April 29, 2016
April 27, 2016
- April 27, 2016
- Thang Le
- bon-sai, Thế cây cổ, Thế cây thế người
- No comments
Thế trong CÂY CẢNH thể hiện các chi
tiết về CẤU TRÚC ở mọi phương diện, đa góc nhìn (trên dưới trái phải ngang
dọc), trong đó MẶT TIỀN luôn thể hiện nét chính, điểm NHẤN của một cây. Ví dụ,
cây một thân, hai thân hay đa thân; nếu hai thân, đa thân thì quan hệ to nhỏ,
trên dưới, uốn lượn, cấu trúc bông tán, cân đối trên dưới hợp lý như thế nào;
hai thân một gốc hay hai gốc, đa thân một gốc hay hai gốc, đa gốc; cấu trúc
bông tán, cành ngọn, trên dưới, ngang dọc ra sao... (1).
THẾ độc trụ kình thiên (một cột trống
trời). Cây có thân tương đối thẳng. Cả đoạn thân dài phía gốc không có cành,
không nhánh. Đoạn trên ngọn nuôi nhiều chi, kín xung quanh tạo thành một vòm
tròn như bầu trời. Ngọn tạo thành hình cầu tượng trưng cho mặt trời ở giữa đỉnh
đầu. Nhìn toàn cây rõ thế đứng thẳng đội cả bầu trời và mặt trời lúc gay gắt
nhất (chính ngọ). Với chủ đề: phát huy nội lực, vận động tự thân, ý chí ngoan
cường (1). Đó mới là anh hùng chính nghĩa xưa nay hiếm (ngày xưa thôi).
Dựa trên chủ đề như vậy, tác giả cũng
mạnh dạn “thổi hồn” dần vào cây (hình dưới đây). Tuy chưa thực sự như ý muốn, nhưng ít nhiều về cấu trúc cũng phản ánh cơ
bản thế cây - thế độc trụ kình thiên. việc chăm sóc, hoàn thiện và duy trì thế
cây không phải một sớm một chiều, cũng như phải dành nhiều thời gian, tâm sức
dài dài. Thế mới thấy cái “chân quí”
của người chơi cây thực thụ nó như thế nào. Không đơn giản ai có tiền, có quyền
đều có thể mua được cái thú vui tao nhã, đầy chất nhân văn của người xưa.
Quý bạn đọc cùng chiêm ngưỡng thế độc
trụ kình thiên mà bấy lâu nay mình gửi gắm vào nó. Tuy mới bước đầu hình thành,
còn nhiều khiếm khuyết, nên rất mong được ý kiến đóng góp chân thành từ quý bạn
đọc để thế cây ngày càng hoàn chỉnh hơn, cũng như tìm được người bạn tâm giao
có cùng đam mê nhỏ nhỏ và cùng học cái thú chơi tao nhã, tạo nên cách chơi của
mỗi người, nhưng đầy chất nhân văn. Trận trọng!
================================================================================
(1) Lê Quang Khang, Phan Văn Minh. Cây
thế Việt Nam – Nghệ thuật, kỹ thuật và đạo chơi. Nxb Văn hóa Dân tộc.
April 20, 2016
- April 20, 2016
- Thang Le
- Bảo vệ cây là bảo vệ chính mình, Rừng ngập mặn
- No comments
Hôm vừa rồi, vào Lệ Thủy - Quảng Bình (rừng chắn gió, chắn
cát bay) quan sát và nhận thấy, người dân chặt, hạ cây, cành Phi lao (PL) không
thương tiếc, thậm chí kinh doanh gỗ củi từ cây Phi lao, thấy mà xót xa. Điều
đáng nói ở đây, nhận thức của người dân (một bộ phận không nhỏ) CHƯA ĐÚNG và ĐỦ
về vai trò, chức năng to lớn của các dải rừng PL chắn gió chắn cát bay, bảo vệ
làng mạc, sản xuất nông nghiệp nội đồng và phòng hộ môi trường ven biển.
CHƯA ĐÚNG ở chỗ, rừng phòng hộ chắn gió chắn cát, rừng phòng
hộ bảo vệ môi trường là rừng tự nhiên không được phép khai thác gỗ (Khoản 1 Điều
14 Quy chế Quản lý rừng phòng hộ); rừng phòng hộ là rừng trồng do người được
giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ đầu tư: được phép khai thác cây trồng xen,
cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ... (Khoản 3 Điều 15 Quy chế quản lý
rừng phòng hộ, Mục 1 Chương IV Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004). Pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quy định về quản
lý, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt những nơi xung yếu,
rất xung yếu (cát bay di động mạnh, bãi cát ven biển, cồn cát di động). Vấn đề ở
đây là, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại địa phương chưa
nghiêm và công tác tuyên truyền phổ biến những quy định của pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng phòng hộ chắn gió chắn cát bay ven biển còn hạn chế.
CHƯA ĐỦ, xét về mặt giá trị trực tiếp của các dải rừng PL (gỗ,
củi) là thấp, trước đây gỗ PL còn được thu mua để phục vụ đốt gạch, làm ván cốp
pha... ở các địa phương, nay chỉ làm củi đun phục vụ gia đình, nên giá trị trực
tiếp từ cây PL rất thấp. Tuy nhiên, giá trị gián tiếp to lớn của các dải rừng
PL ven biển lại chưa lượng giá cụ thể được như: giá trị phòng hộ chắn gió chắn
cát bay, cảnh quan (du lịch sinh thái), hấp thụ các bon, cải thiện tiểu khí hậu
và các dịch vụ môi trường khác mà các dải rừng PL mang lại. Ở khía cạnh này,
không thể trách được người dân, nhưng các dải rừng PL đã gắn bó với sinh kế, cuộc
sống của người dân bao nhiêu năm qua. Nhờ có các dải rừng mà làng mạc, đường
sá, cuộc sống của người dân mới dần ổn định và ngày càng phát triển như ngày
hôm nay, trong khi đó, người dân chưa nhận thức được các giá trị to lớn mà rừng
mang lại, nên hàng ngày vẫn có những cây PL bị chặt hạ, mà từng giờ từng ngày cây
PL vẫn oằn mình để chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, tạo
môi trường và cân bằng sinh thái cho con người, sinh vật sinh sống. Rừng là “lá
phổi của trái đất”, không có rừng, tất cả mọi sinh vật trên trái đất này kể cả
con người sẽ không thể hô hấp, khó có thể sinh tồn và phát triển.
Khi qua Nghi Xuân - Hà Tĩnh (rừng ngập mặn), khi gặp người
dân đi lượm củi (những cành củi khô, do sóng đem vào bờ), tôi có hỏi: Cô không vào
trong cách rừng kia mà chặt cho nhanh?
- Trong đó cấm không được chặt cây, cô
nói.
- Cô vào trong đó lượm những cành khô,
tôi hỏi tiếp.
- Cành khô cũng không được chặt. Bảo vệ
cây là bảo vệ đê, là bảo vệ chính mình, cô nói.
Tôi thật bất cờ khi cô nhận thức được vai trò to lớn của các
đai rừng ngập mặn ven biển (đê Hội Thống, Cửa Hội, Nghi Xuân). Trước đây, do
chưa có các đai rừng ngập mặn phía ngoài, nên mỗi khi bão vào đất liền những đoạn
đê biển, đê cửa sông bị sóng đánh sạt lở nghiêm trọng, dù có được kè đá, bê
tông. Canh tác lúa, nuôi trồng thủy sản (tôm, cua) sau đê biển bị mất trắng và
thiệt hại nhiều tỷ đồng. Nhận thấy vai trò to lớn của các đai rừng ngập mặn đến
sinh kế, cuộc sống của chính mình, nên người dân nơi đây hiểu rõ, ý thức được
trong việc bảo vệ cây rừng, các dải rừng ngập mặn ven biển.
Thiết nghĩ (quan điểm cá nhân), thực trạng quản lý bảo vệ và
phát triển rừng hiện nay khó mà có thể “quản lý rừng bền vững” theo đúng nghĩa,
nếu một bộ phận không nhỏ (cơ quan công quyền các cấp) không sớm thay đổi “TƯ
DUY NHIỆM KỲ”, “LỢI ÍCH NHÓM”, và “Ý THỨC HỆ”. Vì từ lãnh đạo đến người dân (bộ
phận không nhỏ) đều có khuynh hướng 3 KHÔNG “KHÔNG NGHE, KHÔNG THẤY, KHÔNG NÓI”
và 3 CÓ “CÓ MẮT NHƯ MÙ, CÓ TAI NHƯ ĐIẾC, CÓ MỒM NHƯ CÂM” khi gặp rắc rối trong
công việc, cuộc sống.
April 17, 2016
- April 17, 2016
- Thang Le
- day-do, phan-bien-xa-hoi, Số cây
- No comments
M
|
ột hôm, trong khi xác định lại các ô thí nghiệm (cọc đánh dấu bị thất lạc), mình cầm con dao chặt một cành Phi lao để làm cọc, chặt xong, đi được vài bước nhìn vết chặt mà giật mình. Màu đỏ hồng, ôi chao, vỏ cành chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ hồng. Quay lại quan sát vết vừa chặt trên cây cũng vậy. Đau lắm, máu chảy và bật khóc, trong đầu mình nghĩ cây Phi lao đang như vậy. CÂY đang KHÓC. Nhận thấy hành động của mình như vậy là sai, và không nên.
|
KHÔNG NÊN vì, dù là một cành Phi lao nhỏ cũng rất có ý nghĩa, bởi với cồn
cát di động ở Lệ Thủy, cây sống được là rất quan trọng, mặc dù cây phát triển
không tốt, mọc lòa xòa (Phi lao chồi ngang) nhưng có ý nghĩa quan trọng cải
thiện tiểu khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái vùng cát di động ven biển. Và
là cơ sở quan trọng để báo cáo diện tích trồng rừng, tính diện tích che phủ của
các đơn vị quản lý, đặc biệt góp phần không nhỏ vào sự thành công của dự án 661
vùng cát. THÀNH TÍCH, THÀNH CÔNG về con số diện tích trồng
mới, cho dù trồng đi dặm lại (diện tích trồng mới chồng lấn), cây trồng rừng
sinh trưởng phát triển như thế nào xin được không dám đề cập ở đây.
SAI vì, cây Phi lao là một sinh thể sống, có ý nghĩa nhất định. Mình làm vậy chẳng khác nào cầm dao cứa vào tay mình. Nhưng khác ở chỗ, cành cây bị chặt có thể mọc cành mới, còn bộ phận con người thì không có khả năng đó. GIẢ THỬ, bộ phận con người mà có khả năng đó, thì ai cũng muốn thay để có bộ phận mới tốt hơn, trẻ, khỏe mạnh hơn. Như vậy, xã hội sẽ bị đảo lộn mất, phá vỡ các quy luật tự nhiên.
Thiết nghĩ, điều quan trọng phải giữ được sự cần bằng sinh thái. Mình đã nhận thấy mình sai và có lỗi với cây, cây chảy nhựa sống màu đỏ hồng (không chảy được như chặt cành, cây Máu chó) như mình bị chảy máu vậy, nên mình đã quay lại xin lỗi cây, XIN LỖI MI. Quyết định không chặt nữa, đi kiếm những cành, cây bị chết để làm cọc tiêu đánh dấu lại cho các ô thí nghiệm.
Đi làm về, nhìn bên đường người dân chặt, xẻ và bổ (bổ củi) từng đoạn, khúc gỗ Phi lao mà thấy xót xa. Biết làm sao được bởi đây là sinh kế người dân, nhưng trong trường hợp này là kinh doanh gỗ củi, đáng lên án. Bởi những lợi ích trước mắt mà họ (bộ phận không nhỏ) đã và đang chặt, hạ nhiều hecta Phi lao ven biển nhiều năm tuổi, đã gắn bó với sinh kế, cuộc sống của người dân, bản làng bao nhiêu năm qua. NẾU không có những hàng Phi lao đó, làm sao người dân có thể sinh sống, canh tác nông nghiệp như ngày hôm nay trước nạn cát bay uy hiếp làng mạc, dân cư của ngày hôm qua.
- April 17, 2016
- Thang Le
- day-do, giục tốc bất đạt, Trải nghiệm
- No comments
Chuyện là vầy, hai anh em sau khi đi làm về, tranh thủ phi xe máy ra tắm biển (đi vùng biển 1 tuần mà chưa tắm bữa nào). Cuối chiều muộn, phi xe hơi nhanh, trên đường ra bãi biển, đường dân sinh, nhiều khúc cua, chưa quen đường nên đôi lần ngồi sau xe cũng hơi lo. Lần thứ ba, vào cua gấp kết hợp sống trâu xe xóc nẩy lên, mất lái, xe loạng choạng chạy ra mép đường đất và chạy thêm khoảng 7m nữa thì LAO XUỐNG vệ đường.
Cách đó chưa đầy 5m có hai cô cháu (người dân đi làm đồng đang ngồi nghỉ), chạy đến hỏi hai cháu có làm sao không? Hai anh em đồng thanh đáp, chúng cháu không sao, chúng cháu cảm ơn cô. Làm cô HÚ HỒN, cô nói. Người đi đường thấy vậy cũng dừng xe lại, muốn xuống giúp nhưng thấy mọi người không sao.
Sau đó hai anh em đứng dậy, đẩy xe lên đường. Nắn lại cái giỏ xe bị bẹp (may không bị sao, vì xe đi thuê), và lên xe đi tiếp. Trên đường đi, tôi ngồi sau bảo lúc đó anh hơi mất bình tĩnh nên xử lý tình huống hơi rối. Thực ra nếu mình cầm lái không biết có thể xử lý được như anh không?
Nghĩ lại cũng may, may vì xe lao xuống vệ đường, chứ xe vẫn trên đường, chạy thẳng, lao tới hai cô cháu đang ngồi nghỉ cạnh đường (chưa đầy 5m tính từ khi xe bắt đầu lao xuống vệ) thì không biết chuyện gì xảy ra sau đó.
THIẾT NGHĨ, mọi sự không thể vội vàng được, bởi “giục tốc bất đạt”. Trong cuộc sống, có nhiều thứ bạn không thể nóng vội được, trong trường hợp này, vì muốn nhanh để kịp tắm biển (biển Ngư Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) trước khi trời tối, mà hai anh em đã phải trả giá cho sự vội vã đó. Mặc dù hai anh em còn may mắn, nhưng đây là một bài học nhớ đời cần nghiêm chỉnh suy nghĩ lại và rút kinh nghiệm, dù bất cứ việc gì trong cuộc sống.
Cạnh vệ đường có hàng cây Keo lá tràm, xe lọt qua 3 cây, tôi ngồi sau cố bình
tĩnh, lấy tay bám vào 1 cây với hy vọng giảm được phần nào tốc độ xe, nên cánh
tay bịt sạt nhẹ khoảng 5cm mà cũng không ăn thua gì. Xe chạy tiếp và chỉ chịu
dừng lại khi đầu xe MẮC phải 1 cây Keo, và hai anh em NGÃ nhào ra.
Cách đó chưa đầy 5m có hai cô cháu (người dân đi làm đồng đang ngồi nghỉ), chạy đến hỏi hai cháu có làm sao không? Hai anh em đồng thanh đáp, chúng cháu không sao, chúng cháu cảm ơn cô. Làm cô HÚ HỒN, cô nói. Người đi đường thấy vậy cũng dừng xe lại, muốn xuống giúp nhưng thấy mọi người không sao.
Sau đó hai anh em đứng dậy, đẩy xe lên đường. Nắn lại cái giỏ xe bị bẹp (may không bị sao, vì xe đi thuê), và lên xe đi tiếp. Trên đường đi, tôi ngồi sau bảo lúc đó anh hơi mất bình tĩnh nên xử lý tình huống hơi rối. Thực ra nếu mình cầm lái không biết có thể xử lý được như anh không?
Nghĩ lại cũng may, may vì xe lao xuống vệ đường, chứ xe vẫn trên đường, chạy thẳng, lao tới hai cô cháu đang ngồi nghỉ cạnh đường (chưa đầy 5m tính từ khi xe bắt đầu lao xuống vệ) thì không biết chuyện gì xảy ra sau đó.
THIẾT NGHĨ, mọi sự không thể vội vàng được, bởi “giục tốc bất đạt”. Trong cuộc sống, có nhiều thứ bạn không thể nóng vội được, trong trường hợp này, vì muốn nhanh để kịp tắm biển (biển Ngư Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) trước khi trời tối, mà hai anh em đã phải trả giá cho sự vội vã đó. Mặc dù hai anh em còn may mắn, nhưng đây là một bài học nhớ đời cần nghiêm chỉnh suy nghĩ lại và rút kinh nghiệm, dù bất cứ việc gì trong cuộc sống.
- April 17, 2016
- Thang Le
- bon-sai, Thế cây cổ, Thế cây thế người
- No comments
Thế huynh đệ tương cố, tức anh em hòa
thuận. Thế cây được hình thành khi cố kết đồng thuận của một gia đình, là cơ sở
vững vàng của một xã hội hưng thịnh. Đặc điểm của thế cây, là cây một gốc, hai
thân. Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề bên nhau uyển chuyển đẹp
đẽ. Mỗi thân đều có 5 bông tán, các bông tán đan xen nhau, tương trợ nhau. Ngọn
cây nhỏ (bông ngọn) phải ngả hướng sang cây lớn như anh em, biểu hiện tình cảm
âu yếm ruột thịt.
Thế huynh đệ tương cố với ý nghĩa
giáo dục đạo đức, cũng đầy chất nhân văn của người chơi. Thế cây thế người. Thế cây mang đậm ý
nghĩa “quyền huynh thế phụ”, “huynh đệ như thủ túc”, hay “anh em như chân với tay”... Thế cây huynh đệ tương cố mà mình
đang dần hình thành và sẽ hoàn thiện theo thời gian (xem hình).
April 15, 2016
- April 15, 2016
- Thang Le
- day-do, Tiên trách kỷ hậu trách nhân, Trải nghiệm
- No comments
G
|
iữa cái nóng, cái nắng nơi miền cát trắng (gần 400C), hai anh em bố trí và đo đếm khả năng chắn cát (qua các cọc cát) của các đai rừng, càng về gần trưa nhiệt độ càng tăng cao, gió Tây Nam khô nóng làm rát mặt những ai ngoài đồng, cho dù ai đi làm đồng cũng "bịt" những tư trang cần thiết để chống nóng, nắng. Cái gió khô, nóng có thể hình dùng như bạn đang ở bên ngoài, đi vào trong phòng đang bật điều hòa, luồng gió mát lạnh phả lên người. Bạn cảm nhận luồng không khí mát mẻ ấy trong phòng như thế nào thì nơi miền cát trắng người dân tiếp xúc với luồng khí khô,nóng rát tương tự như vậy, nhưng hai trạng thái hoàn toàn trái ngược nhau.
Quay lại câu
chuyện, khoảng 10 giờ trưa, nắng đã gay gắt hơn nhiều, hai anh em đo đếm phải
bò, quỳ, nằm sát người xuống nền cát nóng ran mới đo, đọc chính xác từng
minimet lớp cát bay, hay vùi lấp. Khó có thể diễn tả được những cảm nhận về cái
nóng mà hai anh em khi đó kinh qua. Khi đo xong anh em chạy vội vào dải rừng
Keo gần đó, nơi để xe, đồ nghỉ ngơi, chưa đầy 5 phút anh Ngân giục đi về sớm
cho mát. Nghỉ tý nữa đã, tôi nói.
Uống nước xong,
hai anh em thu dọn đồ lên xe đi về nghỉ ngơi. Ôi thôi, xe không nổ được, hết
xăng.
Người tôi đang
nóng, hoa mắt vì cái nắng, mệt không buồn nói thêm câu gì (trách ai bây giờ?).
Anh Ngân mở bình xăng, dùng hơi thổi với hy vọng còn ít xăng chảy xuống làm máy
nổ. Thổi, một hơi, hai hơi, rồi ba hơi, mặt thì bẩn bởi miệng bình xăng. Vô
vọng, xe vẫn không thể nổ được, dù chỉ một tiếng.
Thôi đành dắt
bộ, người đẩy, người đủn. Ra tới đường (khỏi cách rừng, đường đồng), gặp Bác
hái dưa leo đang chuẩn bị về, lân la hỏi mua ký dưa, và hỏi xem gần đây có chỗ
nào bán xăng không? Bác nói, cách đây khoảng 1km (nhìn cái bảng thôn Long
Quang, rẽ trái, rẽ phải, rồi quẹo trái có cửa hàng tạp hóa). Tiện đây, hỏi mượn
luôn xe của Bác để đi mua xăng. Bác vui vẻ cho mượn và không quên nói một câu,
đừng chạy thẳng là Bác không có xe về đâu nghe. Hai anh em đồng thanh, xe máy,
đồ và người của cháu vẫn ở đây.
Anh Ngân
chạy đi mua xăng, tôi ngồi lại hỏi về canh tác cây dưa (dưa leo, dưa hấu) trên
đất cát, năng suất, lời lãi ra sao? Cực lắm cháu, ở đây có Long Quang (thôn)
làm được thôi, Linh An, An Trạch bên cạnh, người ta bỏ không, có làm gì đâu,
Bác nói. Người dân Long Quang chịu khó (ngày hai buổi sớm, chiều) phải tưới
nước cho cây dưa hấu mới cho thu hoạch được. Trong lúc chờ xe, Bác tranh thủ đi
hái dưa tiếp.
Trưa nắng rồi, Bác ngồi nghỉ, nắng này cực lắm ạ, tôi nói.
Mấy bữa nay cái nắng “kinh khủng” thế này đấy, Bác nói.
Cháu ngoài Bắc,
vào đây cảm nhận cái nắng, nóng, mới gọi cái nắng “kinh khủng”. Bác ở đây, quen
với cái nắng này rồi mà vẫn gọi là “kinh khủng” thì chúng cháu không biết dùng
từ nào để diễn tả được, tôi nói.
Sau đó Bác xuống
hái dưa, tôi ngồi trên ăn quả dưa, chờ anh Ngân mua xăng về. Một lát sau, anh
Ngân về, trả xe, cảm ơn Bác. Bác cũng ra về.
Trên đường về,
đến quán mua xăng trả can và phễu. Tôi mang vào trả, Bác chủ quán bảo để đằng
“ni”, và trả tiền. Chúng cháu lấy can này về “mần chi”, mà cũng phải cược tiền
cơ ạ? tôi nói.
Tôi không bảo
cược tiền, nhưng anh kia bảo để lại, Bác nói.
Bác vừa bán
hàng, vừa nói tôi người miền Trung nói giọng Trung, Sài Gòn đều được. Tôi tiếp
lời, cháu dân Bắc, vô trong ni Bác có chửi cháu cũng chỉ biết cười. CHA MÀY,
thế là mọi người, cả tôi và anh Ngân đều cười tươi vui vẻ, trước cái nắng cái
nóng của vùng cát trắng miền Trung đầy nắng và
gió.
Chuyện xe “hết
xăng”, rồi nghe bác bán hàng chửi vui một câu “cha mày”, thiết nghĩ câu:
“TIÊN TRÁCH KỶ,
HẬU TRÁCH NHÂN”
Luôn đúng trong nhiều trường hợp của cuộc sống. Có lẽ trong chúng
ta ít nhiều đều đã kinh qua những chuyện chẳng hay ho, lời than thân trách phận...
nhưng suy cho cùng thì “tiên trách kỷ” rồi hãy “trách nhân”, mới hy vọng cuộc
sống tốt đẹp hơn theo đúng nghĩa.
April 14, 2016
- April 14, 2016
- Thang Le
- day-do, Tôi sợ giầu lắm, Trải nghiệm
- No comments
C
|
huyện là, một buổi đi đo sinh khối tươi (trên và dưới mặt đất) cây trồng rừng vùng cát tại Triệu Trạch, Triệu Phong, Quảng Trị.
Hai anh em đang hì hục đào thì một người dân đi làm đồng qua có hỏi?
Hai anh em đang làm gì vậy?
Tôi nhanh miệng trả lời (đùa chút cho vui): Chúng cháu tìm vàng, loài cây này có thể hút các hạt vàng (vàng cám) từ đất, rồi tích trong các bộ phận thân cây. Chỉ cần mang về tách chiết ra là thu được vàng.
Tôi nói tiếp, cỡ cây như thế này có thể tách chiết được 1/4 chỉ.
Chú kia nghe có vẻ không tin nên hỏi, làm sao biết cây nào có thể tích được vàng? Có máy gì để kiểm tra không?
Chúng cháu có máy để kiểm tra cây nào có cây nào không, tôi nói.
Hai anh em vừa nói chuyện vừa tách từng bộ phận (thân, cành, lá và rễ cây Keo lá liềm) nên chú cũng tò mò. Sau đó, chúng tôi quay ra hỏi một vài câu chuyện, chú đi làm gì về? chú nói đi tưới nước cho cây dưa leo (dưa chuột), dưa hấu...
Được một lúc, chú bảo bây giờ nắng rồi các cháu chưa nghỉ sao?
Chúng cháu tìm mãi mới được một cây có tích vàng nên tranh thủ đào, tôi nói.
Nói dăm câu ba điều xong, chú đi về.
Tôi gọi với hỏi, chú có đi tìm vàng cùng chúng cháu không? Tôi sợ giầu lắm, chú đáp.
Cả ba chú cháu đều cười vui vẻ, bớt đi cái mệt nhọc, trước cái nắng chói chang của vùng cát nắng nóng, khô hạn.
Câu nói gợi lên một vẻ đẹp chân chất của người nông dân vùng cát
ven biển (Triệu Phong, Quảng Trị), sớm hôm lao động nhọc nhằn trước những điều
kiện khắc nghiệt về khí hậu (gió phơn Tây Nam khô, nóng), đất cát nghèo dinh
dưỡng, khô hạn... để mưu sinh cuộc sống.
Xin được kết
thúc bằng hai câu thơ của Nhà thơ Chế Lan Viên:
“Khi ta ở chỉ là
nơi đất ở
Khi ta đi đất đã
hóa tâm hồn”.
April 12, 2016
- April 12, 2016
- Thang Le
- ggExtra, hoc-r-moi-ngay, plot3D, R
- No comments
Các code được thực hiện như sau:
# > rungtrong
# >attach(rungtrong)
# >head(rungtrong)
# library(ggExtra)
# library(plot3D)
>
p=scatter=ggplot(data=rungtrong, aes(x=d,y=h,color=dd))+geom_point(size=2)+
theme_bw(base_size=15)+theme(legend.position="none")+ggtitle("Fig.
1")+ xlab("D1.3, cm")+ ylab("Hvn, m")
# Tiếp
> p1=Hvndensity=ggplot(data=rungtrong,
aes(x=h,fill=dd))+geom_density(alpha=0.5)+theme_bw()+
coord_flip()+xlab("Hvn, m")+ ggtitle("Fig. 2")
> grid.arrange(Ddensity, blank1, scatter, Hvndensity, ncol=2, nrow=2,
widths=c(4,3), heights=c(2,4))# result Fig.2
# Tiếp theo
> p2=Ddensity=ggplot(data=rungtrong,
aes(x=d, fill=dd))+
geom_density(alpha=0.5)+theme_bw()+theme(legend.position="none")+
ggtitle("Fig. 3")+ xlab("D1.3, cm")
# Tiếp theo
> blank1=ggplot()+geom_blank(aes(1,1)+
theme(plot.background=element_blank(), panel.grid.major=element_blank(),
panel.grid.minor=element_blank(), panel.border=element_blank(),
panel.background=element_blank(), axis.title.x=element_blank(),
axis.title.y=element_blank(), axis.text.x=element_blank(),
axis.text.y=element_blank(), axis.ticks=element_blank(),
axis.line=element_blank()))
# result
Fig.4
April 04, 2016
- April 04, 2016
- Thang Le
- bon-sai, Thế cây cổ, Thế cây thế người
- No comments
T
|
hế trong cây cảnh thể hiện các chi tiết
về cấu trúc ở mọi phương diện, đa
góc nhìn khác nhau (trên dưới trái phải ngang dọc...), trong đó mặt tiền luôn thể hiện những nét chính, điểm nhấn của một thế cây.
Người xưa chơi cây thường chú trọng đến
4 yếu tố: nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ
diệp. Và một cây thế hoàn mỹ phải hội tụ đầy đủ ít nhất 4 yếu tố “cổ, kỳ, mỹ, văn”. Thiết nghĩ, con người cũng vậy "thế cây thế người".
Thế phong bạt thủ hồi đầu, hay còn gọi bạt
phong hồi đầu. Với chủ đề “thể hiện
chí bền không khuất phục”. Thế cây hình thành khi bị gió trời xô đẩy mạnh,
cây nghiêng ngả khoảng 60 - 70 độ so với phương thẳng đứng, tức so với mặt chậu
thân cây tạo góc khoảng 20 - 30 độ. Các cành nhánh, bông tán đều ngã (ngả) về một
bên theo sức gió. Vẫn tạo được nét uyển chuyển khi có gió bão thổi không làm gẫy
cành, gẫy tán. Dù phong ba bão táp thổi mạnh, thường xuyên, ngọn cây vẫn hướng
về phía gốc, tức quy căn và hồi đầu. Tạo “diện
tích mặt chân đế” vừa đủ để cây vẫn đứng vững vàng, hiên ngang trước phong
ba. Hai bông tán phía dưới (gần bông ngọn) đòi hỏi phải uyển chuyển, nhịp nhàng
“vương tiền phóng hậu”, tạo thế cân bằng,
giữ trọng tâm ở phía gốc (lòng chậu). Hai nhánh trên dù có chênh vênh cũng vẫn
giữ vững được sự thăng bằng không ngã, không chịu khuất phục trước gió táp
phong ba.
Quý bạn đọc có thể chiêm ngưỡng thế
phong bạt thủ hồi đầu mà chính tay tác giả dầy công gây dựng (xem hình). Mặc dù còn nhiều
thiếu sót trên mọi phương diện cấu trúc. Tuy nhiên, với mục tiêu hoàn thiện dần
theo thời gian, nên rất mong được quý bạn đọc cho ý kiến cũng như có những trao
đổi thẳng thắn nhất để bản thân cũng như thế cây sớm được hoàn thiện. Biết rằng,
ở mỗi góc nhìn cũng như mỗi người có cảm nhận, đánh giá không giống nhau. Bản
thân hiểu được điều đó, nên không ngại lắng nghe những chia sẻ, góp ý thật lòng
(biết là không vui) để cho thế cây nói chung, cũng như thú chơi cây của cá nhân
tiến dần đến độ thâm thúy, tao nhã của người xưa.
Subscribe to:
Posts (Atom)