Chúng
ta đã tròn 20 tuổi, sống qua 2 thế kỷ và đang ở đầu thế kỷ “kỷ nguyên số”, “cuộc
cách mạng 4.0” mà hiện nay các nước trên thế giới đã và đang bước vào. Ấy vậy,
cũng chừng ấy năm tồn tại và phát triển chúng ta vẫn chưa biết đi đâu, về đâu,
huống chi là nói đến chuyện tham gia vào cái gọi là “cuộc cách mạng 4.0”. Chưa
biết đi đâu thì sao biết cách (động cơ) để hướng đến đó nhanh, hiệu quả, và bền
vững.
Trong
bối cảnh loay hoay đó, ai cũng biết (nhiều người) nhưng sao vẫn chưa tìm đường
tiếng nói chung. Mấu chốt vấn đề không phải không biết, tuy nhiên, nhiều người
lại cố tình không biết, thậm chí biết nhưng giả vờ không biết. Ta biết nút thắt
ở đâu phải tìm cách gỡ nút thắt ở đó. Nên chăng chúng ta cần đơn giản hóa vấn đề
như vậy là đủ. Không phải màu mè, đao to búa lớn làm gì cho mệt.
Ai
cũng có cách hay để giải quyết vấn đề nhưng đó không phải mấu chốt cuối cùng của
vấn đề. Bởi chúng ta còn quá “đa nghi tào tháo”. Khi đã không tin sao có thể
dùng người hiệu quả được. Muốn ai đó phấn đấu tốt theo hướng chuyên môn hóa cần
phải có cơ chế “thưởng phạt” rõ ràng. Không thể dùng chỉ tiêu bình quân lâm phần
khi điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của một lâm phần nào đó (rừng tự nhiên) để
đánh giá chung, trong khi đó cái ta cần là có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh
tác động vào những loài cây, nhóm loài cây bản địa, đa mục đích. Thiết nghĩ,
cách dùng người ở khía cạnh nào đó nên chăng cũng như vậy?
Biết
là một chuyện còn làm lại là chuyện khác. Nhiều người biết, thậm chí là giỏi về
vấn đề đó, nhưng mấu chốt lại chưa muốn (không muốn) mọi thứ nó diễn ra theo
chiều hướng như vậy. Chúng ta sợ nhất là “nói một đằng làm một nẻo”. Như vậy
thì sao có thể tồn tại được, huống chi là muốn phát triển nhanh và bền vững
trong thế giới “kỷ nguyên số”, trong thời đại của “cuộc cách mạng 4.0”.
0 comments:
Post a Comment