Các ông làm việc không biết sợ là
gì? Đó là một câu nói đầy trách nhiệm của một người đi trước, một người lãnh đạo
với nhân viên - một người đi sau, nhưng lại chưa vượt qua được những xao nhãng
của thời đại công nghệ số, với hai mặt của nó.
Làm gì phải biết sợ. Phải lo sợ
công việc triển khai không tốt, không kịp tiến độ, và chất lượng đạt chưa tốt.
Vì vậy, phải lo, sợ mà làm việc cho tốt. Không lo, không sợ thì không bao giờ
làm việc cho tốt được.
Đó là những trăn trở của một người
đi trước trên cương vị lãnh đạo cao nhất. Tuy nhiên, nếu ai ý thước được việc
đó thì không nhất thiết phải để lãnh đạo nói như vậy. Biết làm sao được khi ai
đó làm việc với tinh thần “chống chế”, “làm việc cho có”. Dù có nói nhiều lần
đi chăng nữa, nói rát cổ họng, và nghe không biết bao nhiêu lần với những ai đó
chưa có tinh thần cầu tiến thì sẽ rất khó. Bởi, bản thân chưa biết mình cần gì,
làm gì, và theo đuổi vì cái gì thì ai nói sao nghe và làm theo được.
Phải biết mình cần gì, muốn gì, và
muốn trở thành như thế nào thì chúng ta mới cố gắng phấn đấu để đạt được mục
tiêu, mục đích đó. Biết là không có con đường nào là không có chông gai, hay
không gặp gian nan. Đứng trước những gian nan ấy chúng ta càng cố gắng để vượt
qua, có như thế mới tốt lên được, và đặc biệt là “bất hạnh tạo nên con người”.
Quay lại câu chuyện. Ở góc độ cá
nhân, không phải là mình không biết điều đó. Mình vẫn nghe. Những lời nói đúng
phải ghi nhận và rút kinh nghiệm, thậm chí những lời nói chưa đúng cũng chẳng
sao, và càng phải nhìn nhận ở các góc độ khác nhau. Ở khía cạnh của S mọi chuyện
không như mình nghĩ, nhìn nhận nên chuyện S nói chưa đúng cũng chẳng sao (mình
nghĩ vậy nhưng chưa làm được). Trước đó, S nói gì ít nhiều mình cũng phản ứng,
đặc biệt là những gì chưa chuẩn. Vì cái tôi hơi lớn nên mọi người hay quy chụp
là “tự ái”. Thực ra, quan điểm của mình thì khác, S hay ai đó nói về vấn đề gì,
đặc biệt là liên quan đến mình, mình phải có chính kiến của mình, nói lên những
suy nghĩ của mình, và thậm chí là hành động theo cách của mình. Cái đó có gì là
sai? Đâu phải tính “tự ái”. Có thể mọi người (một số) ở trong trường hợp mình
thì cứ ậm ừ cho xong “khom lưng uốn gối” và chẳng nói lên suy nghĩ của mình. Đó
là quan điểm của mọi người. Mình khác. Không phải vì tính tự ái (đôi chút thôi)
mà mình hành xử như vậy, có chăng cách của mình hơi thô thiển, thẳng thắn, và đó
là dại vô cùng.
Thôi thì, mọi thứ luôn luôn phải học
hỏi. Chẳng phải như thế mà mình lại nhìn người, nhìn đời ở một khía cạnh khác.
Ai cũng khôn cả, bởi “thế giới chẳng có thằng nào ngu cả - Hemingway”. Đường ta
cứ đi, từng bước một, và rồi sẽ tới.
0 comments:
Post a Comment