January 30, 2016

M
ới 18 - 19 tháng chạp, tức 28 - 29/1/2016 không khí nhộn nhịp của xe cộ trên các tuyến đường, cung đường Hà Nội, đâu đâu cũng bắt gặp người mang quà biếu tết, nào là các đặc sản địa phương, đến hàng ngoại, rồi hoa cây cảnh (quất, đào, lan, ...), v.v... Theo đó, nhân viên văn phòng các Bộ ngành, Viện nghiên cứu, ngân hàng, ... cũng tất bật hơn hẳn mọi khi. Người thì chuyện thưởng tết ra sao? cao thấp so với đồng môn ở các cơ quan khác, rồi thì cao thấp so với năm trước; người thì chưa biết biếu sếp, rồi ngoại giao quà biếu như thế nào khi lương, thưởng tết chẳng là bao. Như tất cả, cũng phải suy đi tính lại để chắt bóp, bớt khoản này, xén khoản kia để có thể xã giao (đúng nghĩa hiện nay), mỗi người đều có mục đích riêng của bản thân, trong trường hợp này rất đúng cho câu “Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng”. Người bé biếu quà bé, người "nhớn" biếu quà lớn sao cho tương xứng với vị trí họ đang đứng, từ anh nhân viên mới ra trường, trưởng phó phòng của một đơn vị đến lãnh đạo các đơn vị, các Bộ ngành, ... người dưới biếu người trên, người cao biếu người cao hơn (người dưới, người cao là chỉ vị trí họ đang đứng), cứ như một mắt xích trong chuỗi thức ăn của quần xã sinh vật trong tự nhiên.

Ngẫm lại cũng thấy đúng, các loài trong tự nhiên (loài người là động vật tiến hóa cao nhất) thông qua chuỗi thức ăn, loài này dựa vào loài kia để sinh sống, phát triển sao cho cân bằng trong mỗi mắt xích. Con người thì dựa vào các mối quan hệ để phát triển, thế nên mới có câu “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ, trí tuệ” (1), (2), vị trí đứng trước đứng sau nói lên tầm quan trọng trong xã hội hiện đại, văn minh mà cũng nhiều nhiêu khê này. Vì vậy trong mỗi chúng ta thiết nghĩ quan hệ, sống và làm việc sao khéo để dung hòa và cân bằng trong chuỗi thức ăn của loài người (chuỗi quan hệ). Xin được khép lại bằng câu ca dao:

          Cái cò mày mổ cái tôm,
          Cái tôm quặt lại, lại ôm cái cò.
          Cái cò, mày mổ cái trai,
          Cái trai quặp lại, lại nhai cái cò.

January 22, 2016

  
C
uộc sống đô thị phồn hoa không hiếm khi nhìn cảnh người lao động vì mưu sinh cuộc sống phải đi bới từng túi rác mà người ta bỏ đi xem có gì có thể nhặt nhạnh ở đó, từ chai nhựa, lon bia, vỏ sữa chua, hộp giấy, chai lọ… cái gì có thể nhặt được là nhặt (theo đúng nghĩa), với hi vọng càng nhiều càng tốt và sau mỗi ngày lao động mệt nhọc người lượm ve chai đến đổ cho các cơ sở thu gom “đồng nát”. Để có được từng “nghìn lẻ”, họ phải trải qua biết bao tủi nhục, cam chịu cho cái “phận” lượm ve chai bấy lâu nay khi người vứt rác thấy mình đang bới tìm trong thùng rác công cộng, không một chút mảy may người ta coi như không có sự tồn tại của mình hay mắt họ có vấn đề? phải chăng họ coi khinh người lượm ve chai mà lao thẳng túi rác vào thùng trước mặt người bới rác mà không hề mảy may cho sự vô tình của lòng người. Thật khó có thể hiểu được nhân cách con người khi sống giữa thủ đô phồn thị, được tiếp cận những văn minh hiện đại mà quên mất đi tình người.



 Xin mượn mấy cây trong bài hát “Để gió cuốn đi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để nói lên suy nghĩ về sự vô tình, sống ảo tưởng của một bộ phận không nhỏ con người ngày nay trong xã hội văn minh nhưng cũng đầy thị phi, “cặn bã”, và ích kỷ.

          “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
          Để làm gì em biết không?
          Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi ...”


Cá nhân người viết chưa làm được gì có ích cho xã hội, nhưng cũng mong rằng chúng ta, ai đó nếu “có một tấm lòng” hãy “để gió cuốn đi, để gió cuốn đi ...” hồn nhiên theo đúng nghĩa của nó, mà đừng mong nhận được gì, chẳng mong hiểu được gì để cuộc sống này dễ chịu và xã hội này tốt đẹp biết nhường nào, và hướng tới cái “chân - thiện - mỹ” của cuộc đời.

January 12, 2016

H
ôm trước thực sự mình bất ngờ, cảm thấy “choáng” khi biết tập san KH&CN địa phương có đăng bài (1), với nội dung bài báo mà tôi gửi đăng trên tạp chí NN&PTNT. Sau 3 lần gửi 2 chuyên gia (PGS) góp ý, chỉnh sửa; 2 lần bình duyệt bài báo và 1 lần tổng biên tập tạp chí góp ý (thời gian khoảng 4 tháng), nay bài báo đã được đăng trên Tạp chí NN&PTNT (2), hoặc bản scan đăng trên Web của Viện (3).

Quay lại câu chuyện, thực sự tôi không muốn nhắc đến chuyện “xỏ nhầm giầy” mà bài ĐẠO VĂN tôi có nêu (4). Tuy nhiên, như một lời khẳng định về tác giả chính và nhóm thực hiện bài báo (2) với bài báo đăng trên đặc san KH&CN địa phương (1) là có hay không tình huống “xỏ nhầm giầy”? Xin được không nói thêm gì nữa, coi đây là một trải nghiệm nho nhỏ và hiểu thêm về thực trạng “đạo văn” mà giới nghiên cứu, cộng đồng đã bàn tới trong thời gian qua (5).

Qua đây, bản thân cũng nhận thấy rằng, làm việc gì cũng cần “trung thực và liêm chính”, đặc biệt trong môi trường nghiên cứu khoa học. Tuy rằng, bản thân chưa làm được gì nhưng cũng từng nghĩ, luôn luôn suy nghĩ và cố gắng hành động đúng chừng mực nhất có thể, bởi vì cuộc sống, công việc và sự nghiệp còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố tổng hòa xã hội, mà cá nhân đang sống trong môi trường đó nếu không theo cái guồng máy đó thì sẽ bị bật ra bất cứ khi nào. Từ góc độ của mỗi cá nhân, hiểu được, nhận thức được tính “trung thực và liêm chính” đến đâu và áp dụng trong từng vấn đề, môi trường làm việc, cuộc sống và sự nghiệp như thế nào khó có thể định lượng được. Tôi nghĩ rằng, cá nhân mỗi người hãy “trung thực và liêm chính” với chính bản thân mình trước, làm việc gì không cảm thấy hổ thẹn với “lương tâm”.

Xin được trích lại câu nói nổi tiếng của Al Gore (5) “Nền tảng của nghiên cứu khoa học dựa vào tín nhiệm của quần chúng và liêm chính trong hoạt động khoa học”. Hy vọng vào một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng nghiên cứu khoa học nói chung cần “trung thực và liêm chính”, đặc biệt những ai đang chập chững bước vào con đường nghiên cứu khoa học. Đừng để một chút “hư danh hão huyền” mà sau này áy náy, hổ thẹn với lương tâm; để lại những “ô danh” cho thiên thu vạn đại cười chê.

Người viết tin bài không có ý gì và cũng chưa nghĩ được huống chi là làm được gì. Khi đọc cuốn sách: Thép đã tôi thế đấy! (6) có đoạn trích rất hay, muốn trích lại “cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người ...

January 08, 2016

N
hững ai có dịp vào bệnh viện (trong câu chuyện là một bệnh viện đa khoa tỉnh) đi thăm bệnh nhân hay là người nhà bệnh nhân hoặc là bệnh nhân phải vào bệnh viện với một lý do gì. Chúng ta để ý một chút có thể thấy một điều hiện hữu, đặc biệt ở lớp trẻ - những Bác sĩ tương lai, dường như cái tố chất “cần và có” của một Bác sĩ còn “yếu và thiếu” trong một bộ phận sinh viên thực tập, bác sĩ mới ra trường hiện nay.

Câu chuyện là vậy, khi vào khoa nhi ngay phòng “Đơn nguyên” tức là phòng khám và làm thủ tục sau khi đã trải qua một vài phòng ban, thủ tục để vào được khoa nhi. Nào trẻ bị sốt, tiêu chảy, viêm phổi, viêm phế quản, v.v... sau khi sơ khám ban đầu, bác sĩ cho thuốc hạ sốt nếu bị sốt, ... rồi mặc cho các cháu và người nhà chờ, đợi. Trong khi hết cháu này, đến cháu kia khóc thét do bị nhức đầu, sổ mũi, tiêu chảy, viêm phế quản, v.v... các bác sĩ chẳng hề mảy may hỏi xem tình hình các cháu như thế nào, có những biểu hiện gì để có hướng giải quyết. Trừ khi được người nhà các cháu đề cập nhờ bác sĩ, trong khi một số bác sĩ làm hồ sơ, sổ sách thì một số ngồi chăm chú bên những “dế yêu”, người lướt web, chát face, v.v... chẳng ai đoái hoài, để tâm đến những gì diễn ra xung quanh.

Chuyện đáng buồn hơn, các bạn sinh viên thực tập, bác sĩ trẻ mới ra trường hầu như chẳng hề quan tâm đến những gì học được qua các trải nghiệm thực tế để tích lũy dần làm hành trang sau này. Cũng chẳng thấy ai tìm hiểu, học hỏi kiến thức chuyên môn qua những người đi trước, qua quan sát những biểu hiện, dấu hiệu thực tế của người bệnh trong từng trường hợp rồi ghi chép những triệu chứng để tích lũy kinh nghiệm chuyên sâu, phải chăng các bạn biết 3T “TẤT TẦN TẬT” rồi? Thay vào đó, người lướt web, chát face, v.v... có thể nói rằng để “giết” thời gian vào những việc “vô bổ”. Xin được dùng từ “vô bổ” vì trong giờ làm việc, không dành thời gian cho công việc chuyên môn, chẳng quan tâm đến bệnh nhân, chẳng có tính cầu thị trong công việc, cuộc sống, v.v... thì tạm gọi là “vô bổ”. Vô bổ vì sử dụng thời gian chưa hợp lý, không hiệu quả cho những việc chẳng đem lại lợi ích chung thay vì lợi ích cá nhân (thỏa những thú tiêu khiển của cá nhân). Một ai đó khi chưa xác định được “mục tiêu” trong bất kỳ công việc, ngành nghề gì thì khó mà có thể giành tâm huyết, đam mê để theo đuổi, cống hiến và thành công theo đúng nghĩa của nó.

Năm 1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói “Lương y phải như từ mẫu”, Bác dùng chữ “phải” để nhấn mạnh rằng, một người thầy thuốc (Lương y) đồng thời phải là một người mẹ hiền (1). Ngày nay, các bạn sinh viên thực tập, bác sĩ trẻ mới ra trường còn “yếu và thiếu” về cái tố chất “cần và có” của một bác sĩ tương lai theo đúng nghĩa. “Lương y” ở đâu và tìm đâu? là câu hỏi dành cho một bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên thực tập ngành y, bác sĩ mới ra trường cùng suy nghĩ.


January 07, 2016


Thế cây là thế người

Muốn cho cây nói lên lời
Thổi hồn vào cây cần người có tâm

Ngày 4 - 5/1/2016 trên cung đường Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm (đoạn đầu ga Hà Nội), người đi đường để ý thấy nhân viên cây xanh đô thị dọn vệ sinh cây xanh đường phố, đây là công việc thường niên. Câu chuyện chẳng có gì đáng bàn và chẳng ai rỗi hơi mà để ý những chuyện không đâu. Tuy nhiên, nếu ai đó để ý một chút thì cũng có suy nghĩ và thắc mắc, cá nhân có đôi điều chia sẻ.


Thứ nhất
, về đối tượng cắt tỉa theo TT 20/2005/TT-BXD (1) quy định rất rõ từng đối tượng cụ thể được cắt tỉa. Trường hợp đối với những cây nguy hiểm có thể được cắt tỉa vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cây bị chết do bất kỳ nguyên nhân nào (cả do nhân tác) không được xử lý kịp thời, trừ khi cành cây đã đổ ngã ảnh hưởng tới người tham gia giao thông. Đơn cử, trên cùng tuyến phố nhiều cây bị chết hoặc những cây bị chết một phần nhưng không được xử lý (ví dụ cây Sưa đỏ đã chết, được đánh số 297, trước số 79 - Trần Hưng Đạo... không được xử lý, trong khi các cây khác được cắt tỉa). Phải chăng, chuyện cắt tỉa đã theo kế hoạch còn chuyện “đốn”, “hạ” những cây chết phải xin ý kiến các ban ngành trước khi xử lý, mà chẳng quan tâm đến nỗi âu lo của những người tham gia giao thông hàng ngày.


Hình 1. Cây Sưa đỏ số 297- Trần Hưng Đạo đã chết khô từ bao giờ
Nguồn: Tiểu sa
Thứ hai, về thời điểm cắt tỉa (những cành sâu, mục, những cành ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, v.v...) Thông thường hàng năm, trước mùa mưa bão những đợt cắt tỉa như vậy là rất cần thiết, ngoài đảm bảo mỹ quan đô thị thì vấn đề an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông càng quan trọng. Nếu theo TT 20/2005/TT-BXD (1) thời điểm cắt tỉa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau trong trường hợp những cây rụng lá vào thời kỳ nhất định (cây không có lá vào mùa đông). Nhưng trên các tuyến phố có nhiều thành phần loài cây và cây nào cũng áp dụng kỹ thuật, cường độ cắt tỉa như nhau. Điều đáng nói là “ thời điểm” cắt tỉa không phải trước mùa mưa bão và cũng không áp dụng đối với những đối tượng cây đặc thù (cây không thường xanh). Vấn đề ở đây là gì? Phải chăng đơn vị quản lý cây xanh đô thị cũng phải “giải ngân”, “chạy” kế hoạch? Phải chăng tạo mỹ quan để chuẩn bị Đại hội Đảng? Hay phải chăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nên diễn biến thời tiết bất thường, hiện tượng mưa giông có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm?


 Thứ ba, về kỹ thuật cắt tỉa cũng như con mắt thẩm mỹ của đơn vị quản lý cây xanh đô thị phải chăng có vấn đề? Nhờ có máy móc hiện đại, xe cẩu giúp nhân viên có thể cắt, tỉa cành ở nhiều góc cạnh, cao độ khác nhau; nhờ bộ đàm người bên dưới quan sát chỉ đạo cắt cành nào, cường độ cắt tỉa đến đâu một cách thuận lợi. Tuy nhiên, nếu chúng ta để ý một chút thì kỹ thuật cắt tỉa còn nhiều vấn đề (người viết bài này không có chuyên môn cây xanh đô thị, nhưng để ý quan sát cảm thấy có vấn đề?) Trong phạm vi bài viết, chỉ đề cập đến kỹ thuật và cường độ cắt tỉa: Như đã nói, công việc cắt tỉa, tạo tán cây xanh đô thị là rất cần thiết, nhưng việc xác định cành nào cắt, cắt đến đâu, cành nào chừa lại, để lại đến đâu mới là vấn đề cần bàn. Nếu ai đó từng quan sát, để ý có thể nhận thấy, về tổng thể mỹ quan chung của cả cung đường gọn gàng, đẹp hơn nhiều so với trước khi cắt. Khi nhìn nhận từng cây đơn lẻ, có cành cắt chừa lại phần gốc cành quá dài, để trơ ra như vậy rất thiếu mỹ quan (ví dụ cây Nhội số 315, trước Trụ sở Công an TP Hà Nội...). Hơn nữa, để chừa lại như vậy từ đầu cành bật nhiều mầm mới, mọc thành nhiều cành nhỏ. Đứng về yếu tố sinh trưởng không tốt cho cây, do cây phải cung cấp dinh dưỡng nuôi những cành thừa này. Đứng về yếu tố mỹ quan rất thiếu thẩm mỹ và đơn vị quản lý cây xanh lại phải phân bổ nhân lực, vật lực vệ sinh những cành thừa này hàng năm (sử dụng nhân lực, vật lực chưa hiệu quả).




Hình 2. Xe cẩu giúp nhân viên thuận lợi trong quá trình cắt, tỉa
Nguồn: Tiểu sa
Đứng trên góc độ những người chơi cây cảnh nghệ thuật (bon sai) thì thế cây” là “thế người (cá nhân mới bước đầu tìm hiểu và tập chơi). Cây thế cổ truyền Việt Nam ẩn chứa những chuẩn mực đạo đức “làm người” mà cha ông ta đã giữ gìn và vun đắp qua mấy ngàn năm lịch sử (2). Hi vọng trong lĩnh vực quản lý cây xanh đô thị cũng cần được nhìn nhận theo đúng nghĩa của nó và muốn tạo nên mỹ quan cho thủ đô, đặc biệt trong kỳ Đại hội 12 tới thì cần những người có “tâm”, và “đủ tầm” trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực và vị trí nào.

Muốn cho cây nói lên lời
Thổi hồn vào cây cần người có tâm
            Xin có đôi lời nhàm bàn, mong được lượng thứ.   

January 01, 2016



Trời đông rủ tán mạn thành
Nét tay bông tán song hành bên thân
Vặn mình buông xuống ân cần
Xòe tay dang rộng bao lần xốn xang
Tỏa bông uyển chuyển dọc ngang
Bao nhiêu cung bậc y chang cuộc đời
Thăng trầm lẽ ở đất trời

Định mệnh trời sắp mấy đời đổi thay?

chủ đề

Ăn của rừng bài báo khoa học bản quyền bành trướng Bảo vệ cây là bảo vệ chính mình biến đổi khí hậu Biển Đông Biết sai vẫn cứ làm biểu đồ biểu đồ hộp biểu đồ sai số chuẩn Biểu đồ tương quan Biểu đồ với nhãn bon-sai boxplot buoc-dau-nghien-cuu-khoa-hoc but-ky-doi-toi Cái tài Cái tâm Cái tầm canh tác đất dốc Cây xanh đô thị Cha chung không ai khóc cha nào con nấy Chân thiện mỹ chân trong chân ngoài chạy chức chạy quyền Che chở Chết toàn tập chọn cách ta sống chữ tín chuyện giờ mới kể có vấn đề Cơm áo gạo tiền Con cháu các cụ con người biến thái Con ông cháu cha công nghệ 4.0 correlation matrix corrgram corrplot Cứ đi rồi sẽ tới cuộc cách mạng 4.0 Đam mê đàn gảy tai trâu danh dự danh xưng phù phiếm Đạo đức sống đào tạo sau đại học Đạo văn Đấu tranh sinh tồn day-do Đẹp trong tâm hồn Đi tắt đón đầu dở khóc dở cười đọc nghe nhìn và cảm nhận Dồn điền đổi thửa Động lực dựa vào nhau mà sống error bar plot GGalyy ggcorplot ggExtra ggiraph ggplot2 ggrepel ggthemes Giáng sinh Giáo dục giàu nghèo giục tốc bất đạt Góc quê gridExtra Hài lòng Hai mặt một lời hãy là chính mình hãy sống có trách nhiệm hơn hèn nhát Hiệu sau ứng bão hiệu ứng domino formosa Hiệu ứng sau bão Hòa cả làng học giả bằng thật hoc-lam-tho hoc-r-moi-ngay Ích kỷ KH&CN khả năng Khoán chi Không lối thoát Kiểm định thống kê kỹ năng mềm Kỷ niệm vùng miền Label lan rừng Lão Hạc thế kỷ 21 Liêm chính lính đánh thuê Lợi dụng lợi ích nhóm lừa trên gạt dưới lười suy nghĩ Lương thiện giả vờ Lương y Ma trận tương quan Mẹ Miền cát trắng miền đất hứa Mộc Châu món ăn địa phương Mùa gặt Mục đích sống Mường La Nghịch lý chất lượng - số lượng Nghiên cứu khoa học Ngồi chơi xơi nước Nhân cách nhu cầu Những cung đường tôi đã qua NN&PTNT phân cấp sinh trưởng phân tích hậu định phan-bien-xa-hoi plot3D psych Quán Nha R Rừng ngập mặn rước hổ về nhà rvg sach-hay SARS-CoV-2 sau-luy-tre-lang sciplot Số cây Số liệu trống không Sông Châu sống chết mặc ai sức ỳ sức ỳ bản thân suy thoái Tầm lùn tâm sự tâm sự buồn thảm họa formosa thảm họa môi trường tham nhũng Thân cô thế cô thắng cố ngựa Thăng trầm Thấy vậy mà không phải vậy Thế cây Thế cây cổ Thế cây thế người Thông điệp cuộc đời Thống kê mô tả Thông tư Thước đo lòng người Thủy điện Tiên trách kỷ hậu trách nhân Tình bạn cao đẹp Tình người Tố chất làm khoa học tội đếch gì mà phải ghét ai Tôi sợ giầu lắm track changes Trải nghiệm tre già măng mọc trở mặt Trung thực tư duy Tự sự Tư tưởng thụt lùi tuy duy nhiệm kỳ Ứng dụng R trong lâm nghiệp Văn hóa cảm ơn Văn hóa giao thông văn hóa ngầm Văn hóa xin lỗi Xấu khen đẹp chê Xỏ nhầm giầy xoay đầu đổi đít Ý tưởng
Powered by Blogger.

Disqus Shortname

Widget Recent Post No.

Widget Random Post No.

Widget Recent Comment No.

PageNavi Results No.

Labels Max-Results No.

Comments system

Contact Form

Name

Email *

Message *

bài đăng phổ biến

số lượt ghé qua trang blog

Bài đăng nổi bật

Thế cây thế người

T hế trong CÂY CẢNH thể hiện các chi tiết về CẤU TRÚC ở mọi phương diện, đa góc nhìn (trên dưới trái phải ngang dọc), trong đ...

Bài đăng phổ biến

bài xem nhiều nhất