B
|
ài viết dưới đây (1) cho biết, 179 giáo
sư thuộc 110 trường Đại học của Hàn Quốc vừa bị khởi tố về tội đạo văn. Đây có
thể coi là một xì căng đan lớn trong cộng đồng nghiên cứu khoa học. Với chiêu
thức “thay bìa in sách”, tức lấy cắp trắng trợn hoặc sửa chữa công trình của
người khác làm của mình rồi xuất bản thành sách, lấy đó làm “thành tựu” để tạo
cơ sở cho việc tiếp tục thăng tiến (1).
Có thể nói tính “liêm chính” của một bộ
phận không nhỏ những người đang làm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đặc
biệt tham gia công tác giảng dậy luôn đi ngược (tỷ lệ nghịch) với những danh
xưng phù phiếm. Tính “trung thực và liêm chính” không tương xứng với các học
vị, học hàm của các vị đang có. Sự “háo danh” muốn thăng tiến nhanh mà không hề
muốn trải qua những gian truân, đôi khi biết nhưng muốn thành danh sớm mà làm
khác đi những luân thường đạo lý vốn có nên những dây thần kinh “xấu hổ” cho
những ô danh của các vị bị “mất”, “đứt” đi từ bao giờ. “Các vị hãy nhớ rằng
trước khi dám bắt tay vào đào tạo một con người, bản thân mình phải tự làm
người đã, phải tìm thấy ở mình tấm gương cần đề xuất”, “Con người chỉ có thể
trở thành người là nhờ giáo dục” (2) ấy vậy mà các vị hàng ngày đứng gia giảng
kiến thức, truyền đạt đạo lý làm người cho bao thế hệ mà không hề mảy may hổ
thẹn với lương tri?
Mới đây (3) một vị giáo sư gây rối trên
chuyến bay Thượng Hải – New York cho thấy, những ứng xử, cái tầm “lùn” không
xứng với học vị, học hàm của vị này. Phải chăng đây là mẫu “nhân cách”
bấy lâu nay mà vị này gây dựng? Biết rằng các yếu tố môi trường sống xung quanh
có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển của nhân cách mỗi cá
nhân. Thiết nghĩ, những ứng xử của vị này đi ngược với “nhân cách” tương xứng
với học hàm, học vị theo đúng nghĩa của nó. Câu nói của Karl Marx “bản thân nhà
giáo dục cũng cần phải được giáo dục” rất đúng và phù hợp trong trường hợp này.
Đừng vì một chút “hư danh phù phiếm” mà sau này áy náy, hổ thẹn với lương tâm;
để lại những “ô danh” cho thiên thu vạn đại chê cười.
Khi đọc cuốn sách “Thép đã tôi thế
đấy” (4) có đoạn trích hay và có ý nghĩa, thấy phù hợp với ý câu chuyện
muốn đề cập, xin được trích lại “cái quý nhất của con người ta là sự sống.
Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những
năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn
đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả
sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu
tranh giải phóng loài người ...”
====================================================================
(1)
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/279109/179-giao-su-ra-toa-vi-dao-van.html
(2) Lê
Hồng Sâm, Trần Quốc Dương (bản dịch), E’mile hay là về giáo dục, Nxb Tri thức,
2010.
(3)
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/277907/giao-su-doi-ngoi-ghe-hang-nhat-tren-may-bay-bi-sa-thai.html
(4)
Nicolai Ostrovski (bản dịch ), Thép đã tôi thế đấy, (quyển 1), Nxb Trẻ.
0 comments:
Post a Comment