G
|
iữa cái nóng, cái nắng nơi miền cát trắng (gần 400C), hai anh em bố trí và đo đếm khả năng chắn cát (qua các cọc cát) của các đai rừng, càng về gần trưa nhiệt độ càng tăng cao, gió Tây Nam khô nóng làm rát mặt những ai ngoài đồng, cho dù ai đi làm đồng cũng "bịt" những tư trang cần thiết để chống nóng, nắng. Cái gió khô, nóng có thể hình dùng như bạn đang ở bên ngoài, đi vào trong phòng đang bật điều hòa, luồng gió mát lạnh phả lên người. Bạn cảm nhận luồng không khí mát mẻ ấy trong phòng như thế nào thì nơi miền cát trắng người dân tiếp xúc với luồng khí khô,nóng rát tương tự như vậy, nhưng hai trạng thái hoàn toàn trái ngược nhau.
Quay lại câu
chuyện, khoảng 10 giờ trưa, nắng đã gay gắt hơn nhiều, hai anh em đo đếm phải
bò, quỳ, nằm sát người xuống nền cát nóng ran mới đo, đọc chính xác từng
minimet lớp cát bay, hay vùi lấp. Khó có thể diễn tả được những cảm nhận về cái
nóng mà hai anh em khi đó kinh qua. Khi đo xong anh em chạy vội vào dải rừng
Keo gần đó, nơi để xe, đồ nghỉ ngơi, chưa đầy 5 phút anh Ngân giục đi về sớm
cho mát. Nghỉ tý nữa đã, tôi nói.
Uống nước xong,
hai anh em thu dọn đồ lên xe đi về nghỉ ngơi. Ôi thôi, xe không nổ được, hết
xăng.
Người tôi đang
nóng, hoa mắt vì cái nắng, mệt không buồn nói thêm câu gì (trách ai bây giờ?).
Anh Ngân mở bình xăng, dùng hơi thổi với hy vọng còn ít xăng chảy xuống làm máy
nổ. Thổi, một hơi, hai hơi, rồi ba hơi, mặt thì bẩn bởi miệng bình xăng. Vô
vọng, xe vẫn không thể nổ được, dù chỉ một tiếng.
Thôi đành dắt
bộ, người đẩy, người đủn. Ra tới đường (khỏi cách rừng, đường đồng), gặp Bác
hái dưa leo đang chuẩn bị về, lân la hỏi mua ký dưa, và hỏi xem gần đây có chỗ
nào bán xăng không? Bác nói, cách đây khoảng 1km (nhìn cái bảng thôn Long
Quang, rẽ trái, rẽ phải, rồi quẹo trái có cửa hàng tạp hóa). Tiện đây, hỏi mượn
luôn xe của Bác để đi mua xăng. Bác vui vẻ cho mượn và không quên nói một câu,
đừng chạy thẳng là Bác không có xe về đâu nghe. Hai anh em đồng thanh, xe máy,
đồ và người của cháu vẫn ở đây.
Anh Ngân
chạy đi mua xăng, tôi ngồi lại hỏi về canh tác cây dưa (dưa leo, dưa hấu) trên
đất cát, năng suất, lời lãi ra sao? Cực lắm cháu, ở đây có Long Quang (thôn)
làm được thôi, Linh An, An Trạch bên cạnh, người ta bỏ không, có làm gì đâu,
Bác nói. Người dân Long Quang chịu khó (ngày hai buổi sớm, chiều) phải tưới
nước cho cây dưa hấu mới cho thu hoạch được. Trong lúc chờ xe, Bác tranh thủ đi
hái dưa tiếp.
Trưa nắng rồi, Bác ngồi nghỉ, nắng này cực lắm ạ, tôi nói.
Mấy bữa nay cái nắng “kinh khủng” thế này đấy, Bác nói.
Cháu ngoài Bắc,
vào đây cảm nhận cái nắng, nóng, mới gọi cái nắng “kinh khủng”. Bác ở đây, quen
với cái nắng này rồi mà vẫn gọi là “kinh khủng” thì chúng cháu không biết dùng
từ nào để diễn tả được, tôi nói.
Sau đó Bác xuống
hái dưa, tôi ngồi trên ăn quả dưa, chờ anh Ngân mua xăng về. Một lát sau, anh
Ngân về, trả xe, cảm ơn Bác. Bác cũng ra về.
Trên đường về,
đến quán mua xăng trả can và phễu. Tôi mang vào trả, Bác chủ quán bảo để đằng
“ni”, và trả tiền. Chúng cháu lấy can này về “mần chi”, mà cũng phải cược tiền
cơ ạ? tôi nói.
Tôi không bảo
cược tiền, nhưng anh kia bảo để lại, Bác nói.
Bác vừa bán
hàng, vừa nói tôi người miền Trung nói giọng Trung, Sài Gòn đều được. Tôi tiếp
lời, cháu dân Bắc, vô trong ni Bác có chửi cháu cũng chỉ biết cười. CHA MÀY,
thế là mọi người, cả tôi và anh Ngân đều cười tươi vui vẻ, trước cái nắng cái
nóng của vùng cát trắng miền Trung đầy nắng và
gió.
Chuyện xe “hết
xăng”, rồi nghe bác bán hàng chửi vui một câu “cha mày”, thiết nghĩ câu:
“TIÊN TRÁCH KỶ,
HẬU TRÁCH NHÂN”
Luôn đúng trong nhiều trường hợp của cuộc sống. Có lẽ trong chúng
ta ít nhiều đều đã kinh qua những chuyện chẳng hay ho, lời than thân trách phận...
nhưng suy cho cùng thì “tiên trách kỷ” rồi hãy “trách nhân”, mới hy vọng cuộc
sống tốt đẹp hơn theo đúng nghĩa.
0 comments:
Post a Comment