nào nhanh dạ, nhận thay trách nhiệm cho S, chủ nhiệm và khắc phục hậu quả chắc sẽ được lòng và sớm được hanh thông sự nghiệp. Và, khi đó “cái tôi” cá nhân chẳng còn quan trọng gì trong mắt, lòng S nữa. Bởi, S cần một người biết nghe lời trong mọi cảnh huống hơn là một người làm được việc nhưng hay ý kiến, ý cò. Chính vì “cái tôi” cá nhân ấy nhiều khi đã ảnh hưởng đến quyền lợi và con đường sự nghiệp của bao nhiêu con người cá tính. Bởi, họ chấp nhận điều đó và không chỉ vì lợi ích cá nhân (cỏn con) mà đánh mất đi chính mình.


Cuộc sống nhiều lắm gian truân. “Phận” làm nhân viên, còn “ngổn ngang trăm mối bên lòng” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) nên cũng rất khó. Không chỉ đơn giản là “thích thì làm/không thích thì thôi” được. Có lẽ, hiện tại mình chưa thể làm được điều đó, tức là, “không thích nhưng vẫn phải làm”. Bởi, mình đâu phải sống cho riêng mình và việc “quýt làm cam chịu” chắc có lẽ là chuyện bình thường trong xã hội ngày này. Thôi thì, phải biết chấp nhận, phải biết hy sinh. Không vì cái tôi cá nhân mà đánh mất đi nhiều thứ mình đang theo đuổi, cũng như lợi ích của chính mình. Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn của nó. Con giun xéo lắm cũng quằn/Con người xéo mãi... cũng thành...? 

May 01, 2017

Phải chăng, trước giờ mình nghĩ mọi thứ nó đơn giản hóa đi hay tự chối bỏ, né tránh trách nhiệm? Bởi, đâu chỉ sống cho riêng mình. Còn vợ, con và gia đình. Không chỉ vì cái “tôi” cá nhân mà đánh đổi những mất mát, thậm chí cả đau thương và đâu phải mỗi mình gánh chịu hết. Cuộc sống này phức tạp biết nhường nào và mình cũng phải dần học cách “bằng mặt nhưng không bằng lòng” dần đi thôi. Bởi, đa phần là như vậy phải không? (không phải vơ đũa cả nắm đâu).

Cuối giờ chiều gặp, anh nói một câu mà tôi như “nhói lòng”. “Bây giờ con còn nhỏ, còn nhờ ông bà được. Mai mốt con lớn đi học, em tính sao? Trông chờ ông bà?”. Rất đúng. Anh nói không sai. Bởi, trước giờ tôi nghĩ quá ư là đơn giản hóa. Và, chính vì cái “tôi” cá nhân mà ảnh hưởng đến chính mình, người khác. Tôi không đau, không nhói lòng làm sao được? Tuy nhiên, mỗi người có một “mục đích sống” không giống nhau.

Và, những gì anh nói (trước giờ anh nói nhiều rồi, nhưng tôi để ngoài tai), làm tôi tỉnh ngộ dần và chợt nhận ra, những gì tôi hay “trêu đùa” (nói, gọi đùa) ít nhiều có ảnh hưởng đến anh - sự nghiệp của anh (như anh nhận xét). Tôi đã “xin lỗi” anh và hứa từ giờ sẽ không “trêu đùa” kiểu như vậy nữa. Phải chăng đây là lần anh nói “thật” nhất. Có như vậy tôi mới biết những lỗi lầm của mình mà “kịp sửa”.

Mỗi người có cách nhìn nhận, sống, và phấn đấu (kiếm tiền) riêng. Cái lo chung của mỗi người là kiếm tiền (áp lực cơm áo gạo tiền). Ngoại trừ những trường hợp đi làm cho vui, chẳng màng gì đến đồng lương bèo bọt. Thế nên, mỗi người chịu áp lực từ cơm áo gạo tiền không giống nhau. Bất kỳ ai, ở độ tuổi nào và làm bất kỳ công việc, ngành nghề gì hãy luôn là chính mình. Không nên ngồi so sánh với mọi người xung quanh, đôi khi đừng vì chút sĩ diện hão mà đánh mất mình. NHU CẦU, đặc biệt là về của cải vật chất (tiền) chưa bao giờ là đủ với bất kỳ ai, nhưng nếu biết “tiết độ” chúng ta sẽ tránh được sự “lạm dụng” những nhu cầu mà vượt quá khả năng mà ta có thể có tại thời điểm hiện tại. NHU CẦU phải được cân bằng, tỷ lệ thuận với KHẢ NĂNG ở mỗi giai đoạn, thời điểm của cuộc sống. Bởi, “... sự giàu sang không thể là mục đích của đời sống. Cái giàu sang thực sự phải đến từ trái tim, không phải đến từ túi tiền...” [1].

Cuộc sống đích thực là hãy luôn giữ cho TÂM HỒN ĐẸP, tươi trẻ, nhẹ nhàng, để sống khỏe, sống có ích cho một ngày mai tươi sáng hơn. “Đừng chỉ nghĩ tới giàu sang và làm việc chỉ vì tiền bạc. Hãy đi tìm hạnh phúc, yêu và được yêu, tìm sự thanh bình cho đầu óc và tâm hồn”. “Cái giàu tiền bạc chỉ là một con số để thiên hạ thị phi. Cái giàu thực sự là sự sung mãn về sức khỏe, về tình yêu, về nhiệt tình, về kiên nhẫn, về cá tính, về đạo đức” [1].

=================================================================
[1] Alan Phan (2015). Bí mật của Phan Thiên Ân – Quà tặng từ Tiến sĩ Alan Phan. Nxb Thế giới.

chủ đề

Ăn của rừng bài báo khoa học bản quyền bành trướng Bảo vệ cây là bảo vệ chính mình biến đổi khí hậu Biển Đông Biết sai vẫn cứ làm biểu đồ biểu đồ hộp biểu đồ sai số chuẩn Biểu đồ tương quan Biểu đồ với nhãn bon-sai boxplot buoc-dau-nghien-cuu-khoa-hoc but-ky-doi-toi Cái tài Cái tâm Cái tầm canh tác đất dốc Cây xanh đô thị Cha chung không ai khóc cha nào con nấy Chân thiện mỹ chân trong chân ngoài chạy chức chạy quyền Che chở Chết toàn tập chọn cách ta sống chữ tín chuyện giờ mới kể có vấn đề Cơm áo gạo tiền Con cháu các cụ con người biến thái Con ông cháu cha công nghệ 4.0 correlation matrix corrgram corrplot Cứ đi rồi sẽ tới cuộc cách mạng 4.0 Đam mê đàn gảy tai trâu danh dự danh xưng phù phiếm Đạo đức sống đào tạo sau đại học Đạo văn Đấu tranh sinh tồn day-do Đẹp trong tâm hồn Đi tắt đón đầu dở khóc dở cười đọc nghe nhìn và cảm nhận Dồn điền đổi thửa Động lực dựa vào nhau mà sống error bar plot GGalyy ggcorplot ggExtra ggiraph ggplot2 ggrepel ggthemes Giáng sinh Giáo dục giàu nghèo giục tốc bất đạt Góc quê gridExtra Hài lòng Hai mặt một lời hãy là chính mình hãy sống có trách nhiệm hơn hèn nhát Hiệu sau ứng bão hiệu ứng domino formosa Hiệu ứng sau bão Hòa cả làng học giả bằng thật hoc-lam-tho hoc-r-moi-ngay Ích kỷ KH&CN khả năng Khoán chi Không lối thoát Kiểm định thống kê kỹ năng mềm Kỷ niệm vùng miền Label lan rừng Lão Hạc thế kỷ 21 Liêm chính lính đánh thuê Lợi dụng lợi ích nhóm lừa trên gạt dưới lười suy nghĩ Lương thiện giả vờ Lương y Ma trận tương quan Mẹ Miền cát trắng miền đất hứa Mộc Châu món ăn địa phương Mùa gặt Mục đích sống Mường La Nghịch lý chất lượng - số lượng Nghiên cứu khoa học Ngồi chơi xơi nước Nhân cách nhu cầu Những cung đường tôi đã qua NN&PTNT phân cấp sinh trưởng phân tích hậu định phan-bien-xa-hoi plot3D psych Quán Nha R Rừng ngập mặn rước hổ về nhà rvg sach-hay SARS-CoV-2 sau-luy-tre-lang sciplot Số cây Số liệu trống không Sông Châu sống chết mặc ai sức ỳ sức ỳ bản thân suy thoái Tầm lùn tâm sự tâm sự buồn thảm họa formosa thảm họa môi trường tham nhũng Thân cô thế cô thắng cố ngựa Thăng trầm Thấy vậy mà không phải vậy Thế cây Thế cây cổ Thế cây thế người Thông điệp cuộc đời Thống kê mô tả Thông tư Thước đo lòng người Thủy điện Tiên trách kỷ hậu trách nhân Tình bạn cao đẹp Tình người Tố chất làm khoa học tội đếch gì mà phải ghét ai Tôi sợ giầu lắm track changes Trải nghiệm tre già măng mọc trở mặt Trung thực tư duy Tự sự Tư tưởng thụt lùi tuy duy nhiệm kỳ Ứng dụng R trong lâm nghiệp Văn hóa cảm ơn Văn hóa giao thông văn hóa ngầm Văn hóa xin lỗi Xấu khen đẹp chê Xỏ nhầm giầy xoay đầu đổi đít Ý tưởng
Powered by Blogger.

Disqus Shortname

Widget Recent Post No.

Widget Random Post No.

Widget Recent Comment No.

PageNavi Results No.

Labels Max-Results No.

Comments system

Contact Form

Name

Email *

Message *

bài đăng phổ biến

số lượt ghé qua trang blog

Bài đăng nổi bật

Thế cây thế người

T hế trong CÂY CẢNH thể hiện các chi tiết về CẤU TRÚC ở mọi phương diện, đa góc nhìn (trên dưới trái phải ngang dọc), trong đ...

Bài đăng phổ biến

bài xem nhiều nhất