Đ
|
ứa trẻ khi sinh ra chưa biết nói, chúng phải nghe đi nghe lại nhiều lần, từ ngày này qua ngày khác, dần dần chúng “sẽ bắt đầu bằng cách sử dụng môi, lưỡi, chuyển động của vòm miệng và răng để tạo nên âm thanh “o, o”, “a, a”, rồi những âm thanh “baba”, “mama”, v.v...” (1). “Trẻ em nghe người ta nói từ lúc mới sinh ra; người ta nói với chúng, chẳng những trước khi chúng hiểu được điều người ta nói, mà trước khi chúng có thể lặp lại những tiếng chúng nghe” (2). Ông cha ta thường nói “học ăn học nói học gói học mở” nên việc chưa biết nói cần phải học, trước tiên là nghe rồi nói theo, tiếp đến nhận thức dần dần; thấu hiểu những gì mình nói và nói được, phù hợp trong từng hoàn cảnh mới là biết nói, chứ chưa dám nhận là “nói hay, nói giỏi”. “Chúng ta sinh ra yếu đuối, chúng ta cần sức mạnh; chúng ta sinh ra chẳng có gì, chúng ta cần sự giúp đỡ; chúng ta sinh ra ngu ngốc, chúng ta cần sự phán đoán” (2); chúng ta sinh ra chưa biết gì, chúng ta phải học và trải nghiệm ngay cả trong lời ăn tiếng nói.
|
Nếu dùng từ nói theo, cá nhận tôi tạm phân thành 2 loại là: (i) Nói
theo vô thức; và (ii) Nói theo ý thức. Thứ nhất, nói theo vô thức - tức là nói theo một cách tự động, không biết những gì mình nói, trường hợp này
đúng khi đứa trẻ mới sinh ra đang trong giai đoạn tập nói, nói theo từng âm
tiết, từng từ một. Cũng đúng khi ai đó nói theo người khác một cách thụ động,
không biết mình nói gì. Nếu là văn viết mà không trích dẫn gọi là “đạo văn”.
Hay trường hợp “Tổng Thống Robert Mugabe xứ Zimbabwe, ông là vị nguyên thủ quốc
gia duy nhất đọc lại cả một bài diễn văn mình đã đọc ba tuần trước đó, mà chính
ông không biết” (3) ông không biết mình nhầm, bởi vì ông đâu có nhận thức được
những gì mình đang đọc do thư ký soạn sẵn. Thứ hai, nói theo ý thức
– tức là nói theo một cách chủ động, mình nhận thức được những gì mình nói. Trong
cuộc đời mỗi người, chúng ta phải học mọi thứ qua nhiều nguồn thông tin khác
nhau, nhận thức được những gì mình học và đặc biệt là học qua trải nghiệm, có
trải nghiệm chúng ta mới đúc kết được những kinh nghiệm quý giá cho riêng mình.
Nói theo có gì xấu khi ta chưa biết nói, nói chưa hay, chưa giỏi
ta phải học nói theo người khác. Những người nói tiếng Anh không phải là người
bản xứ (tức không dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ) để học tiếng Anh là phải học
nói, học phát âm và học nói đi nói lại, nói rõ được từ tiếng Anh giống như
người bản xứ (nói người khác nghe và hiểu được những gì mình nói) (4). Khi mới
học tiếng Anh (không phải người bản xứ) nói riêng, học nói theo (theo nghĩa
bóng) nói chung cũng giống như khi “đứa trẻ muốn nói ắt chỉ nghe những từ ngữ
mà nó có thể nghe được; chỉ nói những từ ngữ mà nó có thể phát âm được” (2).
Kinh nghiệm viết bài báo khoa học, theo GS Ngô Bảo Châu “cần chọn 2 – 3 bài báo
chuẩn để chép tay lại, từ đó hiểu phong cách trình bày bài báo” (5). Đó là học
viết theo khi mình chưa biết.
“Kiệt tác của một nền giáo dục tốt là tạo nên một con người có
lý trí” (2), “Một con người bị phó mặc cho bản thân giữa những người
khác ngay từ khi ra đời, sẽ là kẻ bị biến dạng nhiều nhất” (2). Việc học
nói theo là rất cần thiết và đúng trong mọi trường hợp. Ngoại trừ những người
không dám tự khẳng định là chính mình.
(2) Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương (bản dịch), E’mile hay là về giáo
dục, Nxb Tri thức, 2010.
(3) http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/viet-nam-chac-phai-khac-zimbabwe.html
(4)
http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2014/07/kinh-nghiem-tu-hoc-tieng-anh.html
(5)
http://khoahoc.tv/sukien/su-kien/50974_gs-ngo-bao-chau-khoa-hoc-khong-co-cho-cho-gian-doi.aspx
0 comments:
Post a Comment