Ở các vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác cây lúa
nước, việc chịu ảnh hưởng của các trận “đại
hồng thủy” hay các trận “đại hạn”
trong quá trình sản xuất là điều khó tránh khỏi. Khi đó, với các khẩu hiệu, hết
“nghiêng đồng đổ nước ra sông” (chống
úng) đến “nghiêng sông đổ nước vào đồng”
(chống hạn) được kêu gọi nhân dân đồng tâm hiệp lực, phát huy mọi biện pháp chống
úng, chống hạn. Đó là trong câu chuyện sản xuất nông nghiệp của người dân. Việc
đưa ra các khẩu hiệu để toàn quân, toàn dân đồng tâm thực hiện.
Trong cuộc sống, không hiếm khi công việc vẫn có những trường
hợp được ưu ái, dồn toàn tâm toàn ý toàn lực cho một số đối tượng được “triển phát” rồi “ra oai” này nọ. Và, trong cuộc sống nói chung, hai chữ “công bằng” dường như không còn tồn tại,
thậm chí trong suy nghĩ của nhiều người. Bởi, lấy đâu ra công bằng trong cuộc sống
này. Ai cho anh công bằng.
Việc một số đối tượng được ưu ái như vậy, tưởng rằng mình “tài giỏi” nên hay “ra oai”, thậm chí còn hống hách (hách dịch) với người khác. Cái gì
cũng có giá của nó. Để phát triển theo đúng nghĩa, phải có sự tích lũy, hy sinh
(tâm lực, trí lực, tài lực) và phải có quá trình. Những con người như vậy thường
rất “chân quý” với những gì mình có
ngày hôm nay, nên biết từ tốn, khiêm nhường và không ngừng trau dồi, tích lũy mọi
thứ (biết cái gì mình cần) trong công việc, cuộc sống. Đâu như một số con người
“tuổi trẻ chức cao tiền nhiều” bây giờ.
Xã hội bây giờ không hiếm những trường hợp bổ nhiệm “thần tốc” bà Trần Vũ Quỳnh Anh tại Sở Xây dựng Thanh Hóa [1], “tuổi trẻ tài cao” như trường hợp ông Vũ
Quang Hải làm sếp Sabeco [2], hay đường thăng tiến 6 tháng của ĐBQH Nguyễn Văn
Cảnh [3]... Theo đó, khi có người “chống
lưng” thì con đường quan lộ của các vị đã được sắp xếp, định vị. Tuy nhiên,
có thể do nóng vội và tính con người hay thích thể hiện, nên dẫn tới việc bổ
nhiệm “thần tốc” vào các vị trí này nọ.
Khiến dư luận quan tâm, bức xúc và điều gì đến rồi cũng sẽ đến.
Trong phạm vi của một cơ quan/đơn vị cũng không phải ngoại lệ.
Và, phòng/ban nào cũng có chuyện, người/nhóm người được sự ưu ái từ lãnh đạo.
Do đó, sẽ được tạo mọi điều kiện có thể để tiến thân, cầu vinh. Sẽ là “lố bịch” nếu không biết điều tiết giữa mọi
thành viên, các công việc khác nhau trong nội bộ phòng/ban, cơ quan. Cái gì
cũng có giá của nó và phải trải qua quá trình, theo quy luật của nó, chứ không
thể có người nâng đỡ về mọi mặt mà có thể đảm nhiệm được mọi thứ. Bởi, được
nâng đỡ, tạo điều kiện, ưu ái mọi thứ, nhưng cái quan trọng nhất đó là “nội lực”
của mình có được những gì? đã tích lũy tương đối (chuyên môn, kỹ năng, trải
nghiệm...) để đảm nhiệm các nhiệm vụ, vị trí được giao chưa?.
Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại và phát triển. Nhưng cũng
còn những mặt trái của nó. Chuyện “con
ông cháu cha”, “con cháu các cụ cả”
hay “ai cho anh công bằng”... vẫn còn
đất sống, thậm chí là phát triển nếu không có những con người (lãnh đạo) đủ tâm
đủ tầm cũng như các giải pháp căn cơ.
=========================================
[1] htp://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/thanh-hoa-thong-tin-vu-bo-nhiem-than-toc-ba-tran-vu-quynh-anh-c46a859084.html
[2] htp://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/pho-thu-tuong-lai-yeu-cau-lam-ro-bo-nhiem-ong-vu-quang-hai-331866.html
[3] htp://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/duong-thang-tien-6-thang-cua-ong-nguyen-van-canh-cao-quan-ve-que-360847.html
0 comments:
Post a Comment