Sau một thời gian chậm, nợ “bát gạo ăn đong" của nhiều người, với nhiều nguyên do khác nhau cả khách quan và không
khách quan. Hôm nay, vừa mới đầu tháng (8/11) thật bất ngờ cho bao nhiêu người
vẫn trông chờ vào bát gạo ăn đong ấy, rằng đã cấp đủ gạo để ăn dè xẻn cho cả
tháng. Chắc chắn đây là niềm vui của bao người, tuy nhiên, âu cũng lại là cái
lo. Vừa đầu tháng đã cấp đủ gạo cho cả tháng, biết đâu dùng không hiệu quả, hôm
nay có bạn đến chơi, mai mời bạn qua nhà, hôm khác tụ tập đâu đó… phải dùng lượng
gạo vượt quá so với quy định. Rồi biết đâu, vào một tháng đẹp trời (tháng tiếp
theo) lại chuyển qua trạng thái “chậm, nợ” thì biết mần rằng? Nếu chưa có chắc
cũng có vài lý do để từ chối. Chậm, nợ cũng kêu. Cấp sớm cũng không xong. Thật
mệt.
Tuy nhiên, đó chẳng phải là mấu chốt vấn
đề. Tại sao phải “chậm, nợ”, rồi thì thay đổi cách cấp, phát. Trước định kỳ
tháng 2 lần. Bây giờ 1 lần thường vào cuối tháng. Tháng này lại đầu tháng. Chẳng
hiểu ra làm sao cả. Phải chăng đây là cái bài tâm lý chung theo hình sin (lên,
xuống; trầm, bổng…) để xem những ai đó có những phản ứng, và hành động như thế
nào? Cái bụng chưa đủ no (còn đói) sao có thể ngồi yên mà làm việc được, huống
chi là làm việc hiệu quả. Phải chăng ai cũng hiểu điều đó nhưng lại không chịu
hành động đúng với bản chất của nó?
Đâu chỉ cần kêu gọi, thậm chí yêu cầu
làm tốt, làm chất lượng được đặt lên hàng đầu và phản đối cách làm ăn không hiệu
quả (hời hợt) là đủ… mà cần phải xem xét gốc rễ vấn đề - thiết chế nào đảm bảo “cơm
no áo mặc” cho mọi người? đâu là điều kiện cần và đủ cả về kinh tế, xã hội,
chính trị và tâm lý để thúc đẩy thiết chế đó? Và có nên và sẽ “xem xét lợi ích
cá nhân tương đương với lợi ích tập thể”? [1]
0 comments:
Post a Comment