C
|
huyện là, một buổi đi đo sinh khối tươi (trên và dưới mặt đất) cây trồng rừng vùng cát tại Triệu Trạch, Triệu Phong, Quảng Trị.
Hai anh em đang hì hục đào thì một người dân đi làm đồng qua có hỏi?
Hai anh em đang làm gì vậy?
Tôi nhanh miệng trả lời (đùa chút cho vui): Chúng cháu tìm vàng, loài cây này có thể hút các hạt vàng (vàng cám) từ đất, rồi tích trong các bộ phận thân cây. Chỉ cần mang về tách chiết ra là thu được vàng.
Tôi nói tiếp, cỡ cây như thế này có thể tách chiết được 1/4 chỉ.
Chú kia nghe có vẻ không tin nên hỏi, làm sao biết cây nào có thể tích được vàng? Có máy gì để kiểm tra không?
Chúng cháu có máy để kiểm tra cây nào có cây nào không, tôi nói.
Hai anh em vừa nói chuyện vừa tách từng bộ phận (thân, cành, lá và rễ cây Keo lá liềm) nên chú cũng tò mò. Sau đó, chúng tôi quay ra hỏi một vài câu chuyện, chú đi làm gì về? chú nói đi tưới nước cho cây dưa leo (dưa chuột), dưa hấu...
Được một lúc, chú bảo bây giờ nắng rồi các cháu chưa nghỉ sao?
Chúng cháu tìm mãi mới được một cây có tích vàng nên tranh thủ đào, tôi nói.
Nói dăm câu ba điều xong, chú đi về.
Tôi gọi với hỏi, chú có đi tìm vàng cùng chúng cháu không? Tôi sợ giầu lắm, chú đáp.
Cả ba chú cháu đều cười vui vẻ, bớt đi cái mệt nhọc, trước cái nắng chói chang của vùng cát nắng nóng, khô hạn.
Câu nói gợi lên một vẻ đẹp chân chất của người nông dân vùng cát
ven biển (Triệu Phong, Quảng Trị), sớm hôm lao động nhọc nhằn trước những điều
kiện khắc nghiệt về khí hậu (gió phơn Tây Nam khô, nóng), đất cát nghèo dinh
dưỡng, khô hạn... để mưu sinh cuộc sống.
Xin được kết
thúc bằng hai câu thơ của Nhà thơ Chế Lan Viên:
“Khi ta ở chỉ là
nơi đất ở
Khi ta đi đất đã
hóa tâm hồn”.
0 comments:
Post a Comment