Thế cây là thế người
Muốn cho cây nói lên
lời
Thổi hồn vào cây cần
người có tâm
Ngày 4 - 5/1/2016 trên cung đường Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm (đoạn đầu ga Hà Nội), người đi đường để ý thấy nhân viên cây xanh đô thị dọn vệ sinh cây xanh đường phố, đây là công việc thường niên. Câu chuyện chẳng có gì đáng bàn và chẳng ai rỗi hơi mà để ý những chuyện không đâu. Tuy nhiên, nếu ai đó để ý một chút thì cũng có suy nghĩ và thắc mắc, cá nhân có đôi điều chia sẻ.
Thứ nhất, về đối tượng cắt tỉa theo TT 20/2005/TT-BXD (1) quy định rất rõ từng đối tượng cụ thể được cắt tỉa. Trường hợp đối với những cây nguy hiểm có thể được cắt tỉa vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cây bị chết do bất kỳ nguyên nhân nào (cả do nhân tác) không được xử lý kịp thời, trừ khi cành cây đã đổ ngã ảnh hưởng tới người tham gia giao thông. Đơn cử, trên cùng tuyến phố nhiều cây bị chết hoặc những cây bị chết một phần nhưng không được xử lý (ví dụ cây Sưa đỏ đã chết, được đánh số 297, trước số 79 - Trần Hưng Đạo... không được xử lý, trong khi các cây khác được cắt tỉa). Phải chăng, chuyện cắt tỉa đã theo kế hoạch còn chuyện “đốn”, “hạ” những cây chết phải xin ý kiến các ban ngành trước khi xử lý, mà chẳng quan tâm đến nỗi âu lo của những người tham gia giao thông hàng ngày.
|
|
Nguồn: Tiểu sa
Thứ hai, về thời điểm cắt tỉa (những cành
sâu, mục, những cành ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, v.v...) Thông thường hàng
năm, trước mùa mưa bão những đợt cắt tỉa như vậy là rất cần thiết, ngoài đảm
bảo mỹ quan đô thị thì vấn đề an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông
càng quan trọng. Nếu theo TT 20/2005/TT-BXD (1) thời điểm cắt tỉa từ tháng 10
đến tháng 1 năm sau trong trường hợp những cây rụng lá vào thời kỳ nhất định
(cây không có lá vào mùa đông). Nhưng trên các tuyến phố có nhiều thành phần
loài cây và cây nào cũng áp dụng kỹ thuật, cường độ cắt tỉa như nhau. Điều đáng
nói là “ thời điểm” cắt tỉa không phải trước mùa mưa bão và cũng không áp dụng
đối với những đối tượng cây đặc thù (cây không thường xanh). Vấn đề ở đây là
gì? Phải chăng đơn vị quản lý cây xanh đô thị cũng phải “giải ngân”, “chạy” kế
hoạch? Phải chăng tạo mỹ quan để chuẩn bị Đại hội Đảng? Hay phải chăng do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nên diễn biến thời tiết bất thường, hiện
tượng mưa giông có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm?
Thứ ba, về kỹ thuật cắt tỉa cũng như con mắt
thẩm mỹ của đơn vị quản lý cây xanh đô thị phải chăng có vấn đề? Nhờ có máy móc
hiện đại, xe cẩu giúp nhân viên có thể cắt, tỉa cành ở nhiều góc cạnh, cao độ
khác nhau; nhờ bộ đàm người bên dưới quan sát chỉ đạo cắt cành nào, cường độ
cắt tỉa đến đâu một cách thuận lợi. Tuy nhiên, nếu chúng ta để ý một chút thì
kỹ thuật cắt tỉa còn nhiều vấn đề (người viết bài này không có chuyên môn cây
xanh đô thị, nhưng để ý quan sát cảm thấy có vấn đề?) Trong phạm vi bài viết,
chỉ đề cập đến kỹ thuật và cường độ cắt tỉa: Như đã nói, công việc cắt tỉa, tạo
tán cây xanh đô thị là rất cần thiết, nhưng việc xác định cành nào cắt, cắt đến
đâu, cành nào chừa lại, để lại đến đâu mới là vấn đề cần bàn. Nếu ai đó từng
quan sát, để ý có thể nhận thấy, về tổng thể mỹ quan chung của cả cung đường
gọn gàng, đẹp hơn nhiều so với trước khi cắt. Khi nhìn nhận từng cây đơn lẻ, có
cành cắt chừa lại phần gốc cành quá dài, để trơ ra như vậy rất thiếu mỹ quan
(ví dụ cây Nhội số 315, trước Trụ sở Công an TP Hà Nội...). Hơn nữa, để chừa
lại như vậy từ đầu cành bật nhiều mầm mới, mọc thành nhiều cành nhỏ. Đứng về
yếu tố sinh trưởng không tốt cho cây, do cây phải cung cấp dinh dưỡng nuôi
những cành thừa này. Đứng về yếu tố mỹ quan rất thiếu thẩm mỹ và đơn vị quản lý
cây xanh lại phải phân bổ nhân lực, vật lực vệ sinh những cành thừa này hàng
năm (sử dụng nhân lực, vật lực chưa hiệu quả).
|
|
|
Nguồn: Tiểu sa
Đứng trên góc độ những người chơi cây
cảnh nghệ thuật (bon sai) thì “thế cây” là “thế người” (cá nhân
mới bước đầu tìm hiểu và tập chơi). Cây thế cổ truyền Việt Nam ẩn chứa những
chuẩn mực đạo đức “làm người” mà cha ông ta đã giữ gìn và vun đắp
qua mấy ngàn năm lịch sử (2). Hi vọng trong lĩnh vực quản lý cây xanh đô thị
cũng cần được nhìn nhận theo đúng nghĩa của nó và muốn tạo nên mỹ quan cho thủ
đô, đặc biệt trong kỳ Đại hội 12 tới thì cần những người có “tâm”, và “đủ tầm”
trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực và vị trí nào.
Muốn cho cây nói lên
lời
Thổi hồn vào cây cần
người có tâm
Xin
có đôi lời nhàm bàn, mong được lượng thứ.
(2)
http://www.bonsaininhbinh.com/cay-the-co-truyen.html
|
0 comments:
Post a Comment