Trong cái note này mình xin mạn phép tác giả cuốn
sách (GS Nguyễn Văn Tuấn - UNSW Sydney) và Nxb Tổng hợp TP HCM xin được giới
thiệu tới bạn đọc cuốn sách hay về nghiên cứu khoa học chung, với tựa đề: “Cẩm nang Nghiên cứu khoa học - Từ ý tưởng đến
công bố” (1). Như các cuốn sách khác, mỗi khi có cuốn mới của tác giả xuất
bản tại Việt Nam là mình sớm sắm (tậu) cho được, ngoài việc đọc, biết, và dần
hiểu những thông tin được truyền tải qua mỗi bài viết, mỗi trang sách; quan trọng
hơn cả là từ những thông tin rất hữu ích đó mình (ở góc độ cá nhân) bước đầu
tìm hiểu, bắt chước, và thực hành theo.
“Qua 21 chương sách, tôi (tác giả) sẽ giải đáp
những câu hỏi như: bắt đầu nghiên cứu khoa học từ đâu, ý tưởng nghiên cứu xuất
phát từ nguồn nào, phương pháp nghiên cứu ra sao, và công bố kết quả nghiên cứu
ở đâu; và quan trọng hơn cả là những ví dụ thực tế giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về
qui trình nghiên cứu khoa học” - Trích trang lời nói đầu cuốn sách (1).
Về những vấn đề liên quan đến Nghiên cứu khoa học
- Từ ý tưởng đến công bố, cuốn cẩm nang giới thiệu lần lượt các vấn đề của
Nghiên cứu khoa học, từ câu hỏi tại sao phải nghiên cứu khoa học, thế nào là
nghiên cứu khoa học, ý tưởng nghiên cứu khoa học từ đâu, cách tiếp cận như thế
nào, cái mới trong khoa học… đến chọn mô hình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu;
cỡ mẫu, tính đại diện trong nghiên cứu, thiết kế bộ câu hỏi thu thập dữ liệu;
phân tích dữ liệu, diễn giải kết quả nghiên cứu; nguyên tắc trong việc soạn một
bài báo khoa học…. và vấn đề thời sự trong thời gian gần đây là “huyền thoại
con số 30 - cỡ mẫu, và trị số P trong nghiên cứu khoa học - khi mới đây Nature
kêu gọi hạn chế sử dụng trị số P (dẫn theo facebook của GS Nguyễn Văn Tuấn). Những
thông tin rất hữu ích đó mạn phép không dám nhàm bàn nhiều, mà chỉ dám dẫn lời
để giới thiệu tới ai đó quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến cuốn sách.
Một lần nữa người viết xin mạn phép được giới
thiệu cuốn sách hay, hữu ích đến ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu khoa học nói
chung để tự tìm hiểu, bắt chước, tập tành, và thực hành, vận dụng vào trong thực
tiễn, công việc, đặc biệt là trong công cuộc nghiên cứu khoa học vốn còn nhiều
nhiêu khê như hiện nay (nhận xét cảm tính của cá nhân người viết). Qua đó, dần
thay đổi cách nhìn nhận, tiếp cận, và thực hành sao cho hướng tới những chuẩn mực
chung của Nghiên cứu khoa học theo đúng nghĩa của nó. Qua đây, bản thân không
dám “khoe”, hay “lên lớp” ai về vấn đề gì cả, dù là nhỏ nhất; bản thân chỉ thấy
cuốn sách hay, ý nghĩa nên viết một vài dòng cảm nhận và lưu lại làm kỷ niệm.
Xin trân trọng!
(1) Nguyễn Văn Tuấn (2018). Cẩm
nang Nghiên cứu khoa học - Từ ý tưởng đến công bố. Nxb Tổng hợp TP HCM, 398
trang.
0 comments:
Post a Comment