C
|
ũng phải thú thực một điều rằng, cuộc
sống này không đơn giản chút nào (tùy thuộc vào cảm nhận, suy nghĩ và hành động
của mỗi người). Bởi, cuộc sống này đâu chỉ sống cho riêng ta. Xã hội là tổng
hòa các mối quan hệ (tích cực, tiêu cực có - theo đúng nghĩa của nó). Vì vậy,
cuộc sống này “đơn giản” bấy nhiêu, “phức tạp” bao nhiêu là ở chính bản thân
mỗi chúng ta. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa con người - con người ngày càng trở nên phức tạp, “sống sao cho phải tấm lòng
bấy nhiêu”.
Để đơn giản hóa, có lẽ (nhận định cá
nhân) chúng ta nên biết “cần”, “chưa cần” và “không cần” những gì ở mỗi thời điểm. Ở góc độ cá nhân, sau những bộn
bề (đau đầu, rất đau đầu) của công việc, cuộc sống, tìm và lấy cái gì đó làm niềm
vui (sở thích) để “bầu, bạn” sớm hôm. Đôi khi, ngay cả bằng hữu, vợ con và gia
đình cũng chưa thể chia ngọt sẻ bùi, lắng nghe những gì ta đang “đấu tranh” trong tư tưởng. Và. Bản thân đã lựa chọn, lấy “cây cỏ hoa lá” để bầu
bạn, tâm sự những khi ta “buồn, vui”.
Cây cỏ hoa lá cũng là một thực thể sống - chúng đều có ý nghĩa nhất định trong
sự tồn tại và phát triển chung của thế giới nhân loại (nhân sinh quan).
Cây cỏ hoa lá mới “biết” lắng nghe, dãi bày những tâm tư
tình cảm, những buồn vui trong công việc và cuộc sống. Và. Người bạn ấy là một
người giữ chữ tín hơn ai hết. Những gì mình chia sẻ chỉ có “mình và bạn” biết. Và. Những người bạn
đó “rất thật” và không bao giờ làm mất
“chữ tín”. Thế mới thấy, cây cỏ hoa
lá cũng có “thực cách” như con người
chúng ta (nhân cách). Đâu như, cuộc sống này chỉ là sống trong “ảo tưởng”. Lừa lọc lẫn nhau mà sống. Cuộc
sống này, xấu xa nhất (hèn hạ nhất, bần cùng nhất...), tốt đẹp nhất... (nhiều
nhất nhất) tựu trung cũng ở con người. Cụm từ “đối nhân xử thế” bây giờ đã “biến
thái” đi ít nhiều. Thế mới nói “cuộc
sống” phức tạp biết nhường nào. Liên quan đến cây cỏ hoa lá, người viết bài
này lấy đó để bầu bạn, dãi bày những tâm tư tình cảm, và lấy đó làm niềm vui để
sống tốt vốn trong cuộc sống bộn bề những lo toan, âu lo và phức tạp hôm nay.
“Thế
mới biết, người xưa vẫn thường cho tinh thần đi chơi ngoài cảnh vật. Trong cách
chơi mà vẫn ngụ ý về thế giáo thiên luân, vậy nên mượn cái cây, tảng đá mà ký
thác cao hoài...” - Phạm Đình Hổ.
0 comments:
Post a Comment