Đang ngồi uống nước trà đá. Quán trà
đá vẻ hè ngã 3 đường vào phố Linh Đường (Linh Đàm). Ngồi uống trà đá, chờ một
anh đi đá bóng cùng để đi nhờ xe vào sân bóng. Ngồi uống nước, ngắm nhìn dòng
người đông đúc, chật chội cố gắng tìm cách luồn lách để vượt qua thật nhanh những
điểm giao cắt, hay đèn xanh đèn đỏ. Trong tình cảnh đó, nhìn thấy cảnh sát giao
thông (CSGT) đang chỉ dẫn, điều khiển các phương tiện tham gia giao thông ngược
xuôi khi qua ngã 3. Kỳ lạ. Có một con xe cẩu đi từ trong phố Linh Đường ra, gần
đến ngã 3 ông CSGT bắt dừng lại, không cho đi tiếp, trong khi ngã 3 không ùn tắc
gì cả hay bên ngoài đường giải phóng có xe hạng to đi vào. Xe máy, xe con bên
dưới xe cẩu vẫn vượt lên bình thường. Rồi xe con từ ngoài vào hay bên đường
(phía dưới đường trên cao) đi vào phố Linh Đường, CSGT vẫn cho các phương tiện
lách về phía bên trái đường (qua con xe cẩu) để đi. Ngồi nghĩ, không biết ông
CSGT này đang bực dọc gì mà “giam” con xe cẩu không cho đi, cho dù xe cẩu không
vi phạm gì cả. Tuy nhiên, giam chừng 10 phút sau thì CSGT cho xe cẩu đi.
Xe con bên dưới vượt lên trước xe cẩu (Tâm An) bị dừng một cách vô cớ
Xe con phải đi ngược chiều, lách qua xe cẩu để đi vào phố Linh Đường
Tiến gần vào quán trà đá vỉa hè, tưởng
CSGT vào uống nước, hóa ra gặp một chú đang ngồi đó. Ngồi bên cạnh quán trà đá.
Chú đứng dậy, tiến ra bên sát đường nơi CSGT đang đứng. Vừa bước ra, tôi không
nghe rõ chú nói những gì (chắc nói CSGT thông cảm gì đó).
-
Tôi
không có họ hàng gì với anh, không phải anh em nên không thông cảm với anh, à
Bác. - CSGT nói to.
-
Anh
đứng giữa đường thách tôi lập biên bản, lỗi xe của anh quá rõ. Một, anh tự đánh xe đi (đánh xe đến trụ
cơ CSGT gì đó). Hai, tôi gọi xe cẩu đến.
Anh tự đánh xe đi sẽ tiết kiệm 2,5 triệu, còn không phải chi 2,5 triệu khi tôi
gọi xe cẩu đến. - CSGT nói một chàng.
-
Một
lúc sau. Anh thông cảm cho. - Chú lái xe nói.
-
Tôi
không thông cảm cho anh, à Bác được chưa. Rồi 1 anh CSGT tiến gần tới nói, Bác
không chửi, không văng tục trước sao chúng tôi chửi lại Bác. Hóa ra, giữa người
tham gia giao thông và CSGT có cãi cọ, chửi bới nhau về vấn đề gì đó.
Chưa xong chuyện. Chú lái xe đi ra gọi
điện cho ai đó (trợ giúp) nói, nó đang giữ xe không cho đi, rồi gì đó nữa tôi
không nghe rõ khi chú đi ra xa nói chuyện. Một lúc sau CSGT quay lại nói, Bác
đi vào trong này với tôi. CSGT đi trước, bác đi sau vào chốt đường sắt. Không
biết chuyện gì xảy ra trong đó, chắc là vào giải quyết tình cảm, lập biên bản,
nộp tiền... hay gì đó mà những người trong cuộc mới hiểu rõ được.
Ngồi uống nước. Quay sang hỏi chị bán
nước. Hóa ra xe hết đăng kiểm. Kỳ thực, chắc là gặp vấn đề gì đó CSGT mới bắt dừng
xe, mới biết xe hết đăng kiểm. Chứ vào cung giờ đó, lo điều khiển người tham
gia giao thông đã mệt, còn hơi sức đâu mà để ý xe hết đăng kiểm hay không (đăng
kiểm dán ngay trên kính trước xe). Một lúc sau, chừng 10 phút, chú cầm một tờ
giấy, gập gọn lại nhét túi ngực, lên xe đánh đi. Xong chuyện. Chắc là biên lai
nộp phạt do vi phạm khi tham gia giao thông.
Thực tình mà nói, phải có máu mặt
CSGT và người tham gia giao thông mới giằng co, chửi bới nhau giữa nơi công cộng
như vậy. Nhưng rốt cuộc, sau sự tình như vậy, cách giải quyết tối nhất, hữu hiệu
nhất vẫn là “nộp phạt”. Cho dù anh có to tiếng (mạnh mồm), văn minh, lịch sự
hay không vẫn phải “nộp phạt”. Ngay như lúc đầu, CSGT đưa ra 2 phương án, một
là Bác lái xe tự đánh đến trụ sở, hai là gọi xe cẩu đến. Nhưng cuối cùng vẫn giải
quyết gọn nhẹ, đơn giản là nộp phạt ngay tại chỗ hay ký nhận biên bản rồi nộp
phạt sau, chứ không áp dụng 1 trong 2 trường hợp trên.
Thiết nghĩ, cuộc sống này đều có mối
quan hệ tương hỗ, dựa vào nhau mà sống. Ngay trường hợp CSGT và người tham gia
giao thông cũng phải dựa vào nhau mà sống.
0 comments:
Post a Comment